Ngày hội sức khỏe - Chăm sóc & tư vấn miễn phí

Thường xuyên ợ hơi sau khi uống nước: Nguyên nhân và cách chữa trị

Hoa Nguyễn Thị
228

Đa phần những trường hợp ợ hơi sau bữa ăn cho thấy những dấu hiệu về bệnh lý dạ dày. Tuy nhiên, nhiều người cũng bị ợ hơi sau khi uống nước. Vậy ợ hơi sau mỗi lần uống nước là vì nguyên nhân nào và cách chữa trị ra sao? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để tìm câu trả lời.

1. Ợ hơi sau khi uống nước biểu hiện thế nào?

Ợ hơi là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể và người bình thường có thể ợ hơi nhiều lần trong ngày hoặc 3-4 giờ sau bữa ăn. Tuy nhiên, nếu tình trạng ợ hơi diễn ra thường xuyên, liên tục và không kiểm soát được thì rất có thể đó là những dấu hiệu bất thường của cơ thể.

Ngoài ợ hơi sau khi ăn, bạn còn có thể bị ợ hơi sau khi uống nước. Sau khi uống nhiều nước khoảng 1 giờ hoặc ngay sau khi uống nước có ga, có cồn bạn có thể cảm thấy bụng căng tức, khó chịu và xuất hiện ợ hơi. Nếu bạn uống nước có ga thì triệu chứng ợ hơi có thể diễn ra liên tục trong thời gian ngắn.

Xem thêm: Ợ hơi có mùi hôi, mùi tanh, mùi trứng thối là bệnh gì? Cách điều trị như thế nào?

2. Nguyên nhân gây ra ợ hơi sau khi uống nước

Ợ hơi sau khi uống nước là hiện tượng bình thường của cơ thể bởi khi uống nước, chúng ta cũng vô tình nuốt vào trong dạ dày khoảng một lượng không khí nhất định. Lúc này, dạ dày giống như một chiếc túi chứa đầy khí. Để cân bằng lại áp suất thì lượng khí này phải được đẩy ra ngoài bằng cách ợ hơi qua đường miệng hoặc xì hơi.

Ợ hơi sau khi uống nước

Sau khi uống nước có ga, chúng ta có thể gặp tình trạng ợ hơi liên tục

2.1. Ợ hơi sau khi uống nước do thói quen ăn uống sinh hoạt

Bên cạnh đó, một số nguyên nhân thường gặp dẫn đến hay bị ợ hơi sau khi uống nước bao gồm:

– Ăn nhiều tinh bột, chất béo: Đây đều là những chất khó tiêu hóa. Do đó, nếu ăn nhiều dạ dày sẽ mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa. Việc thức ăn tồn đọng lâu trong dạ dày sẽ sinh ra khí gây ra tình trạng ợ hơi sau khi uống nước.

– Uống nhiều đồ uống có gas, có cồn: Các loại đồ uống có ga chứa CO2. Trong khi đó, dạ dày không hấp thụ CO2 cộng với nhiệt độ cao bên trong dạ dày nên khí nhanh chóng bị đẩy ra ngoài bằng cách ợ hơi. Ngoài ra, đồ uống có cồn còn khiến niêm mạc dạ dày bị kích thích gây ra chứng khó tiêu và đầy hơi.

– Căng thẳng, mệt mỏi: Tình trạng căng thẳng và mệt mỏi kéo dài sẽ kích ứng các dây thần kinh của cơ thể huy động cortisol. Cortisol làm tăng acid HCl và Pepsine gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Và ợ hơi sau khi ăn, ợ ơi sau khi uống nước là những triệu chứng phổ biến của bệnh này.

– Lạm dụng các loại thuốc tây: Các thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt…sau khi sử dụng có thể gây ảnh hưởng tới hệ sinh thái trong đường ruột, khiến các lợi khuẩn suy giảm nghiêm trọng. Điều này tạo cơ hội cho các vi khuẩn có hại sinh sôi khiến khí hư đầy trong bụng gây tình trạng ợ hơi.

2.2. Một số bệnh lý dạ dày gây ợ hơi sau khi uống nước

Nhưng nếu tình trạng ợ hơi khi uống nước xuất hiện liên tục và kéo dài thì nguyên nhân có thể do các bệnh về dạ dày sau:

– Do chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu: Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng ợ hơi sau khi ăn hoặc ợ hơi sau khi uống nước. Lúc này, khí từ quá trình tiêu hóa thức ăn bị dồn nén khiến dạ dày căng phồng dẫn tới phải xả bớt ra ngoài bằng cách ợ hơi.

– Trào ngược dạ dày thực quản: Khoảng 70% người bị trào dạ dày có triệu chứng ợ hơi. Khi mắc trào ngược dạ dày thực quản, lượng axit dạ dày tăng cao làm tổn thương niêm mạc dạ dày, khiến quá trình tiêu hóa thức ăn bị ảnh hưởng và sinh ra khí tại cơ quan này. Cơ thể sẽ phản ứng bằng cách ợ hơi, ợ chua để đẩy bớt khí ra ngoài.

Ợ hơi, ợ chua là một trong những biểu hiện đầu tiên của bệnh viêm loét dạ dày

Ợ hơi, ợ chua là một trong những biểu hiện đầu tiên của bệnh viêm loét dạ dày

– Viêm loét dạ dày: Ợ hơi, ợ chua là một trong những biểu hiện đầu tiên của bệnh viêm loét dạ dày. Viêm loét dạ dày làm tăng lượng axit dạ dày và khiến vi khuẩn sinh sôi phát triển nhiều hơn, từ đó gây ra khí trong bụng.

– Viêm thực quản: Khi thực quản bị viêm khiến thức ăn không xuống hết được dạ dày mà sót lại trong thực quản. Lượng thức ăn tồn đó sẽ bị lên men sinh ra khí, dẫn tới tình trạng ợ hơi sau khi uống nước.

– Hội chứng ruột kích thích: Hội chứng ruột kích thích là tình trạng đại tràng bị rối loạn chức năng. Người bệnh mắc hội chứng này sẽ gặp các triệu chứng bao gồm: rối loạn tiêu hóa, đầy hơi khó tiêu, hay ợ hơi.

Xem thêm: Ợ hơi khó thở, nghẹn ở cổ họng: Nguyên nhân và cách khắc phục

Xem thêm: Ợ hơi buồn nôn thường xuyên: Dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tiêu hóa

3. Cách chữa ợ hơi sau khi uống nước

Để chữa trị tình trạng ợ hơi sau khi uống nước, người bệnh có thể tham khảo những phương pháp sau:

3.1. Chữa ợ hơi sau khi uống nước tại nhà bằng thực phẩm

Một số loại thực phẩm dùng hằng ngày rất tốt cho dạ dày, có thể hỗ trợ điều trị tình trạng ợ hơi, bao gồm:

– Gừng: Có tác dụng kháng khuẩn, chữa các bệnh lý về đường tiêu hóa. Bạn có thể ăn một lát gừng tươi trước bữa ăn hoặc uống trà gừng hàng ngày.

– Đu đủ: Đu đủ chín có tính mát nên giúp làm dịu dạ dày. Trong thành phần của đu đủ có chứa một số chất giúp giảm chướng bụng, đầy hơi, ợ hơi hiệu quả.

– Sữa chua: Sữa chua có một lượng lớn lợi khuẩn cho dạ dày, hỗ trợ quá trình tiêu hóa tốt hơn. Do đó, bạn có thể ăn sữa chua mỗi ngày để giảm tình trạng ợ hơi.

Ăn sữa chua có thể hỗ trợ giảm ợ hơi sau khi uống nước cũng như sau khi ăn

Ăn sữa chua có thể hỗ trợ giảm ợ hơi sau khi uống nước cũng như sau khi ăn

– Trà hoa cúc: Có tác dụng giảm đau bụng và tình trạng nóng trong, cải thiện chứng ợ hơi.

– Bạc hà: Giúp làm mát cơ thể và giảm nóng trong hiệu quả, hạn chế tình trạng ợ hơi sau khi uống nước.

– Dầu đậu nành: Chứa nhiều chất có lợi cho sức khỏe hệ tiêu hóa, hỗ trợ giảm chứng ợ hơi, ợ nóng tức thời.

Xem thêm: Bị ợ hơi nhiều nên ăn gì? 13 thực phẩm tốt gợi ý cho người bệnh

3.2. Chữa ợ hơi sau khi uống nước bằng thuốc

Để điều trị ợ hơi sau khi uống nước, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc như:

– Bổ sung men tiêu hóa: Men tiêu hóa giúp cải thiện khả năng tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Việc bổ sung men tiêu hóa có thể làm giảm các triệu chứng khó tiêu và đau dạ dày.

– Nhóm thuốc điều hòa co bóp dạ dày: Có tác dụng làm tăng trương lực dạ dày, tăng cường tiêu hóa, giảm đầy hơi.

– Thuốc chống axit: Làm giảm lượng axit trong dạ dày, hỗ trợ điều trị đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu, ợ hơi.

– Thuốc kháng tiết axit: Giúp trung hòa axit trong dạ dày, giảm tích khí ở dạ dày gây đầy bụng ợ hơi.

**Lưu ý: Người bệnh chỉ sử dụng các loại thuốc kể trên khi đã thăm khám và theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng bất kỳ loại thuốc nào hoặc dùng theo đơn của người khác để tránh các tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe.

3.3. Chữa ợ hơi bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt

Thay đổi những thói quen chưa khoa học trong ăn uống và sinh hoạt có thể giúp người bệnh giảm chứng ợ hơi khi uống nước:

– Bổ sung nhiều chất xơ mỗi ngày sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt.

– Nên hạn chế thức ăn nhanh, thịt đỏ, món ăn chứa nhiều chất béo, thực phẩm gây đầy hơi như: đậu đũa, bắp cải, súp lơ và các đồ uống có gas.

– Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày giúp thức ăn dễ tiêu hóa hơn, dễ dàng hòa tan các khoáng chất, vitamin và ngăn ngừa táo bón.

Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày giúp thức ăn dễ tiêu hóa hơn

Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày giúp thức ăn dễ tiêu hóa hơn

– Ăn chậm, nhai kỹ thức ăn: Nhai kỹ không chỉ giúp nghiền nát thức ăn mà còn báo hiệu cho tuyến nước bọt, dạ dày và ruột non chuẩn bị tiết dịch vị để tiêu hóa thức ăn. Việc nhai kỹ còn giúp giảm áp lực tiêu hóa cho dạ dày.

– Ăn vừa đủ, không ăn quá no để tránh hiện tượng ợ nóng và khó tiêu.

– Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa.

– Ngủ đủ giấc, làm việc và nghỉ ngơi điều độ, tránh căng thẳng, stress.

– Không lạm dụng thuốc antacid: Đây là thuốc có tác dụng trung hòa axít và giải quyết được triệu chứng ợ hơi một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc sẽ khiến dạ dày giảm tính axít, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và dễ dàng bị vi khuẩn tấn công.

Bên cạnh đó cũng cần hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh khi không thực sự cần thiết, tránh ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật trong đường ruột.

Ợ hơi sau sau khi uống nước chỉ đáng lo ngại khi xảy ra liên tục, thường xuyên và không kiểm soát được. Khi gặp phải tình trạng ợ hơi do bệnh lý dạ dày, đặc biệt là trào ngược dạ dày thực quản thì người bệnh cần điều trị triệt để nhằm chấm dứt hiện tượng ợ hơi hiệu quả nhất.

Để được giải đáp các thắc mắc khác về chứng ợ hơi cũng như đặt lịch khám cùng chuyên gia tiêu hóa hàng đầu tại CT Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc, khách hàng vui lòng liên hệ Hotline: 0969.566.115.

CT Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc

122 Nguyễn Tất Thành, Phường Liên Bảo, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc

Website: https://benhvienvinhphuc.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/122nguyentatthanh

 

 

Ảnh poup
Đăng ký ngay

    Chúng tôi cam kết không chia sẻ thông tin cá nhân của bạn cho bên thứ 3

    Giờ làm việc

    1900 888 656
    Đặt lịch khám