Ngày hội sức khỏe - Chăm sóc & tư vấn miễn phí

[GIẢI ĐÁP THẮC MẮC] Ợ hơi có tốt không?

Hoa Nguyễn Thị
129

Hiện tượng ợ hơi xảy ra khi dạ dày chứa một lượng khí quá lớn, gây căng tức và chướng bụng. Khi đó, dạ dày buộc phải “xả” bớt khí ra bên ngoài cơ thể qua đường miệng, hình thành ợ hơi. Vậy ợ hơi có tốt không? Cần đi khám ợ hơi khi nào? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời.

1. Cơ chế gây hiện tượng ợ hơi? Ợ hơi có tốt không?

Ợ hơi là hiện tượng sinh lý tự nhiên của cơ thể nhằm giải phóng bớt lượng khí trong dạ dày ra ngoài qua đường miệng, tạo ra âm thanh ợ.

Khi chúng ta ăn uống, hoạt động nhai, nuốt thức ăn sẽ làm giãn cơ thực quản dưới, không khí sẽ theo đó đi vào cơ thể và tích tụ lại trong dạ dày. Cùng với đó hoạt động tiêu hóa thức ăn tại dạ dày cũng sinh ra một lượng khí nhất định. Khi lượng khí đã tích tụ một lượng đủ lớn tại dạ dày sẽ bị đẩy ra ngoài cơ thể bằng hiện tượng ợ hơi.

Thông thường, tình trạng ợ hơi xuất hiện sau chúng ta khi ăn quá no hoặc uống các loại nước có gas, chứa cồn.

Ợ hơi có tốt không?

Tình trạng ợ hơi xuất hiện sau chúng ta khi ăn quá no hoặc uống các loại nước có gas, chứa cồn

Như vậy, có thể thấy ợ hơi là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể nhằm thải bớt lượng khí dư thừa tại dạ dày, từ đó ngăn ngừa chứng đầy hơi, chướng bụng… Do đó, ợ hơi là hiện tượng không không đáng lo ngại thậm chí còn tốt cho cơ thể.

Tuy nhiên, nếu tình trạng ợ hơi liên tục diễn ra thường xuyên, kèm theo ợ nóng, ợ chua, đau thượng vị, đầy bụng, buồn nôn… thì rất có thể đây là triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, viêm niêm mạc dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng…

Do đó, người bệnh nên đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị sớm, tránh biến chứng của những bệnh lý nguy hiểm.

2. Chứng ợ hơi do cơ quan tiêu hóa nào gây ra?

Khí xuất hiện bất kì cơ quan nào trong ống tiêu hóa nhưng thường bị kẹt lại ở các nếp gấp khiến cơ thể khó chịu. Các cơ quan tiêu hóa dễ bị tích tụ khí gây ra chứng ợ hơi bao gồm:

– Thực quản: Nguyên nhân tích khí tại thực quản gây ợ hơi chủ yếu do bệnh trào ngược dạ dày – thực quản; ăn uống quá nhanh; nói chuyện trong khi ăn…

– Dạ dày: Lượng khí bên ngoài đi vào qua đường ăn uống cộng với lượng khí sinh ra trong quá trình tiêu hóa thức ăn sẽ tạo áp lực lên thành dạ dày. Từ đó, dạ dày phải đẩy hơi ra ngoài qua đường miệng, hình thành chứng ợ hơi. Ngoài ra, bệnh viêm và loét dạ dày, nhiễm khuẩn Hp,… còn có thể khiến người bệnh hay ợ hơi.

– Ruột non: Nguyên nhân tích tụ khí tại ruột non là do quá trình tiêu hóa bị suy giảm hoặc thức ăn không tiêu hóa được bởi vi khuẩn trong ruột. Hội chứng không dung nạp lactose cũng là một trong những nguyên nhân gây ra đầy ơi, chướng bụng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu.

– Ruột già (đại tràng): Khi tích tụ tại ruột già gây ợ hơi là do quá trình lên men thức ăn, táo bón, rối loạn tiêu hóa hay bệnh Celiac…

3. Phân loại chi tiết chứng ợ hơi

Dựa vào mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể mà triệu chứng ợ hơi được chia thành 2 loại là ợ hơi sinh lý và ợ hơi bệnh lý.

– Ợ hơi sinh lý: Là hiện tượng bình thường của cơ thể khi ăn quá no, ăn quá nhanh, uống nhiều đồ kích thích như: nước có gas, cafe, tỏi, ớt, dưa chua,… Bình thường chúng ta có thể bị ợ hơi từ 3 – 4 lần trong 1 giờ sau khi ăn và sẽ kết thúc sau 2 giờ. Hiện tượng ợ hơi thường không có mùi và không kèm với các biểu hiện bất thường khác.

Ợ hơi nhiều có tốt không? 70% bệnh nhân trào ngược dạ dày có triệu chứng ợ hơi nhiều

70% bệnh nhân trào ngược dạ dày có triệu chứng ợ hơi nhiều

– Ợ hơi bệnh lý: Là dấu hiệu của một số bệnh lý tiêu hóa như: trào ngược dạ dày – thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng, hội chứng ruột kích thích… Trong đó, 70% bệnh nhân trào ngược dạ dày có triệu chứng ợ hơi nhiều.

Dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị ợ hơi bệnh lý gồm: tình trạng ợ hơi xảy ra liên tục, ợ hơi ngay sau khi ăn và cả lúc đói, ợ hơi nhiều lần trong ngày mà không kiểm soát được, ợ hơi kèm các triệu chứng khác như buồn nôn, đau bụng, khó tiêu, ợ hơi có mùi hôi tanh hoặc mùi trứng thối.

4. Các triệu chứng đi kèm ợ hơi cảnh báo bệnh tiêu hóa

Ợ hơi thường đi kèm với các triệu chứng khác phụ thuộc vào bệnh lý tiêu hóa mà bạn đang mắc phải. Một số triệu chứng đi kèm ợ hơi phổ biến, bao gồm:

– Chướng bụng, đầy hơi hoặc căng tức bụng.

– Táo bón, tiêu chảy kéo dài.

– Ợ nóng, ợ chua, ợ hơi có mùi khó chịu

– Buồn nôn, nôn ói.

– Nóng cổ, nuốt khó.

– Đau thượng vị.

– Ăn không ngon miệng, chán ăn…

5. Khi nào ợ hơi cần đi gặp bác sĩ?

Như đã phân tích ở trên cho băn khoăn ợ hơi có tốt không, nếu là ợ hơi sinh lý và biến mất ngay sau đó thì không đáng lo ngại cho sức khỏe. Nhưng nếu là ợ hơi do bệnh lý thì phát hiện càng muộn thì càng khiến công tác điều trị gặp nhiều khó khăn.

Do đó, khi triệu chứng ợ hơi xuất hiện liên tục (khoảng 30 lần một ngày) và đi kèm các biểu hiện khó chịu về tiêu hóa, người bệnh cần thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín.

Dưới đây là các triệu chứng cho thấy bệnh nhân cần đi khám sớm:

– Tiêu chảy, táo bón thường xuyên

– Đau bụng dữ dội, kéo dài hoặc đau quặn bụng.

– Nôn ra máu, đi ngoài ra máu.

– Sút cân đột ngột.

– Đau ngực, tức ngực, tim đập nhanh.

– Chán ăn, ăn nhanh no.

– Thở gấp, thở khò khè, nghẹt thở, thở không được…

Các triệu chứng trên có thể báo hiệu bệnh lý tiêu hóa đã tiến triển nghiêm trọng. Vì vậy, người bệnh nên không nên chần chừ việc thăm khám.

6. Chẩn đoán nguyên nhân gây ra chứng ợ hơi như thế nào?

Để xác định nguyên nhân chính gây ra ợ hơi nhiều, người bệnh sẽ được khám lâm sàng và có thể được chỉ định thực hiện các xét nghiêm cận lâm sàng.

6.1. Khám lâm sàng

Để chẩn đoán tình trạng sức khỏe tiêu hóa, bác sĩ sẽ thăm hỏi triệu chứng, dấu hiệu đang mắc phải thông qua một số câu hỏi như:

– Tình trạng ợ hơi xuất hiện bao lâu rồi? Triệu chứng có thường xuyên, liên tục và trầm trọng hơn không?

– Có cảm thấy khó chịu hoặc triệu chứng nặng hơn khi sử dụng các loại thực phẩm hoặc đồ uống nào không?

– Có gặp triệu chứng đi kèm như buồn nôn, đầy bụng, chướng bụng, ợ nóng,… hay không?

– Có từng từng mắc bệnh lý tiêu hóa nào chưa, hay đang dùng thuốc điều trị bệnh lý nào khác không?

Để chẩn đoán tình trạng, bác sĩ sẽ thăm hỏi triệu chứng, dấu hiệu đang mắc phải thông qua một số câu hỏi

Để chẩn đoán tình trạng, bác sĩ sẽ thăm hỏi triệu chứng, dấu hiệu đang mắc phải thông qua một số câu hỏi

Thông qua việc khai thác các thông tin lâm sàng từ người bệnh, bác sĩ có thể đánh giá được mức độ nghiêm trọng của tình trạng ợ hơi.

6.2. Thực hiện chỉ định cận lâm sàng

Sau khi khám lâm sàng, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện thêm phương pháp cận lâm sàng để tìm chính xác nguyên nhân ợ hơi nhiều. Các phương pháp xét nghiệm bao gồm:

– Xét nghiệm vi khuẩn Hp bằng hơi thở: Giúp phát hiện sự có mặt của vi khuẩn HP trong dạ dày hoặc ruột non.

– Xét nghiệm phân: Giúp tìm kiếm dấu hiệu nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, dấu hiệu máu ẩn trong phân để xác định các loại bệnh lý tiêu hóa.

– Xét nghiệm nhân trắc thực quản: Giúp xác định các vấn đề về chuyển động và áp lực bên trong thực quản, gây ra chứng ợ hơi. Bác sĩ sẽ đưa một ống mỏng vào thực quản, cảm biến trên ống sẽ đo áp lực trong thực quản và sự co giãn cơ bắp trong khi nuốt.

– Chụp CT thực quản – dạ dày bằng chất cản quang: Đánh giá biến chứng liên quan đến trào ngược dạ dày – thực quản như loét, hẹp dạ dày, chứng khó nuốt sau phẫu thuật.

Nội soi tiêu hóa là phương pháp tối ưu hiện nay, giúp đánh giá chính xác nguyên nhân gây ra chứng ợ hơi

Nội soi tiêu hóa là phương pháp tối ưu hiện nay, giúp đánh giá chính xác nguyên nhân gây ra chứng ợ hơi

Nội soi tiêu hóa: Đây là phương pháp tối ưu hiện nay, giúp đánh giá chính xác nguyên nhân gây ra chứng ợ hơi. Bác sĩ thực hiện nội soi ống tiêu hóa trên bao gồm thực quản –  dạ dày – tá tràng với phương pháp nội soi gây mê hoặc nội soi thường tùy theo nhu cầu của người bệnh.

Với khả năng phóng đại và xử lý hình ảnh sắc nét, nhờ nội soi tiêu hóa mà bác sĩ không chỉ đánh giá chính xác tình trạng viêm, loét dạ dày – tá tràng, mà còn xác định được mức độ, vị trí tổn thương. Từ đó, tư vấn phương pháp điều trị ợ hơi phù hợp nhất.

7. Cách điều trị triệu chứng ợ hơi liên tục

Khi triệu chứng ợ hơi diễn ra liên tục sẽ làm ảnh hưởng sinh hoạt hằng ngày và tùy vào chẩn đoán ợ hơi sinh lý hay ợ hơi bệnh lý mà bác sĩ đề xuất cách điều trị phù hợp, cụ thể:

7.1. Điều trị ợ hơi bệnh lý

Ợ hơi xuất phát từ nhiều bệnh lý và mỗi bệnh lý có phương pháp điều trị khác nhau, do đó bệnh nhân sẽ được bác sĩ tư vấn phác đồ và kê đơn phù hợp.

7.2. Điều trị ợ hơi sinh lý

Người bệnh có thể áp dụng một số cách trị ợ hơi liên tục để loại bỏ khí dư ra khỏi dạ dày, giúp cơ thể thoải mái và dễ chịu hơn. Cụ thể:

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt

– Ăn chậm, nhai kỹ, ăn đúng bữa, không ăn quá no hoặc để bụng quá đói.

– Hạn chế nói chuyện khi ăn để tránh không khí đi vào dạ dày quá nhiều.

– Khi ăn xong, tránh nằm hay ngồi im một chỗ. Hãy đi lại nhẹ nhàng để đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa.

– Không mặc những đồ quá bó, gây áp lực lên phần bụng.

– Thường xuyên vận động, luyện tập thể dục thể thao.

– Luôn giữ tinh thần tích cực, vui vẻ, tránh căng thẳng.

 Tăng cường thực phẩm hỗ trợ điều trị ợ hơi

– Rau xanh và hoa quả: Chứa nhiều chất xơ hỗ trợ tiêu hóa, cân bằng dinh dưỡng và nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể.

chuối có nhiều natri giúp giảm chướng bụng gây ợ hơi

Chuối có nhiều natri giúp giảm chướng bụng gây ợ hơi

– Chuối: Trong chuối có nhiều natri giúp giảm chướng bụng gây ợ hơi.

– Gừng: Bổ sung thêm gừng vào các món ăn hoặc uống trà gừng sẽ góp phần thúc đẩy quá trình tiêu hóa, tránh tồn đọng thức ăn gây ợ hơi.

– Sữa chua: Chứa nhiều enzyme và lợi khuẩn có ích cho hệ tiêu hóa, giúp ngăn ngừa chứng ợ hơi khó tiêu.

Xem thêm: Bị ợ hơi nhiều nên ăn gì? 13 thực phẩm tốt gợi ý cho người bệnh

Tránh xa thực phẩm gây đầy bụng, ợ hơi khó tiêu

– Các loại đậu: Chứa nhiều raffinose gây khó khăn cho dạ dày khi tiêu hóa thức ăn.

– Sữa và các chế phẩm làm từ sữa: Nếu mắc chứng không dung nạp Lactose, hãy dừng việc sử dụng sữa cũng như chế phẩm từ sữa để chấm dứt tình trạng ợ hơi.

– Đồ uống có gas: Đồ uống có gas sẽ gây khí trong bụng khiến người bệnh không ngừng ợ hơi liên tục sau khi uống.

– Kẹo cao su: Thói quen nhai kẹo cao su thường xuyên sẽ khiến cơ thể nuốt phải nhiều không khí dư thừa, làm gia tăng tình trạng đầy hơi khó chịu.

– Đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ: Đây là các món ăn này khiến tình trạng đầy bụng, ợ hơi ngày càng nghiêm trọng hơn. Do đó, bạn cần từ bỏ thói quen ăn những loại thực phẩm này.

Hút thuốc lá có thể ảnh hưởng đến dạ dày

Các chất độc trong thuốc lá có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày, dẫn tới nhiều bệnh lý nguy hiểm 

– Thuốc lá: Là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý về tiêu hóa. Các chất độc có trong thuốc lá sẽ phá hủy lớp niêm mạc dạ dày, khiến hoạt động tiêu hóa bị ảnh hưởng, thức ăn bị tồn đọng sẽ lên men và sinh khí, từ đó gây chứng ợ hơi.

HY vọng rằng với những thông tin trong bài viết trên, bạn đã hiểu rõ hơn về chứng ợ hơi, cũng như giải tỏa được thắc mắc ợ hơi có tốt không? Ợ hơi sinh lý là hiện tượng tốt vì nó giúp thải bớt khí dư thừa ra khỏi cơ thể, để bạn dễ chịu hơn. Tuy nhiên, nếu bị ợ hơi do bệnh lý thì bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để có biện pháp điều trị dứt điểm.

Để được giải đáp các thắc mắc khác về chứng ợ hơi cũng như đặt lịch khám cùng chuyên gia tiêu hóa hàng đầu tại CT Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc, khách hàng vui lòng liên hệ Hotline: 0969.566.115.

CT Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc

122 Nguyễn Tất Thành, Phường Liên Bảo, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc

Website: https://benhvienvinhphuc.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/122nguyentatthanh

Ảnh poup
Đăng ký ngay

    Chúng tôi cam kết không chia sẻ thông tin cá nhân của bạn cho bên thứ 3

    Giờ làm việc

    1900 888 656
    Đặt lịch khám