Ngày hội sức khỏe - Chăm sóc & tư vấn miễn phí

GỢI Ý một số loại thuốc trị ợ hơi hiệu quả

Hoa Nguyễn Thị
135

Tình trạng ợ hơi liên tục diễn ra thường xuyên sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt hằng ngày. Vậy có những loại thuốc trị ợ hơi nào hiệu quả? Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau để có thêm thông tin hữu ích.

1. Một số loại thuốc trị ợ hơi hiệu quả

Tình trạng ợ hơi sinh lý sẽ tự khỏi mà không cần điều trị nhưng nếu bạn bị ợ hơi bệnh lý thì cần tìm rõ nguyên nhân gây ra triệu chứng này. Từ đó, có phương án sử dụng thuốc phù hợp.

Sau đây là các nhóm thuốc trị ợ hơi, đầy hơi thường được chỉ định:

1.1.Thuốc kháng acid dạ dày

Thuốc kháng acid dạ dày là thuốc trị ợ hơi có tác dụng trung hòa acid dịch vị, có khả năng điều trị triệu chứng tức thời. Hiện tại, có nhiều loại thuốc kháng acid nên người bệnh cần tìm hiểu kĩ các thành phần trong mỗi loại để tránh các tác dụng không mong muốn.

– Natri bicarbonat (Alka-Selter® và Bromo Selter®) có chứa Natri, không dùng cho những người bị cao huyết áp hoặc đang ăn kiêng muối. Alka- Selter® có chứa aspirin (bên cạnh Natri bicarbonat và acid citric) – có nguy cơ gây hội chứng Reye – bệnh hiếm gặp nghiêm trọng ở trẻ em.

GỢI Ý một số loại thuốc trị ợ hơi hiệu quả

Thuốc kháng axit dịch vị có tác dụng trung hòa acid làm dịu nhanh các triệu chứng đau khó chịu ở thượng vị

– Canxi carbonat (như Tums®) đôi khi được sử dụng như thực phẩm chức năng bổ sung canxi và có thể gây táo bón.

– Thuốc kháng acid có chứa nhôm oxit (như Amphojel®) hay nhôm phosphate (Phospholugel®) có hiệu quả thấp và tác dụng chậm hơn so với các chế phẩm khác. Các loại thuốc này cũng có thể gây táo bón.  Đối với bệnh nhân có vấn đề về thận, cần tư vấn với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc kháng acid có chứa Nhôm oxit.

– Thuốc kháng acid có chứa Magie có thể gây tiêu chảy.

– Một số loại thuốc kháng acid có chứa Nhôm-Magie sẽ ít gây táo bón hoặc tiêu chảy hơn khi chỉ dùng đơn lẻ thuốc kháng acid chỉ chứa Nhôm hay chỉ chứa Magie. Ví dụ như Trimafort®, Maalox®. Nhiều loại thuốc kháng acid có chứa thêm thành phần simethicone như Trimafort® sẽ giúp phá vỡ các bọt khí trong dạ dày.

– Thuốc kháng acid chứa acid alginic sẽ tạo bọt nổi bên trên các chất trong dạ dày. Lớp gel này giúp ngăn ngừa trào ngược dịch dạ dày lên thực quản.

Tham khảo: Bị ợ hơi là triệu chứng của bệnh gì? Cách điều trị và phòng ngừa ra sao?

1.2. Thuốc giảm tiết acid dạ dày

Hiện nay, có một số loại thuốc làm giảm tiết acid dạ dày là thuốc bán không cần kê đơn (OTC) như: thuốc ức chế thụ thể H2 (như famotidine và ranitidine) và thuốc ức chế bơm proton (như lansoprazole và omeprazole). Mỗi loại thuốc trị ợ hơi này sẽ có những lưu ý khác nhau khi sử dụng, người bệnh cần đọc kĩ hướng dẫn trước khi dùng.

1.2.1.Thuốc kháng histamin H2

Các loại thuốc kháng histamin H2 được dùng để ức chế bài tiết acid dạ dày, đặc biệt là với các trường hợp rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, táo bón… Nếu bạn đang được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc trị ợ hơi này thì hãy đọc kỹ hướng dẫn, đặc biệt là xem kỹ thành phần cũng như tác dụng phụ có thể xảy ra.

Thuốc chẹn H2 hấp thu tốt qua đường tiêu hoá, có tác dụng từ 30 – 60 phút sau khi dùng và đạt đỉnh sau 1-2 giờ. Nếu dùng thuốc qua đường tĩnh mạch sẽ cho tác dụng nhanh hơn. Thời gian tác dụng tỉ lệ thuận với liều và dao động khoảng từ 6 – 20 giờ.

1.2.2.Thuốc ức chế bơm proton (PPI)

Với tác dụng ngăn chặn enzyme trong dạ dày tiết acid và giảm acid dạ dày, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc trị ợ hơi này một cách hợp lý, liều lượng thấp, thời gian ngắn. Bạn nên dùng thuốc dùng sau bữa ăn 30 phút.

Thuốc ức chế bơm proton

Một số loại thuốc ức chế bơm proton

Thuốc trị ợ hơi có thể gây một số tác dụng phụ như buồn nôn, đau đầu, dị ứng, thay đổi vị giác, giảm trí nhớ, tê cứng tay chân và rối loạn thị giác.

1.3. Nhóm thuốc điều hòa co bóp dạ dày

Các thuốc điều hòa co bóp nhu động dạ dày sẽ giúp ngăn chặn tình trạng nhu động bị tăng hoặc giảm quá mức. Nhu động dạ dày ổn định sẽ giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra thuận lợi và loại bỏ được các chứng ợ hợi, đầy bụng khó tiêu.

Một số thuốc điều hòa co bóp dạ dày phổ biến như:

– Domperidon: Giúp điều hòa toàn bộ nhu động của ống tiêu hóa trong đó có dạ dày.

– Cisaprid: Kích thích nhu động co bóp của dạ dày, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra nhanh chóng.

– Metoclopramid: Giúp kiểm soát triệu chứng nôn và điều trị các chứng đầy bụng, ợ hơi, ăn không tiêu hiệu quả.

1.4. Men tiêu hóa

Nếu người bệnh tiêu hóa kém, đầy bụng, táo bón và tiêu chảy thì có thể sử dụng men tiêu hóa. Men tiêu hóa có tác dụng hỗ trợ hoạt động phân cắt chất dinh dưỡng được đưa vào cơ thể. Nhờ đó, hoạt động tiêu hóa sẽ diễn ra thuận lợi hơn.

Một số chế phẩm men tiêu hóa được dùng phổ biến như: Enzyme Go, Neopeptine, T.Pepsin….

Các thuốc men tiêu hóa không được sử dụng trong thời gian quá dài vì có thể ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa tự nhiên của cơ thể. Mỗi đợt sử dụng chỉ nên kéo dài trong khoảng 7 – 10 ngày.

2. Lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc trị ợ hơi

Những nhóm thuốc trị ợ hơi mặc dù đem lại hiệu quả cao nhưng người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc mà cần phải có chỉ dẫn của bác sĩ. Bạn cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau khi sử dụng thuốc trị ợ hơi:

– Cố gắng tìm hiểu và loại bỏ nguyên nhân gây ra chứng ợ hơi, đầy bụng, chướng bụng hay ợ chua thay vì uống thuốc kháng acid thường xuyên.

– Tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng thuốc kháng acid nếu đang sử dụng các thuốc khác. Bởi thuốc kháng acid có thể gây cản trở sự hấp thu và tác dụng của các thuốc khác. Ngoài ra, người bệnh cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có vết loét tiêu hóa.

Tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng thuốc kháng acid nếu đang sử dụng các thuốc khác

Tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng thuốc kháng acid nếu đang sử dụng các thuốc khác

– Không sử dụng thuốc kháng acid quá 2 tuần trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

– Nếu người bệnh có vấn đề về chức năng thận, gan cần thận trọng khi sử dụng thuốc kháng acid bởi đây là hai cơ quan đóng vai trò thải trừ thuốc ra khỏi cơ thể. Nếu thận có vấn đề, có thể gây tích tụ thuốc trong cơ thể.

– Nếu người bệnh đang ăn kiêng muối, phải báo với bác sĩ trước khi chọn thuốc kháng acid. Vì có một số thuốc kháng acid có rất nhiều muối (natri), có thể gây tích muối trong cơ thể

– Không được sử dụng thuốc kháng acid có chứa natri bicarbonate (như Alka- Selter®) cho phụ nữ có thai.

– Không sử dụng rượu, bia, chất kích thích sau khi uống các loại thuốc đã được kê đơn.

3. Một số mẹo chữa ợ hơi tại nhà

Trước khi sử dụng các loại thuốc trị ợ hơi, người bệnh có thể để áp dụng một số mẹo chưa ợ hơi tại nhà sau đây:

3.1. Chữa ợ hơi bằng mẹo dân gian

Sử dụng trà thảo dược chữa ợ hơi

Uống trà thảo dược thường xuyên được xem như một phương pháp dân gian hiệu quả có thể hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa. Bạn nên sử dụng một số loại trà như trà gừng, trà hoa cúc, trà chanh, trà bạc hà, trà hạt thì là… để giảm hiện trạng kích ứng trào ngược acid dạ dày lên thực quản, hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa việc bị ợ hơi.

Giảm ợ hơi bằng quế

Quế là vị thuốc có thể giúp giảm ợ hơi đầy bụng hiệu quả. Bạn có thể pha nửa muỗng cà phê bột quế với 100ml nước và gạn lấy nước uống sau bữa ăn.

Chữa ợ hơi bằng lá ổi

Lá ổi có tác dụng giảm dịch nhầy tiết ra bên trong dạ dày và loại bỏ các vi khuẩn tạo khí tại cơ quan này. Bạn cần chuẩn bị lá ổi tươi, rửa sạch, xay nhuyễn với nước, sau đó lọc nước cốt và uống từ 2-3 lần/ ngày.

Chữa ợ hơi bằng lá ổi

Lá ổi có tác dụng giảm dịch nhầy tiết ra bên trong dạ dày và loại bỏ các vi khuẩn tạo khí tại cơ quan này

Trị ợ hơi bằng tỏi

Thành phần allicin trong tỏi giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong hệ tiêu hóa. Bạn có thể xay tỏi với nước ấm và uống 2-3 lần/ngày để hạn chế tình trạng ợ hơi chướng bụng.

Sử dụng đu đủ

Đu đủ chứa nhiều papain – enzyme hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giúp giảm bớt triệu chứng như ợ hơi, đầy hơi. Bạn có thể sử dụng đu đủ sau bữa ăn 1 giờ để đảm bảo hấp thụ đủ dinh dưỡng cũng như khắc phục được tình trạng ợ hơi.

3.2. Chữa ợ hơi bằng cách xoa bóp

Với chứng ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu, bạn nên xoa bóp vào kinh Tam tiêu. Tam tiêu phân ra 3 vị trí: Hạ tiêu, Trung tiêu và Thượng tiêu. Khi thực hiện xoa bóp, cần nằm trên giường và hai chân co nhẹ.

Quy trình thực hiện xoa bóp trị ợ hơi đầy bụng khó tiêu như sau:

– Xoa Hạ tiêu: Tay thuận nắm lại, tay còn lại úp lên trên để tăng lực. Xoa lên phần cuống dạ dày (Hạ tiêu) theo hình tròn từ 10 – 20 lần và thực hiện theo chiều ngược lại từ 10 – 20 lần.

– Xoa Trung tiêu: Thực hiện tương tự như động tác xoa Hạ tiêu.

– Vuốt cạnh sườn: Vuốt nhẹ từ xương sườn cụt đến mỏm xương ức, mỗi bên thực hiện 10 lần.

– Xoa Thượng tiêu: Để lòng bàn tay áp lên ngực, dùng tay còn lại chồng lên để tăng áp lực. Xoa vòng trên ngực từ 10 – 20 lần và thực hiện theo chiều ngược lại từ 10 – 20 lần.

– Vuốt bụng: Sau đó nắm hai bàn tay lại và vuốt từ vùng Hạ tiêu đến Trung tiêu rồi Thượng tiêu từ 5 – 10 lần, giúp điều hòa khí huyết các cơ quan ngũ tạng và tăng cường cơ bụng.

Xoa bóp trị ợ hơi chướng bụng cần thực hiện vào buổi sáng và buối tối và đều đặn mỗi ngày để đạt được kết quả như mong muốn.

3.3. Chữa ợ hơi bằng cách bấm huyệt

Bấm huyệt sử dụng ngón tay cái (hoặc ngón tay có lực mạnh nhất) để tác động sâu đến các huyệt vị. So với xoa bóp, bấm huyệt có khả năng điều hòa khí huyết, giảm đau và chữa ợ hơi, đầy hơi hiệu quả hơn. Tuy nhiên, cần tránh tình trạng bỏ qua bước xoa bóp và bấm huyệt trực tiếp bởi có thể khiến các huyệt vị đau nhức và bầm tím.

Có rất nhiều huyệt giúp điều hòa khí huyết, chống ợ hơi. Sau đây là một số ví dụ:

– Huyệt Túc tam lý: Vị trí nằm ở mặt ngoài của đầu gối, dưới xương bánh chè. Tác dụng của bấm huyệt này là giúp bổ hư nhược, lý tỳ vị và điều hòa trung khí hiệu quả.

– Huyệt Công tôn: Huyệt này nằm ở trong lòng bàn nhân, vị trí ở nơi giao nhau của thân và đầu xương ngón cái. Bấm huyệt Công tôn giúp chữa đầy hơi khó tiêu- tác nhân của ợ hơi.

– Huyệt Thái xung: Vị trí của huyệt này nằm giữa khe bàn chân của ngón cái và ngón trỏ. Tác động vào huyệt này giúp khí huyết, bình can, giúp tiêu hóa vận hành tốt hơn.

– Huyệt Hạ quản: Người ta bấm huyệt này bởi lợi ích về mặt tiêu hóa và hỗ trợ vận hóa trường vị. Giảm đầy bụng khó tiêu, trướng cổ, đau bụng, đau dạ dày.

Chữa ợ hơi bằng cách bấm huyệt

Chữa ợ hơi bằng cách bấm huyệt

– Huyệt Vị du: Huyệt nằm bên dưới gai đốt sống lưng thứ 12, có tác dụng tiêu trệ, điều vị khí và hóa thấp. Đây là huyệt vị chuyên điều trị các chứng viêm dạ dày, loét dạ dày, sa dạ dày, liệt cơ bụng và tiêu chảy mãn tính.

– Huyệt Dương lăng tuyền: Huyệt nằm ở mặt ngoài bắp chân, nằm ở chỗ lõm dưới đầu nhỏ của xương mác, có tác dụng trị nôn mửa, ợ chua và viêm túi mật.

Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc về các loại thuốc trị ợ hơi. Điều quan trọng khi sử dụng thuốc là tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ về loại thuốc, liều lượng và thời gian sử dụng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.

Để được giải đáp các thắc mắc về triệu chứng bị ợ hơi cũng như đặt lịch khám cùng chuyên gia tiêu hóa hàng đầu tại CT Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc, khách hàng vui lòng liên hệ Hotline: 0969.566.115.

CT Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc

122 Nguyễn Tất Thành, Phường Liên Bảo, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc

Website: https://benhvienvinhphuc.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/122nguyentatthanh

 

Ảnh poup
Đăng ký ngay

    Chúng tôi cam kết không chia sẻ thông tin cá nhân của bạn cho bên thứ 3

    Giờ làm việc

    1900 888 656
    Đặt lịch khám