Ngày hội sức khỏe - Chăm sóc & tư vấn miễn phí

Vì sao đau thượng vị sau khi ăn? Khắc phục thế nào?

Hoa Nguyễn Thị
87

Phần lớn đau thượng vị sau khi ăn thường bắt nguồn từ thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học. Tuy nhiên trong một số trường hợp, triệu chứng này có thể cảnh báo các bệnh lý về đường tiêu hóa. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết nhất về nguyên nhân gây ra đau thượng vị sau khi ăn cũng như biện pháp khắc phục.

1. Đau thượng vị sau khi ăn là tình trạng gì?

Vùng thượng vị dạ dày nằm giữa 2 bên xương sườn, phía trên rốn và dưới xương ức. Đây là khu vực tập trung nhiều cơ quan quan trọng trong cơ thể như ống thực quản, dạ dày (một phần), gan (một phần), tụy và tá tràng.

Thông thường, triệu chứng đau thượng vị xảy ra là do khó tiêu hoặc rối loạn hoạt động hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng này có thể liên quan đến các vấn đề về bệnh lý cần được điều trị kịp thời.

Đau thượng vị sau khi ăn là tình trạng gì?

Triệu chứng đau thượng vị xảy ra là do khó tiêu hoặc rối loạn hoạt động hệ tiêu hóa

Với cơn đau thượng vị sau khi ăn thường, người bệnh có thể gặp một số biểu hiện sau đây:

– Xuất hiện các cơn đau bùng phát ngay sau khi ăn hoặc 30 – 60 phút sau đó, mức độ đau từ nhẹ đến nặng tùy theo thể trạng của từng người.

– Cơn đau nằm ở vị trí vùng bụng giữa, phía trên rốn và dưới xương ức.

– Bên cạnh triệu chứng đau, người bệnh có thể gặp các biểu hiện đi kèm khác như: Buồn nôn, nôn mửa, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, ợ hơi, ợ nóng,…

Xem thêm: [GIẢI ĐÁP CHI TIẾT] Đau thượng vị bên trái là bệnh gì? Khắc phục ra sao?

Xem thêm: Đau thượng vị từng cơn: Nguyên nhân do đâu? Điều trị thế nào?

2. Nguyên nhân gây đau thượng vị sau khi ăn

2.1. Do ăn quá no hoặc quá nhanh

Việc ăn quá no và ăn quá nhanh cũng là nguyên nhân gây đau thượng vị sau khi ăn. Bởi dạ dày là cơ quan có nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn, sau đó chuyển thức ăn xuống tá tràng để hấp thu chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Khi bạn ăn quá no, dạ dày phải làm việc với tần suất cao hơn, co bóp nhiều, bài tiết dịch vị quá mức để tiêu hóa thức ăn. Đặc biệt là thời điểm trước khi đi ngủ, việc tiêu hóa đồ ăn nhanh sẽ gây áp lực cho vùng thượng vị, dẫn đến tình trạng nóng rát, đầy hơi, chướng bụng và đau.

Tương tự, khi bạn ăn quá nhanh, dạ dày phải tăng sản xuất dịch vị và co bóp mạnh để tiêu hóa thức ăn. Mặt khác, thức ăn cũng chưa được nghiền nát hoàn toàn nên khi vào dạ dày, chúng khó tiêu hóa hơn so với bình thường.

2.2. Ăn nhiều thức ăn cay nóng, nhiều axit

Những thực phẩm cay, nóng, nhiều acid như ớt, tiêu, chanh, xoài, dứa, me, cóc… đều khiến dạ dày tăng bài tiết dịch vị, kích thích lớp niêm mạc. Về lâu dài chúng sẽ gây tình trạng viêm loét dạ dày. Nếu không điều trị dứt điểm tình trạng này, mỗi khi bạn ăn uống, khi thức ăn di chuyển xuống dạ dày sẽ tạo ma sát tại các vết loét, gây ra tình trạng đau cho người bệnh.

Thường xuyên ăn món cay nóng có thể gây đau thượng vị sau khi ăn

Thường xuyên ăn món cay nóng có thể gây đau thượng vị sau khi ăn

 Ngoài ra, việc tiêu thụ các nhóm thực phẩm trên còn gây ra các triệu chứng như chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, táo bón.

2.3. Sử dụng rượu bia trong bữa ăn

Thói quen sử dụng đồ uống có cồn như bia, rượu trong thời gian dài là một trong những nguyên nhân dẫn đến đau thượng vị nhanh chóng nhất. Đây đều là những loại đồ uống có khả năng kích thích dạ dày tăng tiết acid bất thường, làm suy giảm chất nhầy tại niêm mạc. Đó cũng là điều kiện thuận lợi để dịch vị gây kích ứng và gây tổn thương tại các mô tế bào.

Ngoài ra, khi bạn tiêu thụ thức uống có cồn trong thời gian dài, cơ thể sẽ ngưng tổng hợp prostaglandin – đây là một hợp chất quan trọng giúp chống lại vi khuẩn có hại trong dạ dày, lâu dần sẽ gây ra đau thượng vị.

2.4. Một số nguyên nhân khác gây đau thượng vị sau khi ăn

Ngoài những nguyên nhân kể trên thì đau thượng vị sau ăn còn do:

– Vừa ăn no đã vận động hoặc đi nằm ngay.

– Căng thẳng thần kinh, stress.

– Mặc quần áo quá bó sát.

– Thường xuyên dùng các thuốc giảm đau, chống viêm sau các bữa ăn.

– Do mắc một số bệnh lý tiêu hóa.

Xem thêm: [Đau thượng vị bên phải do đâu? Có nguy hiểm không?

Xem thêm: Nóng rát thượng vị là gì? Xảy ra khi nào? Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa

3. Đau thượng vị sau khi ăn là bệnh gì?

Đau vùng thượng vị là triệu chứng thường gặp của rất nhiều bệnh tiêu hóa, bao gồm:

3.1. Viêm túi mật

Túi mật nằm dưới gan, là cơ quan dự trữ mật được gan sản xuất, có chức năng tiết mật vào tá tràng trong các bữa ăn, nhằm tiêu hóa và hấp thu các vitamin tan trong dầu. Khi túi mật bị viêm, cơ quan này gây đau khi co bóp. Chính vì vậy, đau thượng vị sau khi ăn có thể là dấu hiệu của viêm túi mật.

Ngoài đau thượng vị khi ăn, người bệnh còn gặp một số triệu chứng khác như:

– Đau vùng hạ sườn;

– Buồn nôn, dễ nôn;

– Sốt;

– Ớn lạnh;

– Vàng da.

3.2. Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi dịch dạ dày trào ngược lên thực quản quá mức, gây tổn thương niêm mạc thực quản. Hiện tượng này có xu hướng tăng lên khi người bệnh ăn no và khi đi nằm.

Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi dịch dạ dày trào ngược lên thực quản quá mức, gây tổn thương niêm mạc thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi dịch dạ dày trào ngược lên thực quản quá mức, gây tổn thương niêm mạc thực quản

Ngoài đau thượng vị sau khi ăn, chứng trào ngược còn có thể gây ra các triệu chứng như:

– Ợ nóng;

Nóng rát thượng vị;

– Đầy hơi và khó tiêu;

– Đăng miệng, hôi miệng;

– Khó nuốt, nuốt nghẹn;

– Khàn giọng kéo dài;

– Viêm họng, ho kéo dài.

3.3. Viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng niêm mạc dạ dày – tá tràng bị tổn thương, hình thành các ổ viêm loét. Những vết loét này xuất hiện khi lớp màng bên ngoài của dạ dày bị bào mòn, để lộ phần lớp dưới niêm mạc ra bên ngoài. Biểu hiện của viêm loét dạ dày là đau bụng thượng vị sau khi ăn no, do thời điểm này dạ dày phải co bóp liên tục. Ngoài triệu chứng đau sau khi ăn, người bệnh còn có thể gặp phải:

– Ợ nóng, ợ chua;

– Đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu;

– Cảm giác cồn cào ruột;

– Buồn nôn và nôn ói.

3.4. Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là tình trạng các tế bào tại niêm mạc dạ dày phát triển một cách bất thường và mất kiểm soát, chúng xâm lấn các mô ở gần hay di căn tới các cơ quan lân cận qua hệ thống bạch huyết.

Đau thượng vị sau khi ăn có thể là một trong những dấu hiệu của bệnh, ban đầu có thể là những cơn đau từng đợt, đau âm ỉ sau đó xuất hiện với tần suất thường xuyên và trầm trọng hơn, khiến người bệnh phải dùng thuốc giảm đau.

Đau thượng vị sau khi ăn có thể là một trong những dấu hiệu của đau thượng vị sau khi ăn

Đau thượng vị sau khi ăn có thể là một trong những dấu hiệu của đau thượng vị sau khi ăn

Ngoài ra, bệnh còn kèm theo một số triệu chứng khác như:

– Đầy bụng, chán ăn, ăn không tiêu;

– Buồn nôn, nôn ra máu;

– Sút cân đột ngột;

– Đại tiện ra phân đen;

– Có thể sờ thấy khối u ở bụng.

4. Đau thượng vị sau khi ăn khi nào cần gặp bác sĩ?

Đau thượng vị sau khi ăn do thói quen sinh hoạt thì có thể thuyên giảm nhanh sau khi bạn áp dụng chế độ ăn uống khoa học và lối sống lành mạnh. Tuy nhiên, nếu tình trạng này không thuyên giảm, có dấu trầm trọng hơn thì bạn cần thăm khám sớm, cụ thể:

– Cơn đau thượng vị sau khi ăn có tần suất nhiều hơn và nặng hơn;

– Đau bụng gây buồn nôn, suy nhược cơ thể, sụt cân nhanh;

– Nôn ra máu, khó thở, tức ngực;

– Đi ngoài ra phân đen.

5. Biện pháp khắc phục đau thượng vị sau khi ăn

5.1. Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh

Để cải thiện và phòng ngừa tình trạng đau thượng vị sau khi ăn, bạn cần thay đổi chế độ ăn uống như sau:

– Nên ăn các món mềm, dễ tiêu như cháo, canh, súp… để giảm áp lực lên dạ dày, giúp cơ thể dễ hấp thu chất dinh dưỡng.

– Uống đủ nước mỗi ngày.

– Bổ sung các loại thực phẩm dễ tiêu hóa và có khả năng trung hòa dịch vị như rau xanh, trái cây, sữa chua, trứng, sữa…

Bạn có thể bổ sung sữa chua vào thực đơn hằng ngày

Bạn có thể bổ sung sữa chua vào thực đơn hằng ngày để tốt cho hệ tiêu hóa

– Nên ăn chậm, nhai kĩ.

– Không nên vừa ăn no đi nằm ngay hoặc vận động mạnh.

– Tránh ăn quá no để ngăn chặn cơn đau thượng vị bùng phát, ăn vừa đủ để giảm áp lực lên cơ quan tiêu hóa.

– Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để giúp hệ tiêu hóa dễ hấp thu.

– Hạn chế thực phẩm gây tăng tiết dịch vị như đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên, xào, nước ngọt, cà phê, rượu, bia…

5.2. Áp dụng chế độ sinh hoạt khoa học

– Không hút thuốc và tránh xa khói thuốc.

– Không nên thức quá khuya, ngủ đúng giờ và đủ giấc.

– Giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu.

– Nên vận động thể thao thường xuyên, để tăng cường sức khỏe, tâm trạng thoải mái và giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.

5.3. Giảm đau thượng vị sau khi ăn bằng mẹo

Đau vùng thượng vị gây ra cảm giác khó chịu nhưng bạn hoàn toàn có thể giảm nhẹ cơn đau bằng các mẹo giảm đau tạm thời như:

Chườm nóng

Chườm nóng là biện pháp giúp xoa dịu các cơn đau thượng vị sau khi ăn. Nhiệt độ cao khi chườm sẽ tác động đến các dây thần kinh dạ dày, làm cơ trơn được thư giãn, các mạch máu giãn nở to hơn, giúp tăng cường lưu thông máu, giảm nhanh cơn đau.

Chườm ấm cũng là một trong những phương pháp chữa đau thượng vị sau khi ăn hiệu quả

Chườm ấm cũng là một trong những phương pháp chữa đau thượng vị sau khi ăn hiệu quả

Bạn có thể dùng túi chườm ấm hoặc chai thủy tinh, muối rang đều được. Nếu dùng túi chườm hoặc chai thủy tinh, bạn đổ nước ấm 45-50 độ, áp lên vùng bụng đau, lăn qua lăn lại khoảng 10-15 phút

Nếu dùng muối thì cần rang lên cho nóng, bọc trong một miếng vải sạch rồi chườm trực tiếp lên khu vực bị đau. (Có thể dùng gừng hay lá lốt rang chung với muối để tăng thêm hiệu quả giảm đau).

Uống trà gừng

Trong gừng có hoạt chất gingerol và zingerone giúp kháng viêm, giảm đau tự nhiên, giúp chống lại tình trạng đau rát thượng vị và ức chế phản ứng viêm ở niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, gừng còn giúp cân bằng nồng độ axit trong dịch vị, ngăn ngừa trào ngược dạ dày, giảm buồn nôn và giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn.

Bạn lấy 1 củ gừng tươi rửa sạch, thái lát, đập dập. Cho vào cốc, chế nước đun sôi, đậy nắp khoảng 10-15 phút. Sau đó chắt lấy nước uống. Bạn có thể cho thêm 1 thìa mật ong để tăng hiệu quả.

Sau 20 – 30 phút, cảm giác đau, đầy hơi và chướng bụng sẽ được cải thiện.

Dùng mật ong ấm

Trong mật ong có một số loại đường như maltose, sucrose, glucose và fructose có khả năng giảm axit trong dịch vị, từ đó bảo vệ niêm mạc và ngăn ngừa tình trạng niêm mạc bị viêm, loét.

Ngoài ra, mật ong còn chứa defensin-1 –  một loại protid có khả năng ức chế virus, nấm và vi khuẩn. Chính nhờ hoạt chất và đặc tính như trên, mật ong có tác dụng giảm đau, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn mửa và nóng rát thượng

Bạn có thể ăn trực tiếp 1 – 2 thìa mật ong nguyên chất vào sáng sớm khi bụng đói hoặc khi thấy bắt đầu có cơn đau thượng vị. Hoặc bạn có thể dùng 4 – 5 thìa cà phê mật ong nguyên chất pha cùng 150ml nước nhiệt độ 60-70 độ. Sau đó, khuấy đều cho hỗn hợp hòa tan và uống khi trà còn ấm để mật ong để đạt hiệu quả tốt nhất.

Dùng lá bạc hà

Trong lá bạc hà có chứa methol và các hoạt chất khác giúp ức chế cơn co thắt, giảm đau, chống viêm, kích thích tiêu hóa.

Bạn có thể giảm đau thượng vị bằng cách dùng lá bạc hà như sau: Lấy 1 nắm lá bạc hà đem rửa sạch, bỏ vào ấm. Chế nước vừa đun sôi vào và đậy kín nắp khoảng 15-20 phút sau đó chắt lấy nước, cho thêm chút mật ong, khuấy đều, uống khi còn ấm.

Bạn có thể giảm đau thượng vị bằng cách dùng trà bạc hà

Bạn có thể giảm đau thượng vị bằng cách dùng trà bạc hà

Ngoài ra, bạn có thể cách nhai trực tiếp 1 vài lá bạc hà khi thấy bắt đầu có cơn đau bụng thượng vị hoặc uống nước siro bạc hà pha ấm.

Chú ý: Tránh sử dụng bạc hà với các trường hợp bị trào ngược dạ dày thực quản.

Trà hoa cúc

Theo nghiên cứu, trà hoa cúc có tác dụng trung hòa acid, giảm đau rát, giảm co bóp, xoa dịu cơn đau thượng vị, thư giãn thần kinh, giảm stress.

Bạn rửa sạch hoa cúc, phơi khô, cho vào hũ kín để dùng dần Mỗi lần sử dụng 3 – 4 bông hoa cúc khô cho vào trong ấm. Chế thêm nước sôi, đậy kín nắp khoảng 15 phút, chắt lấy nước.

Bạn có thể uống trà hoa cúc nguyên chất hoặc cho thêm 1 thìa cà phê mật ong làm tăng hương vị và hiệu quả giảm đau của trà.

** Lưu ý: Các bài mẹo giảm đau thượng vị này an toàn và dễ thực hiện. Tuy nhiên, đau thượng vị sau ăn do khá nhiều nguyên nhân, và có thể bắt nguồn từ một số bệnh lý. Nếu sau khi thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt mà không cải thiện, bạn nên chủ động đi khám bác sĩ.

Để được giải đáp các thắc mắc khác liên quan đến đau thượng vị và đặt lịch khám cùng chuyên gia tiêu hóa Trung ương đến từ Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện 103 tại CT Bệnh viện Quốc tế Vĩnh PhúcI, khách hàng vui lòng liên hệ Hotline: 0969.566.115.

CT Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc

122 Nguyễn Tất Thành, Phường Liên Bảo, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc

Website: https://benhvienvinhphuc.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/ctbenhvienquoctevinhphuc/

Ảnh poup
Đăng ký ngay

    Chúng tôi cam kết không chia sẻ thông tin cá nhân của bạn cho bên thứ 3

    Giờ làm việc

    1900 888 656
    Đặt lịch khám