Ngày hội sức khỏe - Chăm sóc & tư vấn miễn phí

[GIẢI ĐÁP CHI TIẾT] Đau thượng vị bên trái là bệnh gì? Khắc phục ra sao?

Hoa Nguyễn Thị
105

Thường xuyên đau thượng vị bên trái có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang gặp bất thường, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Vậy đau thượng vị bên trái cảnh báo bệnh gì? Làm sao để khắc phục? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết cho bạn đọc về tình trạng này.

1. Đau thượng vị bên trái cảnh báo mắc bệnh gì?

Vùng thượng vị bên trái là nơi tập trung của nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể như: lá lách, một phần của dạ dày, thận trái, ruột, đuôi tụy, đáy phổi trái,… Vì vậy, những cơn đau thượng vị trái có thể cảnh báo dấu hiệu bất thường của của những cơ quan này mà người bệnh cần phải lưu ý.

Dưới đây là một số bệnh lý có triệu chứng đau thượng vị bên trái:

1.1. Rối loạn tiêu hóa

Tình trạng đau thượng vị bên trái do rối loạn tiêu hóa không có biểu hiện thường xuyên, cơn đau không nghiêm trọng và kéo dài khoảng vài giờ thì biến mất. Bên cạnh đau thượng vị bên trái, người bệnh có thể gặp các triệu chứng đi kèm như: chướng hơi, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón…

Đau thượng vị bên trái là bệnh gì? Khắc phục ra sao?

Đau thượng vị bên trái do rối loạn tiêu hóa không có biểu hiện thường xuyên, cơn đau kéo dài khoảng vài giờ thì biến mất.

Rối loạn tiêu hóa thường xuất phát từ nguyên nhân ăn uống không đảm bảo vệ sinh, thường xuyên căng thẳng, lo âu… Ngoài ra, các trường hợp lạm dụng kháng sinh, bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh hệ tiêu hóa… cũng dễ gặp phải triệu chứng này.

1.2. Đau thượng vị bên trái do viêm loét dạ dày

Nếu bạn bị đau thượng vị bên trái kèm theo chán ăn, ợ nóng, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn… thì rất có thể bạn đã bị viêm loét dạ dày. Triệu chứng sẽ trở nên trầm trọng hơn vào ban đêm hoặc sau khi ăn no, khi đang đói.

Viêm loét dạ dày do nhiều nguyên nhân gây ra như lạm dụng rượu bia, uống quá nhiều thuốc tây. Những cơn đau do viêm loét dạ dày thường xuất hiện đột ngột và có thể phát triển sang giai đoạn mãn tính rất khó để điều trị dứt điểm.

Chính vì vậy, khi xuất hiện các triệu chứng của viêm loét dạ dày, bạn cần đi khám để điều trị theo phác đồ của bác sĩ, nhằm ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.

1.3. Trào ngược dạ dày – nguyên nhân gây đau thượng vị bên trái

Bệnh trào ngược dạ dày có thể là dẫn tới cơn đau ở vùng thượng vị. Khi chức năng dạ dày bị suy giảm khiến cho lượng thức ăn bị tồn, lên men và sinh khí, cộng với cơ thắt dưới thực quản hoạt động kém hiệu quả sẽ tạo điều kiện cho khí dư và acid trong dịch vị dạ dày bị  đẩy trào ngược lên thực quản và khoang miệng.

Hiện tượng này khiến cổ họng của người bệnh đau rát, đau tức ở vùng ngực, lâu dần sẽ xuất hiện các triệu chứng ợ nóng, khó tiêu, chua miệng, viêm họng, khàn giọng.

1.4. Viêm đại tràng gây đau thượng vị bên trái

Đại tràng là một phần của ruột già nằm ở cuối đường ống tiêu hóa. Bên cạnh cơn đau ở khu vực thượng vị, người bị viêm đại tràng sẽ gặp tình trạng đau nhức vùng hố chậu hai bên hoặc đau vùng hạ sườn trái.

Viêm đại tràng gây đau thượng vị bên trái

Viêm đại tràng mãn tính có thể gây đau thượng vị bên trái

Ngoài ra, người bệnh cũng có những triệu chứng lâm sàng như: mệt mỏi, chán ăn, kém ngủ, ăn uống kém ngon miệng, đầy bụng, tiêu chảy hoặc táo bón, giảm trí nhớ, sốt…

1.5. Suy gan

Vàng da, vàng mắt, chán ăn, mất ngủ, sụt cân nhanh, chướng bụng, khó tiêu, nước tiểu có màu vàng đậm kèm theo đau vùng thượng vị bên trái là dấu hiệu cảnh báo có thể bạn đang bị suy gan. Hãy kiểm tra sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

1.6. Sỏi thận

Sỏi thận được hình thành từ các mẩu cặn khoáng, cứng, lắng đọng trong thận, chúng có thể đi vào niệu quản và gây ra các cơn đau thượng vị bên trái. Người bị sỏi thận có thể gặp những triệu chứng đi kèm như: nước tiểu đổi màu, có mùi hôi, đau buốt mỗi khi đi tiểu, sốt cao về đêm, chân tay run…

Tình trạng đau bụng do sỏi thận sẽ xuất hiện mỗi khi viên sỏi di chuyển.

Sỏi thận có thể đi vào niệu quản và gây ra các cơn đau thượng vị bên trái

Sỏi thận có thể đi vào niệu quản và gây ra các cơn đau thượng vị bên trái

1.7. Viêm bàng quang

Khi bị viêm bàng quang, bạn có thể gặp các dấu hiệu như: đau quặn vùng thượng vị bên trái, đau khi đi tiểu, nước tiểu chuyển màu lạ.

Triệu chứng đau thượng vị bên trái thường không liên tục hay rõ ràng, cơn đau kéo dài khoảng vài giờ thì biến mất.

1.8. Đau dạ dày

Tình trạng đau dạ dày không phải là căn bệnh nghiêm trọng, nhưng những triệu chứng thường tái phát và gây phiền hà cho bệnh nhân.

Nguyên nhân gây đau dạ dày xuất phát từ tình trạng viêm dạ dày, ăn uống không đúng giờ, lạm dụng uống thuốc, ăn chua cay nóng quá nhiều…. 

Ban đầu người bệnh sẽ cảm nhận được những cơn đau vùng thượng vị bên trái, kèm theo chướng bụng, ợ chua, ợ hơi,… Tình trạng đau bụng tái diễn thường xuyên, cơn đau nghiêm trọng hơn khi người bệnh đang đói hoặc sau khi ăn quá no.

1.9. Phình động mạch chủ gây đau thượng vị bên trái

Cơn đau vùng thượng vị bên trái còn xuất phát từ nguyên nhân phình động mạch chủ. Triệu chứng nhận biết đặc trưng của phình động mạch củ là cơn đau vùng bụng bên trái kèm khó thở, da tái nhợt, lạnh run…

Đây là triệu chứng rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời, để vỡ khối phình động mạch. Ở diễn biến nặng, có thể thấy khối cơ ở bụng phình to và đập theo nhịp tim.

1.10. Tắc ruột

Đau thượng vị bên trái là một trong những là biểu hiện của tình trạng tắc ruột. Người bệnh cần được đưa đi cấp cứu nhanh chóng để tránh những phản ứng sốc nguy hiểm có thể xảy ra.

Khi bị tắc ruột, ngoài cơn đau thượng vị bên trái, người bệnh có thể gặp thêm các triệu chứng khác đó là: buồn nôn, liên tục trung tiện và đại tiện, kèm theo các âm thanh lớn thành từng cơn trong ổ bụng.

Tình trạng tắc ruột toàn phần sẽ gây trung đại tiện, bệnh nhân có nguy cơ vỡ mạch máu và nhiễm trùng rất nguy hiểm.

2. Cách điều trị chứng đau thượng vị bên trái

Nếu cơn đau thượng vị bên trái chỉ diễn ra thoáng qua trong thời gian ngắn thì người bệnh có thể áp dụng thay đổi chế độ ăn uống, lối sống lành mạnh hơn để giúp cải thiện triệu chứng. Nhưng nếu các cơn đau diễn ra thường xuyên, tần suất liên tục, mức độ đau tăng dần thì người bệnh cần tới bệnh viện thăm khám ngay lập tức để được xử trí kịp thời.

2.1. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Chế độ ăn uống khoa học rất cần thiết với người bệnh bị đau thượng vị bên trái nói riêng và người có bệnh lý về tiêu hóa nói chung. Theo đó, người bệnh cần:

– Ăn chậm, nhai kĩ giúp giảm áp lực tiêu hóa cho dạ dày.

– Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày giúp dạ dày hoạt động hiệu quả hơn.

Chia nhỏ bữa ăn mỗi ngày

Chia nhỏ bữa ăn mỗi ngày sẽ giúp dạ dày hoạt động hiệu quả hơn, từ đó giảm cũng như ngừa chứng đau thượng vị

– Không ăn quá no trong một bữa, cũng không nên để bụng quá đói.

– Không ăn sau 21h để phòng ngừa tình trạng trào ngược dạ dày ban đêm.

– Hạn chế thức ăn cay nóng, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, thức ăn lên men, đóng hộp, chế biến sẵn…

– Nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa.

– Bổ sung đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi nhằm hạn chế tăng tiết acid trong dịch vị dạ dày.

2.2. Tạo lối sống lành mạnh

– Cần ngủ đúng giờ, không thức khuya. mỗi ngày đảm bảo ngủ đủ ít nhất từ 7-8 giờ.

– Cân bằng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí, tránh để cơ thể rơi vào tình trạng căng thẳng dẫn đến stress.

– Giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, lạc quan.

– Tập thể dục mỗi ngày từ 15-30 phút tùy theo thể trạng bản thân.

– Giữ cân nặng hợp lý, giảm cân nếu bạn đang thừa cân, béo phì.

3. Phương pháp điều trị đau thượng vị bên trái

Tùy vào nguyên nhân gây đau thượng vị bên trái mà người bệnh sẽ được điều trị giảm đau phù hợp bằng thuốc. Những cơn đau sinh lý, đau do rối loạn tiêu hóa có thể dùng men tiêu hóa cơ bản. Ngoài ra, có một số loại thuốc khác giúp giảm nhanh triệu chứng đau tại khu vực này là:

– Thuốc kháng axit: Giúp trung hòa axit dạ dày, kết hợp với giảm tiết axit, được chỉ định dùng cho người bị đau bụng do axit tăng tiết quá nhiều. Thuốc nhóm này được dùng chủ yếu là Mucosta, Rebamipid, Sucralfat và Mylanta

– Thuốc ức chế thụ thể H2: Các thuốc như Zantac 75mg hay Pepcid AC được dùng để điều trị chứng đau thượng vị ợ hơi; thuốc Subsalicylat Bismuth hay Loperamide được dùng để cải thiện triệu chứng đau bụng kèm tiêu chảy; thuốc Acetaminophen hay Tylenol và Clarythromycin được dùng để điều trị cơn đau vùng thượng vị lâu ngày.

** Lưu ý: Khi dùng thuốc Tây trị đau thượng vị, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ ngoài ý muốn. Lúc này, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có phương án xử trí an toàn.

4. Bị đau thượng vị bên trái nên ăn gì, kiêng gì?

Các bệnh lý liên quan tới hệ tiêu hóa đều ít nhiều có liên quan mật thiết với chế độ ăn uống. Để giúp cơ thể khỏe mạnh và hạn chế mắc phải các bệnh lý tiêu hóa thì việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học cần được quan tâm và chú trọng. Theo đó, khi bị đau thượng vị trái các bạn nên ăn và kiêng khem những thực phẩm sau đây.

4.1. Thực phẩm nên ăn khi bị đau thượng vị bên trái

Người bị đau thượng vị bên trái cần bổ sung các thực phẩm sau vào chế độ ăn uống:

– Tăng cường rau củ, hoa quả tươi để làm giảm nồng độ axit, giúp điều hòa đường ruột, hỗ trợ quá trình co bóp của dạ dày diễn ra ổn định hơn.

– Sữa chua: Rất tốt cho đường ruột vì chúng cung cấp nhiều lợi khuẩn. Đồng thời, còn có chứa hàm lượng vitamin và axit dồi dào, có khả năng làm giảm táo bón, giúp thức ăn được tiêu hóa nhanh hơn.

Ăn sữa chua hỗ trợ hoạt động tiêu hóa hiệu quả

Sữa chua còn chứa rất nhiều vi sinh vật giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm các triệu chứng ợ hơi, ợ nóng hiệu quả

– Thực phẩm có chứa Omega 3-6 giúp giảm đau, đẩy nhanh quá trình phục hồi các tổn thương do axit dạ dày gây nên. Do đó, khi bị đau thượng vị vùng bên trái, bạn nên ăn nhiều cá hồi, cá thu, quả bơ, cherry, hạnh nhân để cung cấp hàm lượng dinh dưỡng này cho cơ thể.

– Uống đủ nước mỗi ngày giúp đảm bảo hoạt động của hệ tiêu hóa và hỗ trợ đào thải các tạp chất ra ngoài hiệu quả.

4.2. Thực phẩm nên kiêng khi bị đau thượng vị bên trái

Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, người bị đau thượng vị bên trái cần hạn chế dung nạp các món ăn sau:

– Các món gỏi, sushi, sashimi…: không thích hợp với những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm. Khi hệ tiêu hóa quá yếu sẽ khó chống chọi lại với lượng ký sinh trùng, vi khuẩn có trong các loại thức ăn trên.

– Thực phẩm cay nóng, đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ không tốt cho hệ tiêu hóa, làm cho các cơn đau thượng vị nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa thức ăn.

– Đồ uống có cồn, cafein cần hạn chế trong quá trình điều trị triệu chứng đau thượng vị bởi nó sẽ gây kích thíc niêm mạc dạ dày.

Với những thông tin trên, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về chứng đau thượng vị bên trái. Để được giải đáp các thắc mắc khác liên quan đến đau thượng vị và đặt lịch khám cùng chuyên gia tiêu hóa Trung ương đến từ Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện 103 tại CT Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc, khách hàng vui lòng liên hệ Hotline: 0969.566.115.

CT Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc

122 Nguyễn Tất Thành, Phường Liên Bảo, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc

Website: https://benhvienvinhphuc.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/ctbenhvienquoctevinhphuc/

Ảnh poup
Đăng ký ngay

    Chúng tôi cam kết không chia sẻ thông tin cá nhân của bạn cho bên thứ 3

    Giờ làm việc

    1900 888 656
    Đặt lịch khám