Ngày hội sức khỏe - Chăm sóc & tư vấn miễn phí

Đau thượng vị từng cơn: Nguyên nhân do đâu? Điều trị thế nào?

Hoa Nguyễn Thị
74

Đau thượng vị từng cơn là tình trạng các cơn đau xảy ra xoay quanh vùng xương ức ở trên rốn, chúng lặp lại theo chu kì khiến người bệnh vô cùng khó chịu và mệt mỏi. Vậy tình trạng đau thượng vị từng cơn xảy ra do đâu, có nguy hiểm không và làm thế nào để khắc phục? Mời bạn tham khảo những thông tin cụ thể dưới đây nhé.

1. Đau thượng vị từng cơn là gì?

Thượng vị là vị trí trên rốn và dưới vùng xương ức. Đau thượng vị từng cơn là tình trạng các cơn đau diễn ra liên tục, lặp lại theo chu kỳ với cường độ ngày càng mạnh. Ban đầu có thể chỉ là đau âm ỉ với cường độ nhẹ, sau đó cơn đau lan tỏa ra, mức độ đau dữ dội, mồ hôi đầm đìa và có thể khiến người bệnh mất hết năng lượng. Những cơn đau khiến người bệnh mệt mỏi, không thể tập trung làm việc, không muốn ăn uống khiến cho tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng hơn.

Đau thượng vị từng cơn là tình trạng các cơn đau diễn ra liên tục, lặp lại theo chu kỳ với cường độ ngày càng mạnh

Đau thượng vị từng cơn là tình trạng các cơn đau diễn ra liên tục, lặp lại theo chu kỳ với cường độ ngày càng mạnh

Đau thượng vị từng cơn thường diễn ra theo chu kì nhất định, nó có thể là biến chứng của đau thượng vị do bệnh kéo dài nhưng không được điều trị đúng cách hoặc do liên quan đến một số bệnh lý tại các cơ quan lân cận như gan, tụy, ruột… Người bệnh cần thăm khám sớm để điều trị, để tránh các biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.

Đau quặn vùng thượng vị từng cơn thường xuất hiện với các triệu chứng đặc thù, như:

– Đau thượng vị từng cơn có thể xuất hiện vào ban đêm: Lúc này thức ăn trong ruột đã tiêu hóa gần hết, cơn đau khiến người bệnh mất ngủ, ngủ không ngon giấc và có thể thức trắng đêm.

– Các cơn đau quặn thượng vị thường đi kèm các triệu chứng như: ợ chua, ợ nóng, nóng rát, buồn nôn…

– Đau quặn vùng thượng vị từng cơn lan ra sau lưng: Cơn đau ban đầu sẽ xuất hiện ở thượng vị, sau đó lan ra sau lưng, có thể là bên trái hoặc bên phải

– Cơn đau kéo dài, đau âm ỉ vô cùng khó chịu.

2. Đau thượng vị từng cơn do đâu? Có nguy hiểm không?

Đau thượng vị từng cơn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm còn tùy thuộc vào triệu chứng đi kèm, cường độ cơn đau mà người bệnh trải qua. Cụ thể:

2.1. Đau thượng vị từng cơn do xuất huyết dạ dày

Đau quặn vùng thượng vị từng cơn do xuất huyết dạ dày khiến người bệnh ra nhiều mồ hơi, mặt tái xanh, có thể nôn ra máu. Nếu gặp tình trạng này thì rất có thể người bệnh bị xuất huyết dạ dày do các axit tiết ra quá mức, gây tổn thương nêm mạc dạ dày, từ đó gây xuất huyết trong dạ dày.

Đau thượng vị từng cơn do xuất huyết dạ dày

Đau quặn vùng thượng vị từng cơn do xuất huyết dạ dày khiến người bệnh ra nhiều mồ hơi, mặt tái xanh

Lúc này, nếu người bệnh cần đến cơ sở y tế ngay lập tức để cấp cứu kịp thời, tránh gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.

2.2. Đau thượng vị từng cơn do trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng dịch aicd trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản đi vào khoang miệng, hầu, thanh quản, đau rát ngực và cổ họng. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường có thể gây ra cảm giác đau quặn vùng thượng vị, một số trường hợp đau lan sang cánh tay, sau lưng.

Ngoài các triệu chứng kể trên, người bệnh có thể gặp một số dấu hiệu khác như: Có vị đắng khé trong miệng, ho, đau họng, khàn giọng, khó tiêu, cảm giác ứ nghẹn ở cổ họng hoặc ngực.

2.3. Viêm loét niêm mạc dạ dày gây đau thượng vị từng cơn

Viêm loét dạ dày – tá tràng là tình trạng xuất hiện các vết viêm loét tổn thương trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng. Nguyên nhân có thể do thường xuyên sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau, vi khuẩn Hp, thói quen ăn uống thiếu khoa học…

Viêm loét niêm mạc dạ dày gây đau thượng vị từng cơn

Đau thượng vị từng cơn là triệu chứng điển hình nhất của viêm loét dạ dày tá tràng

Đau thượng vị từng cơn là triệu chứng điển hình nhất của viêm loét dạ dày tá tràng. Các cơn đau thường sẽ xuất hiện vào lúc đói, sau ăn khoảng 2 – 3 tiếng, đau vào lúc nửa đêm về sáng, lan ra sau lưng. Bên cạnh đó, người bệnh còn gặp một số triệu chứng khác như: buồn nôn, nôn ra máu, đi ngoài phân đen…

2.4. Thủng dạ dày gây đau thượng vị từng cơn

Thủng dạ dày cũng là nguyên nhân gây ra triệu chứng đau quặn vùng thượng vị từng cơn, nôn ra máu nhiều do tình trạng xuất huyết trong. Nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến mất máu quá nhiều và tử vong.

Ngoài cơn đau dữ dội, người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, không còn một chút sức lực, hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu. Chính vì thế, người bệnh cần lưu ý khi phát hiện các triệu chứng đau thượng vị từng cơn thì nên thăm khám sớm để được xử trí kịp thời.

2.5. Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa gây ra bởi sự co thắt bất thường của các cơ vòng trong hệ tiêu hóa dẫn đến đau bụng, thay đổi thói quen đại tiện (tiêu chảy, táo bón…). Người bệnh thường có cảm giác đau thượng vị từng cơn, có thể bên phải hoặc bên trái bụng hoặc đau toàn bộ vùng bụng.

Người bị rối loạn tiêu hóa thường có cảm giác đau thượng vị từng cơn, đau bên phải hoặc bên trái bụng...

Người bị rối loạn tiêu hóa thường có cảm giác đau thượng vị từng cơn, đau bên phải hoặc bên trái bụng...

Rối loạn tiêu hóa không phải là bệnh lý mà là hậu quả của một số nguyên nhân. Người bệnh không nên chủ quan bởi nếu để tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thậm chí dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm trong đó có ung thư đường ruột.

2.6. Viêm dạ dày mạn tính

Viêm dạ dày mạn tính là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị viêm hoặc sưng kéo dài mà không được điều trị dứt điểm khiến bệnh chuyển thành mãn tính.

Nguyên nhân của viêm dạ dày mãn tính có thể do lam dụng thuốc giảm đau, kháng viêm, stress, chế độ ăn uống sinh hoạt không khoa học, vi khuẩn Hp phát triển quả mức… khiến niêm mạc dạ dày mất khả năng chống axit. Từ đó, gây triệu chứng đau quặn thượng vị, đau âm ỉ, cơn đau nhiều hơn khi đói hoặc vào ban đêm.

2.7. Viêm đại tràng – nguyên nhân gây đau thượng vị từng cơn

Viêm đại tràng là tình trạng niêm mạc đại tràng bị viêm nhiễm do nhiễm trùng, viêm đường ruột (IBD), thiếu máu, phản ứng dị ứng hoặc viêm đại tràng vi thể. Tùy theo mức độ, vị trí của viêm mà người bệnh có thể gặp các triệu chứng khác nhau như: Đau quặn từng cơn vùng thượng vị, cảm giác chuột rút ở bụng, mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon…

2.8. Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích còn được gọi là viêm đại tràng co thắt, viêm đại tràng chức năng, là hiện tượng ruột bị rối loạn chức năng, lặp đi lặp lại nhiều lần, nhưng không tìm thấy tổn thương về giải phẫu cũng như tổ chức sinh hoá ở ruột.

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt với nhiều triệu chứng khó chịu như: đau thượng vị từng cơn, táo bón

Bệnh gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt cho người mắc với nhiều triệu chứng khó chịu như: đau thượng vị từng cơn, táo bón, tiêu chảy xen kẽ; đầy bụng, khó tiêu, chướng hơi; trung tiện nhiều, cảm giác đi chưa hết phân; nhức đầu, mất ngủ, mệt mỏi…

Triệu chứng của hội chứng ruột kích thích có thể thay đổi phụ thuộc vào chế độ ăn uống, sinh hoạt của người bệnh.

2.9. Mắc bệnh lý về gan

Các bệnh về gan như: Viêm gan, u gan, xơ gan, viêm gan, áp xe gan… khiến gan sưng tấy, gây áp lực khiến vùng thượng vị đau từng cơn đi kèm các triệu chứng kèm như: Vàng da, chán ăn, sút cân…

2.10. Bệnh lý về mật

Tắc sỏi mật, áp xe đường dẫn mật, giun sán chui qua ống mật hay polyp túi mật cũng có thể gây ra tình trạng đau vùng thượng vị từng cơn cho người bệnh.

2.11. Bệnh về tuyến tụy

Đau thượng vị từng cơn có thể do các bệnh liên quan đến tụy như: viêm tụy cấp, viêm tụy mãn tính, viêm tụy cấp chảy máu và ung thư đầu tụy…

3. Cách chữa đau quặn vùng thượng vị từng cơn

3.1. Sử dụng thuốc Tây

Trước khi sử dụng thuốc tây y để điều trị đau thượng vị từng cơn, người bệnh cần định chính xác nguyên nhân gây bệnh là gì, từ đó mới có thể đưa ra phác đồ điều trị và loại thuốc phù hợp. Dưới đây là một số thuốc người bệnh có thể tham khảo:

– Thuốc kháng axit: Giúp trung hòa HCl, tăng độ pH, hạn chế axit trong dạ dày tác động tới niêm mạc đồng thời điều trị một số triệu chứng liên quan đến sức khỏe đường tiêu hóa.

– Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Sucralfate, Misoprostol, Rebamipide… giúp kích thích bài tiết dịch nhầy, thúc đẩy tuần hoàn máu và sản sinh của các tế bào biểu mô của niêm mạc dạ dày.

Sử dụng thuốc Tây điều trị đau thượng vị từng cơn phải theo đúng chỉ định của bác sĩ

Sử dụng thuốc Tây điều trị đau thượng vị từng cơn phải theo đúng chỉ định của bác sĩ

– Thuốc kháng histamine H2 thường được sử dụng điều trị đau thượng vị từng cơn như: Cimetidin, Nizatidon, Famotidin, Ranitidin,…giúp giảm bài tiết axit trong dạ dày vào ban đêm và sau khi ăn.

**Lưu ý: Người bệnh không được tự mua thuốc tại nhà vì có thể không đúng bệnh dẫn đến việc dùng thuốc không có tác dụng chưa kể đến việc dị ứng hay sốc phản vệ…

3.2. Dùng mẹo điều trị đau thượng vị từng cơn

Uống trà gừng

Trà gừng giúp bụng ấm lên, từ đó giúp các cơn đau được dịu lại. Bạn thái lát gừng, khoảng 3-4 lát mỏng hoặc có thể đập dập, rồi cho vào cốc nước nóng và đậy nắp khoảng 2-3 phút là có thể uống. Bạn có thể thêm 1-2 thìa cà phê mật ong khuấy đều uống rất tốt

Kiên trì dùng trà gừng mỗi ngày vào mỗi buổi sáng, trước khi ăn và trước khi đi ngủ khoảng 1 tháng sẽ thấy công dụng rõ rệt.

Sử dụng trà bạc hà

Bạc hà vị the, tính hàn khi kết hợp cùng trà xanh có thể giúp giảm stress, thư giãn đầu óc cho người hay mệt mỏi,… giảm cơn đau dạ dày co bóp rất tốt.

Trà bạc hà uống vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy sẽ kích thích dạ dày, tránh tình trạng đầy hơi, khó chịu

Trà bạc hà uống vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy sẽ kích thích dạ dày, tránh tình trạng đầy hơi, khó chịu

Bạn cho vài lá bạc hà tươi đã rửa sạch vào bình và hãm lấy nước uống, hoặc có thể dùng lá trà khô và lá bạc hà phơi khô để pha nước.

Trà bạc hà uống vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy sẽ kích thích dạ dày, tránh tình trạng đầy hơi, khó chịu.

Sử dụng trà hoa cúc

Trà hoa cúc có tác dụng an thần và trị đau dạ dày, làm giảm các cơn đau, hỗ trợ điều trị tình trạng đầy hơi, ợ chua khó chịu.

Bạn sử dụng 1 vài bông cúc khô hãm với nước nóng và uống ngày hai lần sáng trước bữa ăn và tối trước khi đi ngủ. Kiên trì sử dụng  1 tháng sẽ thấy tình trạng bệnh đau dạ dày thuyên giảm rõ rệt.

Trà mật ong

Mật ong là một loại kháng sinh tự nhiên, có tính sát khuẩn cực cao, giúp tiêu diệt vi khuẩn có trong dạ dày. Bên cạnh đó, mật ong còn làm giảm sự tiết dịch axit bên trong dịch vị dạ dày, làm dịu các cơn đau và chữa lành vết loét niêm mạc dạ dày hiệu quả.

Với những người bị đau thượng vị từng cơn do viêm loét dạ dạy hay thủng dạ dày, dùng mật ong có thể làm dịu các vết loét, hỗ trợ làm giảm nhẹ các cơn đau hiệu quả.

Bạn cần pha một muỗng cà phê mật ong với 70ml nước ấm, sau đó khuấy đều và uống vào buổi sáng sớm hoặc tối trước khi đi ngủ để giảm các triệu chứng đau dạ dày.

Chườm ấm

Bạn cho một ít nước ấm vào túi chườm và đặt trên bụng, có thể kết hợp với massage nhẹ cũng có thể làm giảm cơn đau nhanh.

Nếu không có túi chườm, bạn có thể dùng khăn mềm được nhúng trong nước nóng, vắt hơi ráo rồi đặt lên trên bụng. Lặp đi lặp lại trong khoảng 30 phút sẽ giúp bạn giảm nhẹ các cơn đau thượng vị.

Sử dụng bài tập yoga

Bạn có thể thực hiện một số tư thế yoga giúp kích thích tiêu hóa, giảm đầy hơi khó tiêu và giảm đau.

Bạn có thể nằm ngửa thoải mái, lưng thẳng với sàn nhà, co chân lên, gập đầu gối đến bụng; giữ nguyên đầu gối và vòng tay qua cẳng chân. Sau đó, giữ tư thế này khoảng 1 phút rồi hạ xuống và lặp lại bài tập cho đến khi bạn cảm thấy thoải mái hơn.

3.3. Chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học

Ngoài sử dụng các mẹo trên, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh để thoát khỏi chứng đau thượng vị từng cơn. Người bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

Nên:

– Uống đủ lượng nước mỗi ngày sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động dẽ dàng và thuận lợi hơn.

– Tăng cường ăn các loại thực phẩm có tính mát như: rau má, nước mía, sắn dây, bí đao… giúp giảm các triệu chứng nóng rát, ợ hơi do bệnh gây ra.

Uống đủ lượng nước mỗi ngày sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động dẽ dàng và thuận lợi hơn

Uống đủ lượng nước mỗi ngày sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động dẽ dàng và thuận lợi hơn

– Bổ sung các nhóm thực phẩm giúp trung hòa axit, giảm nồng độ axit trong dạ dày, giúp hạn chế những tổn thương cho niêm mạc dạ dày.

– Nên ăn các món ăn dạng cháo, súp, thực phẩm ninh nhừ để cơ thể dễ tiêu hóa.

– Nên ăn đúng bữa, đủ bữa, không ăn quá no giúp cải thiện tình trạng đau quặn thượng vị từng cơn, điều hòa lượng axit trong dạ dày.

Không nên:

– Không nên ăn quá nhiều, ăn quá no sẽ khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn, làm tăng cơn đau vùng thượng vị.

– Tránh xa các loại thực phẩm chua, cay, nhiều dầu mỡ, chất béo khiến dạ dày khó tiêu hóa.

– Tránh xa bia, rượu, đồ uống có ga, chất kích thích.

– Không nên ăn thực phẩm chế biến sẵn, các loại đồ đông lạnh, có nhiều chất bảo quản.

Để được giải đáp các thắc mắc khác liên quan đến đau thượng vị và đặt lịch khám cùng chuyên gia tiêu hóa Trung ương đến từ Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện 103 tại CT Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc, khách hàng vui lòng liên hệ Hotline: 0969.566.115.

CT Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc

122 Nguyễn Tất Thành, Phường Liên Bảo, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc

Website: https://benhvienvinhphuc.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/ctbenhvienquoctevinhphuc/

 

Ảnh poup
Đăng ký ngay

    Chúng tôi cam kết không chia sẻ thông tin cá nhân của bạn cho bên thứ 3

    Giờ làm việc

    1900 888 656
    Đặt lịch khám