Ngày hội sức khỏe - Chăm sóc & tư vấn miễn phí

Đau thượng vị bên phải do đâu? Có nguy hiểm không?

Hoa Nguyễn Thị
101

Đau thượng vị bên phải là triệu chứng thường liên quan đến các bệnh lý về hệ tiêu hóa. Trong một số trường hợp, nó còn là dấu hiệu cảnh báo về một số tình trạng nghiêm trọng như: Viêm ruột thừa, viêm túi mật, nhiễm trùng đường mật, sỏi thận… Các bệnh lí trên nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.

1. Đau thượng vị bên phải là bị gì? Có nguy hiểm không?

Thông thường, đau thượng vị bên phải thường liên quan đến bệnh lí gan và đường ruột. Cơn đau tăng về cường độ có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm ruột thừa, sỏi mật hoặc các vấn đề sức khỏe nguy hiểm khác.

Khi gặp triệu chứng này, người bệnh nên ghi lại thời điểm khởi phát cơn đau, biểu hiện cơn đau như đau quặn từng cơn hay âm ỉ, cường độ cơn đau, cơn đau có lan đến các vùng khác không, thời gian mỗi cơn đau, triệu chứng bất thường kèm theo như nôn, sốt, đi tiểu, đại tiện, … để bác sĩ có căn cứ chẩn đoán chính xác bệnh lý.

Đau thượng vị bên phải là bị gì?

Thông thường, đau thượng vị bên phải thường liên quan đến bệnh lí gan và đường ruột

Cơn đau thượng vị bên phải có thể xảy ra ở hai vị trí sau:

– Đau vùng thượng vị bên phải, phía dưới: Vùng thượng vị bên phải, phía dưới là vị trí của ruột thừa, đại tràng và một phần của cơ quan sinh sản nữ. Cơn đau xảy ra ở khu vực này thường liên quan đến bệnh viêm ruột thừa, viêm đại tràng, viêm túi thừa, viêm ruột, hội chứng ruột kích thích, thai ngoài tử cung, viêm vùng chậu…

– Đau thượng vị bên phải, phía trên: Đây là vị trí của gan, túi mật, tá tràng, đầu tụy, thận phải, tá tràng. Tình trạng viêm, tắc nghẽn, chấn thương xảy ra với bất kỳ cơ quan nào kể trên đều có thể gây ra các cơn đau cho người bệnh.

Xem thêm: [GIẢI ĐÁP CHI TIẾT] Đau thượng vị bên trái là bệnh gì? Khắc phục ra sao?

2. Nguyên nhân gây đau thượng vị bên phải do đâu?

Đau thượng vị bên phải có thể xuất phát từ các nguyên nhân điển hình sau:

2.1. Viêm ruột thừa gây đau thượng vị bên phải

Triệu chứng đau thượng vị bên phải hay quanh rốn có thể là triệu chứng cảnh báo viêm ruột thừa. Ban đầu, cơn đau có thể xảy ra quanh rốn, sau khoảng 6 – 12 tiếng sẽ lan xuống vùng bụng dưới bên phải. Triệu chứng đau tiến triển nghiêm trọng hơn theo thời gian, cơn đau có thể đau dữ dội, co cứng thành bụng.

Triệu chứng đau thượng vị bên phải hay quanh rốn có thể là triệu chứng cảnh báo viêm ruột thừa

Triệu chứng đau thượng vị bên phải hay quanh rốn có thể là triệu chứng cảnh báo viêm ruột thừa

Một số triệu chứng khác đi kèm bao gồm: chán ăn, buồn nôn và nôn ói, tiêu chảy, sốt cao trên 39 độ, đau tăng lên khi sờ vùng thượng vị bên dưới

Lúc này, người bệnh cần tới bệnh viện để được khám và phẫu thuật kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

2.2. Viêm túi mật do sỏi túi mật

Cơn đau ở vùng thượng vị bên phải cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sỏi túi mật, thường kéo dài từ vài phút đến vài giờ. Nếu bị viêm túi mật do sỏi mật, người bệnh có thể cảm thấy đau vùng bụng bên phải dữ dội, cơn đau đột ngột, tăng nhanh, lan dần sang lên vai phải hoặc sau lưng; đi kèm với đó là triệu chứng chán ăn, ăn kém, buồn nôn và nôn, sốt cao

Người bệnh cần nhập viện để được chẩn đoán và can thiệp phẫu thuật cắt túi mật khi có chỉ định. Nếu nguyên nhân do viêm túi mật thì cần hỗ trợ kháng sinh, dịch truyền và can thiệp ngoại khoa cắt túi mật.

2.3. Đau thượng vị bên phải do viêm gan cấp

Đau thượng vị bên phải có thể gặp ở bệnh lí viêm gan. Viêm gan cấp xảy ra khi các tế bào gan bị tổn thương và viêm nhiễm. Bệnh lý này diễn tiến một cách thầm lặng, không có biểu hiện ở giai đoạn đầu, chỉ khi bệnh đã nặng thì người bệnh mới thấy rõ các triệu chứng. Một số triệu chứng đi đau thượng vị bên phải bao gồm: buồn nôn, nôn ói, chán ăn, mệt mỏi, nước tiểu sẫm màu, vàng da…

Đau thượng vị bên phải do viêm gan cấp

Đau thượng vị bên phải do viêm gan cấp

Nếu gặp các triệu chứng trên thì người bệnh cần đi khám ngay để xác định tình trạng viêm gan và nguyên nhân, từ đó có phác đồ điều trị kịp thời. Bác sĩ có thể chỉ định điều trị các thuốc đặc hiệu như: Thuốc đặc trị virus cho viêm gan siêu vi C, viêm gan do nguyên nhân tự miễn và theo dõi các biến chứng có thể gặp trong bệnh cảnh viêm gan cấp (suy gan cấp, rối loạn đông cầm máu…).

2.4. Sỏi thận – gây đau thượng vị bên phải

Sỏi thận là nguyên nhân cản trở đường vận chuyển nước tiểu, có thể gây đau thượng vị bên phải, sau đó lan ra sau lưng hoặc xuống bụng dưới, cơ quan sinh dục. Cơn đau quặn thận thường kéo dài khoảng 20 – 60 phút, sau đó có thể thuyên giảm nhưng sẽ tái phát. Bên cạnh đau thượng vị bên phải, một số triệu chứng khác có thể cảnh báo sỏi thận như: thường xuyên buồn nôn, nôn ói, đau rát khi đi tiểu, tiểu ra máu, tiểu đục, bí tiểu, khó tiểu hoặc đi tiểu nhiều bất thường, sốt.

Với trường hợp sỏi thận, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc chống viêm, thuốc giảm đau để giảm triệu chứng. Nếu nhiễm trùng hệ tiết niệu, người bệnh cần dùng kháng sinh. Một số trường hợp sỏi kích thước lớn cần được can thiệp tán sỏi hoặc phẫu thuật.

2.5. Thai ngoài tử cung gây đau thượng vị bên phải

Thai ngoài tử cung xảy ra khi trứng đã được thụ tinh làm tổ bên ngoài tử cung. 95% thai ngoài tử cung ở vị trí vòi trứng. Nữ giới gặp phải tình trạng thai ngoài tử cung có thể bị đau bụng bên phải kèm các triệu chứng như: Chảy máu âm đạo hoặc tiết dịch màu nâu, đau hạ vị, trễ kinh. Đây là 3 triệu chứng điển hình mà chị em trong độ tuổi mang thai cần lưu ý để nhập viện ngay.

Nữ giới gặp phải tình trạng thai ngoài tử cung có thể bị đau bụng bên phải kèm các triệu chứng như: Chảy máu âm đạo hoặc tiết dịch màu nâu

Nữ giới gặp phải tình trạng thai ngoài tử cung có thể bị đau bụng bên phải kèm các triệu chứng như: Chảy máu âm đạo hoặc tiết dịch màu nâu…

Nếu thai ngoài tử cung bị vỡ, chị em có thể gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng như: chóng mặt, hoa mắt, vã mồ hôi, da niêm tái nhợt, đau bụng dữ dội, bụng gồng cứng, thậm chí ngất đi

Thai ngoài tử cung vỡ là trường hợp cấp cứu sản khoa cần được nhập viện ngay để phẫu thuật cắt bỏ khối thai vỡ và cầm máu. Tình trạng mất máu nhiều có thể dẫn đến tử vong cho thai phụ.

2.6. Viêm vùng chậu có thể gây đau thượng vị bên phải

Viêm vùng chậu là bệnh lý nhiễm trùng ở cơ quan sinh sản của phụ nữ, gây ra bởi các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Đây là căn bệnh thường do vi khuẩn lậu hoặc chlamydia gây nên. Bệnh có thể gây đau vùng bụng dưới bên phải, kèm các triệu chứng như: Tiết dịch âm đạo bất thường, có mùi hôi; sốt; buồn nôn hoặc nôn mửa; đau khi quan hệ tình dục; nóng rát khi đi tiểu…

Viêm vùng chậu có thể điều trị khỏi nhưng không thể phục hồi được các vết sẹo gây ra trong quá trình nhiễm bệnh. Nếu viêm vùng chậu không được điều trị sớm và dứt điểm sẽ làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe sinh sản như như vô sinh.

2.7. Đau thượng vị bên phải do nhiễm trùng tiêu hóa

Nhiễm trùng tiêu hóa gây ra các triệu chứng như tiêu chảy dạng phân nước hoặc nhớt, diễn ra liên tục trong vài ngày. Nguyên nhân là do sự tấn công của các vi sinh vật, đặc biệt là vi khuẩn và nấm men; một số ít trường hợp là do sự xâm nhập của các loại ký sinh trùng.

Khi bị nhiễm trùng đường tiêu hóa, bên cạnh đau bụng phải, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như: Tiêu chảy, tiêu phân nhầy máu, sốt, nôn ói, ăn uống kém…

Đau thượng vị bên phải do nhiễm trùng tiêu hóa

Bên cạnh đau bụng phải, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như: Tiêu chảy, tiêu phân nhầy máu, sốt

Khi bị nhiễm trùng đường tiêu hóa, người bệnh cần đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể. Nếu bị mất quá nhiều nước khi tiêu chảy, nôn, sốt, cần đến ngay các cơ sở y tế để được truyền bù nước kịp thời.

Các trường hợp nhiễm khuẩn đường ruột nặng, người bệnh cần nhập viện để truyền dịch tĩnh mạch, sử dụng thuốc kháng sinh hoặc các phương pháp điều trị khác. Căn cứ vào kết quả xét nghiệm mẫu phân tìm tác nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp.

2.8. Hội chứng ruột kích thích

Cơn đau thượng vị bên phải xảy ra do hội chứng ruột kích thích thường cải thiện sau khi đi đại tiện. Các triệu chứng đi kèm bao gồm: tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, khó tiêu…

Nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích đến nay vẫn chưa được kết luận chính xác nhưng thường xảy ra ở những người bệnh mắc chứng rối loạn lo âu, trầm cảm, chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học.

Khi gặp tình trạng này, người bệnh nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm.

3.9. Đau bụng kinh gây đau thượng vị bên phải

Nữ giới có thể bị đau bụng bên phải hoặc trái trong chu kỳ kinh nguyệt. Cơn đau không nghiêm trọng nhưng có thể kéo dài nhiều ngày. Quá trình rụng trứng diễn ra luân phiên tại hai buồng trứng trái và phải, chính vì vậy cảm giác đau sẽ xuất hiện tương ứng ở bên đang rụng trứng.

Tình trạng trên thường gặp ở những người có tiền sử bị lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, mang thai ngoài tử cung.

Nếu tình trạng đau gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, người bệnh có thể cân nhắc dùng thuốc giảm đau (Acetaminophen) hoặc thuốc chống viêm (Ibuprofen) theo chỉ định của bác sĩ sản phụ khoa. Chườm ấm, uống trà thảo dược… cũng có thể giúp cải thiện tình trạng khó chịu này.

3. Cách điều trị đau thượng vị bên phải

Cách điều trị đau thượng vị bên phải sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Người bệnh nên đi khám sớm, thực hiện các chỉ định cận lâm sàng để chẩn đoán nguyên nhân.

Một số nguyên nhân cần can thiệp ngay như: Viêm ruột thừa, thai ngoài tử cung vỡ, viêm túi mật cấp, cơn đau quặn thận. Các nguyên nhân ít nguy hiểm hơn, người bệnh cần được điều trị và theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa.

4. Đau thượng vị bên phải khi cần đến bệnh viện?

Người bệnh cần đi khám ngay lập tức nếu cơn đau bụng bên phải xuất hiện đột ngột, dữ dội hoặc đi kèm các triệu chứng dưới đây:

– Đau ngực

– Khó thở

– Chóng mặt, choáng váng, ngất

– Khó nuốt hoặc đau khi nuốt

– Sốt cao liên tục

– Vã mồ hôi, da niêm tái nhạt

– Tụt huyết áp

– Nôn ra máu

– Đại tiện ra máu

– Tiêu chảy nhiều lần và liên tục

Đau thượng vị bên phải khi nào cần đi viện?

Nếu gặp tiêu chảy nhiều lần và liên tục kèm đau thượng vị bên phải thì bạn cần thăm khám sớm

– Buồn nôn, nôn liên tục

– Vàng mắt, vàng da

– Đau bụng dữ dội và to bất thường

– Xuất huyết âm đạo bất thường

– Tiểu buốt, tiểu đục, tiểu ra máu

– Sụt cân bất thường không rõ nguyên nhân.

5. Phòng ngừa đau thượng vị bên phải như thế nào?

Trong một số trường hợp, đau thượng vị bên phải có thể được ngăn ngừa hiệu quả bằng cách thay đổi lối sống và xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh. Cụ thể:

– Uống đủ nước mỗi ngày để các cơ quan trong cơ thể hoạt động thuận lợi, đào thải tốt các chất cặn bã ra khỏi cơ thể, đồng thời tránh táo bón hiệu quả.

– Hình thành thói quen đi đại tiện đều đặn, không nhịn tiểu.

– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường rau xanh và trái cây để hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh.

Bổ sung rau xanh, trái cây tươi giúp cung cấp vitamin và tăng đề kháng cho cơ thể

Bổ sung rau xanh, trái cây tươi giúp cung cấp vitamin và tăng đề kháng cho cơ thể

– Hạn chế đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, đồ ăn đóng hộp hoặc chế biến sẵn; đồ ăn chua cay, đồ ăn lên men.

– Hạn chế bia rượu, đồ uống có ga; không sử dụng các chất kích thích.

– Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để dạ dày hoạt động dễ dàng hơn.

– Ăn đúng bữa. Ăn chậm nhai kỹ giúp giảm áp lực cho hệ tiêu hóa trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Không nói chuyện nhiều khi ăn uống để tránh nuốt phải lượng khí lớn vào dạ dày gây đầy hơi.

– Tập luyện thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày giúp các cơ quan trong cơ thể khỏe mạnh hơn.

– Tránh căng thẳng, stress, làm việc quá sức.

– Ngủ đủ giấc mỗi ngày không thức quá khuya.

– Di chuyển, vận động an toàn để tránh chấn thương vùng bụng.

Trên đây là tổng hợp các thông tin liên quan đến triệu chứng đau thượng vị bên phải, các nguyên nhân, phương pháp điều trị và phòng ngừa. Hy vọng, thông qua những chia sẻ này, người bệnh sẽ có thêm thông tin hữu ích để chủ động theo dõi sức khỏe, thăm khám sớm, hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm.

Trung tâm Tiêu hóa – CT Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc là địa chỉ uy tín tại Vĩnh Phúc, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị hiệu quả các bệnh lý tiêu hóa. Trung tâm quy tụ đội ngũ bác sĩ tiêu hóa chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm từ Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện 103…

Bên cạnh đó là sự hỗ trợ của hệ thống máy nội soi tiêu hóa NBI hiện đại, nhập khẩu từ Nhật Bản, có thể phát hiện chính xác ung thư tiêu hóa từ giai đoạn rất sớm.

Để được giải đáp các thắc mắc khác liên quan đến đau thượng vị và đặt lịch khám cùng chuyên gia tiêu hóa Trung ương đến từ Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện 103 tại CT Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc, khách hàng vui lòng liên hệ Hotline: 0969.566.115.

CT Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc

122 Nguyễn Tất Thành, Phường Liên Bảo, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc

Website: https://benhvienvinhphuc.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/ctbenhvienquoctevinhphuc/

 

 

Ảnh poup
Đăng ký ngay

    Chúng tôi cam kết không chia sẻ thông tin cá nhân của bạn cho bên thứ 3

    Giờ làm việc

    1900 888 656
    Đặt lịch khám