Ngày hội sức khỏe - Chăm sóc & tư vấn miễn phí

Nội soi dạ dày có bị lây bệnh không?

Hoa Nguyễn Thị
182

Nội soi dạ dày có bị lây bệnh không là mối quan tâm của nhiều người bệnh vì lo ngại việc dùng chung ống nội soi với nhiều bệnh nhân khác. Nỗi lo lắng trên của người bệnh sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây đến từ các bác sĩ tiêu hóa của CT Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc.

1. Nội soi dạ dày có bị lây bệnh không?

Nội soi dạ dày có bị lây bệnh không? Câu trả lời là có thể xảy ra. Nội soi dạ dày tuy là phương pháp tầm soát dạ dày được đánh giá cao về độ an toàn và chính xác nhưng nó vẫn có rủi ro lây nhiễm chéo bệnh từ người này sang người khác.

Nội soi dạ dày có bị lây bệnh không

Nội soi dạ dày tuy là phương pháp được đánh giá cao về độ an toàn nhưng tiềm ẩn rủi ro lây nhiễm chéo bệnh từ người này sang người khác

Việc lây nhiễm chéo trong nội soi dạ dày có thể xảy ra do 3 nguyên nhân: thiết bị y tế, nhân viên y tế và ngay chính từ bệnh nhân. Điều này dẫn tới 3 trường hợp lây nhiễm chéo từ với mức độ xảy ra giảm dần như sau:

– Lây nhiễm từ bệnh nhân sang bệnh nhân

– Lây nhiễm từ bệnh nhân sang nhân viên y tế

– Lây nhiễm từ nhân viên y tế cho bệnh nhân

Vậy lây nhiễm chéo trong nội soi dạ dày như thế nào, nội dung sẽ có trong phần tiếp theo của bài viết.

2. Nguyên nhân gây lây nhiễm chéo khi nội soi dạ dày

2.1 Lây nhiễm chéo từ bệnh nhân sang bệnh nhân

Nội soi dạ dày có bị lây bệnh không? Nguyên nhân gây ra tình trạng lây nhiễm chéo giữa các bệnh nhân là do các thiết bị nội soi (như ống nội soi, kìm sinh thiết, hoặc các vật dụng trong phòng nội soi,…) chưa được vệ sinh, khử khuẩn đúng cách.

Do đó, các loại vi khuẩn, virus vẫn còn bám lại trên các thiết bị sẽ đi vào cơ thể của một hoặc nhiều bệnh nhân khác và gây các bệnh truyền nhiễm, cụ thể như:

– Nhiễm khuẩn H.P: Vi khuẩn H.P sống ở lớp nhầy niêm mạc dạ dày và sản sinh chất urease phá hủy thành niêm mạc, gây viêm loét dạ dày… Trong quá trình nội soi dạ dày, nếu dây nội soi không được khử khuẩn và bảo quản đúng quy trình có thể làm lây lan vi khuẩn H.P từ người nhiễm sang người không nhiễm.

Nội soi dạ dày có bị lây bệnh không?

Trong quá trình nội soi, nếu dây nội soi không được khử khuẩn đúng quy trình có thể làm lây lan vi khuẩn H.P

– Nhiễm khuẩn gây bệnh: Một số vi khuẩn E.coli, Klebsiella pneumoniae, thương hàn… có thể lây qua nội soi khi dây nội soi và dụng cụ không được làm sạch và khử khuẩn theo đúng quy trình. Việc lây nhiễm này rất nguy hiểm khi các loại vi khuẩn này đã kháng thuốc.

– Nhiễm virus viêm gan: Viêm gan virus B rất phổ biến ở nước ta với tỷ lệ nhiễm mạn tính trong dân số là trên 8%. Virus viêm gan B xâm nhập vào cơ thể sẽ khiến chức năng gan suy giảm. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính và không được điều trị theo phác đồ của bác sĩ, người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như xơ gan, suy gan cấp, ung thư gan.

Tình trạng người bệnh bị lây nhiễm qua các các thiết bị và vật dụng trong phòng nội soi xuất phát từ những nguyên nhân:

  • Thời gian vệ sinh ống nội soi không đúng quy định.

Việc không thực hiện đúng thời gian vệ sinh thiết bị nội soi mà đã mang đi sử dụng sẽ dẫn tới tình trạng lây nhiễm cho bệnh nhân nội soi dạ dày.

  • Thiếu thiết bị vệ sinh chuyên dụng

Ở những bệnh viện không có hệ thống máy rửa tự động mà sử dụng phương pháp rửa ống nội soi thủ công cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm chéo nếu việc vệ sinh không tuân thủ chặt chẽ theo quy định.

Nhân viên xử lý dụng cụ cũng có thể bị lây bệnh trong quá trình xử lý dụng cụ nội soi.

  • Không dùng các dụng cụ sử dụng 1 lần

Việc sử dụng lại những thiết bị như kìm sinh thiết, snare, cốc nước, ga trải giường,… cũng có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn, virus cho bệnh nhân và cả nhân viên y tế.

  • Nhân viên điều dưỡng thiếu kiến thức chuyên môn về khử khuẩn

Nhân viên y tế không tuân thủ đầy đủ quy trình làm sạch và khử khuẩn thiết bị như: không kiểm tra rò rỉ sau mỗi lần nội soi, thời gian ngâm khử khuẩn không đủ, không sử dụng đúng hóa chất khử khuẩn, không làm khô đúng tiêu chuẩn,…

Vì vậy, bệnh nhân nên tới những địa chỉ nội soi dạ dày có thiết bị nội soi hiện đại, sử dụng công nghệ khử khuẩn tiên tiến, hạn chế các vật dụng dùng chung cho nhiều người, sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ bị lây nhiễm chéo cho bản thân.

Xem thêm: Nội soi tiêu hóa: Các phương pháp, quy trình và chi phí

Xem thêm: Nội soi dạ dày: Quy trình, chi phí, cần lưu ý gì và nội soi ở đâu tốt?

2.2 Lây nhiễm chéo từ bệnh nhân sang nhân viên y tế

Nội soi dạ dày có bị lây bệnh không đối với nhân viên y tế? Nhân viên y tế cũng có thể bị lây nhiễm bệnh trong quá trình làm việc nếu tiếp xúc với máu, dịch nhầy của bệnh nhân có chứa vi khuẩn, virus viêm gan A, gan B, xoắn khuẩn HP,…

Nhân viên y tế không trang bị đồ bảo hộ như gang tay, khẩu trang,…hay không vệ sinh khử khuẩn đúng cách sau khi kết thúc ca nội soi có thể bị nhiễm bệnh nếu tiếp xúc với dịch nhầy của bệnh nhân có mầm bệnh truyền nhiễm.

2.3 Lây nhiễm chéo từ nhân viên y tế sang bệnh nhân

Trường hợp này rất hiếm xảy ra nhưng vẫn là nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm cho bệnh nhân khi đi nội soi dạ dày.

Nhân viên y tế cần đeo găng tay khi nội soi

Nhân viên y tế cần trang bị khẩu trang, găng tay y tế khi nội soi để đảm bảo an toàn, tránh lây nhiễm chéo bệnh

Nội soi dạ dày có bị lây bệnh không? Nhân viên y tế đang mang mầm bệnh như lao, virus cúm,… trong quá trình nội soi nếu không sử dụng bảo hộ có thể làm lây nhiễm vi khuẩn, virus qua dụng cụ hoặc qua giao tiếp với bệnh nhân mà không đeo khẩu trang.

Do vậy, nhân viên y tế cần trang bị đầy đủ bảo hộ như khẩu trang, găng tay để bảo vệ cho bản thân cũng như cho người bệnh.

3. Lây nhiễm chéo trong nội soi dạ dày có nguy hiểm không?

Lây nhiễm chéo khi thực hiện nội soi dạ dày nói riêng cũng như nội soi tiêu hóa nói chung nguy hiểm ở chỗ rất khó phát hiện ra và điều trị kịp thời. Và người bị lây bệnh đôi khi không biết nguồn lây từ việc nội soi dạ dày. Quá trình lây nhiễm thương diễn ra âm thầm, nhiều người chỉ phát hiện sau nhiều tháng thậm chí nhiều năm khi vi khuẩn, virus gây bệnh và xuất hiện các triệu chứng.

Hiện có khoảng 50 loại vi khuẩn/vi rus có khả năng lây bệnh qua thủ thuật nội soi tiêu hóa điển hình là: viêm gan A, viêm gan B, thương hàn, xoắn khuẩn HP,virus HIV,… Người bệnh hoặc nhân viên y tế đều có nguy cơ mắc bị lây nhiếm chéo nếu không thực hiện đúng quy định về nội soi.

4. Cách hạn chế nguy cơ bị lây bệnh qua thiết bị nội soi dạ dày

Bệnh nhân và nhân viên y tế có thể bị lây bệnh khi nội soi dạ dày, do đó cần tuân thủ chặt chẽ những vấn đề sau:

4.1 Đối với bệnh nhân nội soi dạ dày

Đế bảo vệ bản thân khỏi rủi ro lây nhiễm thực hiện nội soi dạ dày, người bệnh cần lưu ý:

Lựa chọn địa chỉ nội soi dạ dày uy tín

– Đội ngũ y bác sĩ giỏi: Địa chỉ nội soi dạ dày uy tín sẽ có đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng giàu kinh nghiệm, thực hiện đúng các quy định trong nội soi như: quy trình nội soi dạ dày, trang phục bảo hộ khi làm việc,… để giảm thiểu tối đa việc lây nhiễm chéo cho cả bệnh nhân và nhân viên y tế.

Địa chỉ nội soi dạ dày uy tín

Địa chỉ nội soi dạ dày uy tín sẽ giảm thiểu tối đa việc lây nhiễm chéo cho cả bệnh nhân và nhân viên y tế

– Cơ sở vật chất, thiết bị máy móc hiện đại: Bệnh nhân nên chọn địa chỉ nội soi có hệ thống máy móc hiện đại, hệ thống khử khuẩn – tiệt khuẩn ống nội soi khép kín, sử dụng dụng cụ 1 lần cho các thủ thuật như: kìm sinh thiết, snare cắt polyp, gạc lau, giấy trải giường, cốc nước,…

Không nội soi nhiều lần nếu không cần thiết

Nếu không có dấu hiệu của bệnh tiêu hóa hoặc không có chỉ định của bác sĩ thì bệnh nhân không nên đi nội soi quá nhiều lần để giảm thiểu nguy cơ tiếp xúc với các thiết bị nội soi – con đường trung gian lây nhiễm vi khuẩn, virus vào cơ thể.

Thông báo chi tiết cho bác sĩ tình trạng bệnh

Nếu mắc các bệnh lây nhiễm như HIV, viêm gan A, viêm gan B,… người bệnh cần thông báo với bác sĩ trong quá trình thăm khám để có phương án phù hợp về thăm khám cũng như vệ sinh khử khuẩn, giảm nguy cơ lây nhiễm chéo.

4.2 Đối với nhân viên y tế

Bác sĩ, điều dưỡng trong phòng nội soi cần tuân thủ chặt chẽ các quy định về vệ sinh khử khuẩn trong công tác nội soi tiêu hóa do Bộ Y tế ban hành, giúp giảm nguy cơ lây nhiễm chéo khi thực hiện thủ thuật này:

– Đối với bác sĩ và nhân viên điều dưỡng: Cần được đào tạo và nghiêm chỉnh chấp hành những khuyến cáo về kiểm soát nhiễm khuẩn.

Vệ sinh khử khuẩn thiêt bị nội soi

Nhân viên y tế cần thực hiện nghiêm ngặt các hướng dẫn về vệ sinh dụng cụ

– Đối với nhân viên phụ trách việc xử lý dụng cụ nội soi: Cần thực hiện nghiêm ngặt các hướng dẫn về vệ sinh dụng cụ bao gồm: sử dụng hóa chất để khử khuẩn và tiệt khuẩn, bảo quản thiết bị.

Sau khi sử dụng dây nội soi, nhân viên phụ trách xử lý dụng cụ nội soi cần làm sạch theo quy trình: xử lý tại chỗ, thử rò rỉ của dây soi sau mỗi lần soi để đảm bảo dây soi không bị thủng, làm sạch, khử khuẩn dây soi với hóa chất, bảo quản trong tủ có hệ thống sấy và tiệt khuẩn tự động. Nhân viên y tế không thể bỏ qua bất kỳ bước nào hoặc tự ý rút ngắn quy trình. Điều này sẽ giúp giảm tối đa nguy cơ lây nhiễm cho bệnh nhân được soi tiếp theo.

Xem thêm: [GIẢI ĐÁP THẮC MẮC] Có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc không?

Xem thêm: Nội soi dạ dày có bảo hiểm y tế được chi trả bao nhiêu tiền?

4.3 Đối với các bệnh viện, trung tâm y tế

Các bệnh viện, trung tâm y tế cần đặt sự an toàn cho bệnh nhân lên hàng đầu, chú trọng đầu tư chất lượng của đội ngũ y bác sĩ và cơ sở hạ tầng, cụ thể:

– Đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế có chuyên môn, thực hiện nghiêm chỉnh quá trình khử khuẩn/tiệt khuẩn thiết bị nội soi dạ dày.

– Đầu tư hệ thống máy móc nội soi hiện đại, đáp ứng số lượng và chất lượng phục vụ bệnh nhân.

– Phòng nội soi cần sạch sẽ, thông thoáng.

– Phòng xử lý dụng cụ cần có đủ các phương tiện như: nguồn nước, bồn, súng làm khô, tủ bảo quản vật dụng,… đảm bảo công tác khử khuẩn.

– Sử dụng các thiết bị dùng 1 lần cho mỗi lần nội soi như: gạc lau, dây hút, cốc uống nước, giấy trải giường, kìm sinh thiết, dụng cụ cho thủ thuật cắt polyp,…

Với các thông tin đã phân tích ở trên thì thắc mắc nội soi dạ dày có bị lây bệnh không đã được giải đáp chi tiết. Người bệnh và nhân viên y tế thực hiện nội soi dạ dày đều có nguy cơ bị lây nhiễm chéo chủ yếu qua thiết bị nội soi không được vệ sinh sạch sẽ. Do đó, người bệnh nên tới những địa chỉ khám nội soi có cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ y bác sĩ giỏi để đảm bảo an toàn cho chính mình.

Tại Vĩnh Phúc, CT Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc là địa chỉ cung cấp dịch vụ nội soi dạ dày với nhiều ưu điểm vượt trội về chất lượng như:

– Đội ngũ bác sĩ tiêu hóa giỏi chuyên môn, tuân thủ tuyệt đối quy trình nội soi cũng như khử khuẩn theo quy định của Bộ Y tế.

– Lựa chọn nội soi tại phòng khám người bệnh sẽ không phải lo lắng nội soi dạ dày có bị lây bệnh không bởi tất cả thiết bị, dụng cụ trong quy trình nội soi trước và sau khi được sử dụng đều được xử lý vô khuẩn theo quy trình chặt chẽ, tránh lây nhiễm chéo, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người bệnh.

Máy nội soi tiêu hóa Fujifilm - Nhật Bản

Dàn máy nội soi dạ dày, đại tràng nhập khẩu từ hãng Fujifilm – Nhật Bản tại phòng khám

Hệ thống máy nội soi hiện đại nhập khẩu từ Nhật Bản. Đây là thiết bị nội soi ứng dụng công nghệ xử lý hình ảnh cao cấp, cho phép phóng đại hình ảnh lên đến hàng trăm lần, giúp phát hiện chính xác những tổn thương dù là nhỏ nhất mà máy nội soi thường không thể làm được.

– Sau nội soi người bệnh được chăm sóc chu đáo bởi đội ngũ nhân viên y tế được đào tạo chuyên nghiệp.

– Phòng khám có hỗ trợ ăn nhẹ sau khi nội soi, đảm bảo sức khỏe cho người bệnh.

– Chi phí nội soi hợp lý, phù hợp tài chính của đại đa số người bệnh..

Để được tư vấn chi tiết về dịch vụ nội soi dạ dày cũng như đặt lịch khám với đội ngũ bác sĩ tiêu hóa hàng đầu, khách hàng vui lòng liên hệ Hotline: 0969.566.115.

CT Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc

122 Nguyễn Tất Thành, Phường Liên Bảo, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc

Website: https://benhvienvinhphuc.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/122nguyentatthanh

Ảnh poup
Đăng ký ngay

    Chúng tôi cam kết không chia sẻ thông tin cá nhân của bạn cho bên thứ 3

    Giờ làm việc

    1900 888 656
    Đặt lịch khám