Ngày hội sức khỏe - Chăm sóc & tư vấn miễn phí

Nội soi dạ dày cho trẻ em: Khi nào nên thực hiện và những lưu ý

Hoa Nguyễn Thị
202

Nội soi dạ dày cho trẻ em là phương pháp hữu ích trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hóa. Tuy nhiên, tùy trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định này cho trẻ. Vậy nội soi dạ dày cho trẻ em có hại không, có ảnh hưởng đến trẻ hay không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những băn khoăn trên của các bậc phụ huynh.

1. Nội soi dạ dày cho trẻ em là gì?

Nội soi dạ dày là phương pháp tiên tiến được sử dụng phổ biến hiện nay để khảo sát trực tiếp hình ảnh lớp niêm mạc bên trong dạ dày.

Với nội soi dạ dày ở trẻ em, bác sĩ sẽ sử dụng một dùng ống soi mềm, có kích thước nhỏ hơn người lớn, để thăm dò thực quản, dạ dày, hành tá tràng. Hình ảnh từ camera gắn ở đầu ống soi được kết nối trực tiếp với màn hình bên ngoài giúp bác sĩ dễ dàng quan sát các tổn thương bên trong dạ dày.

Nội soi dạ dày cho trẻ em

Nội soi dạ dày cho trẻ em giúp phát hiện các dấu hiệu bất thường tại lớp niêm mạc thực quản – dạ dày – tá tràng

Ngoài việc phát hiện các dấu hiệu bất thường tại lớp niêm mạc thực quản – dạ dày – tá tràng, kỹ thuật nội soi dạ dày cho trẻ em còn cho phép bác sĩ can thiệp đồng thời các thủ thuật như: sinh thiết tổn thương để xét nghiệm chẩn đoán, lấy dị vật, cầm máu, điều trị tĩnh mạch trướng thực quản, phình vị, cắt polyp,…

2. Phân loại nội soi dạ dày cho trẻ em

Hiện có 2 phương pháp nội soi dạ dày đang được ứng dụng phổ biến bào gồm: nội soi dạ dày thường và nội soi dạ dày gây mê. Tùy vào thể trạng, tình trạng bệnh và bệnh lý nền của trẻ (nếu có) mà bác sĩ có thể lựa chọn phương pháp nội soi phù hợp.

2.1. Nội soi dạ dày không gây mê

Nội soi dạ dày không gây mê được thực hiện khi bệnh nhân ở trạng thái tỉnh táo, không chịu tác dụng của thuốc mê. Nội soi không gây mê được đánh giá an toàn, chính xác nhưng có nhiều hạn chế khi thực hiện ở những bệnh nhân nhỏ tuổi.

Do ống nội soi khi đi qua đường miệng/mũi sẽ gây cảm giác khó chịu khiến bệnh nhi giãy giụa, không hợp tác trong quá trình nội soi, điều này dễ làm xây xước niêm mạc đường tiêu hóa gây chảy máu. Do đó, nội soi không gây mê không được khuyến khích đối với trẻ nhỏ, mà thường chỉ định cho những bệnh nhân lớn tuổi hơn.

2.2. Nội soi dạ dày gây mê

Ở phương pháp nội soi dạ dày gây mê, trẻ sẽ được gây mê trong quá trình nội soi, điều này giúp bác sĩ thuận lợi hơn khi tiến hành các thao tác, nhờ đó mà việc chẩn đoán và can thiệp điều trị thuận lợi hơn.

Tuy nhiên, kỹ thuật nội soi dạ dày cho trẻ em có gây mê cần được thực hiện ở cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ gây mê giỏi chuyên môn cùng các phương tiện máy móc hiện đại. Bởi trẻ em là đối tượng nhạy cảm và dễ phản ứng với thuốc mê hơn người lớn. Do đó, trước khi nội soi, trẻ cần được thăm khám lâm sàng kỹ lưỡng với bác sĩ gây mê. Đồng thời liều lượng thuốc mê phải được tính toán kỹ lưỡng trước khi tiến hành gây mê cho trẻ, nhằm giảm tối đa các tác dụng phụ không mong muốn hoặc biến chứng của thuốc mê trong và sau khi nội soi.

3.Ý nghĩa của nội soi dạ dày cho trẻ em

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định nội soi tiêu hóa ở trẻ em trong các trường hợp nghi ngờ trẻ mắc một số bệnh lý như viêm loét dạ dày, tá tràng hoặc trẻ thường xuyên nôn trớ, chán ăn, đau bụng kéo dài, đi ngoài ra máu, đại tiện phân đen…

Nhờ phương pháp nội soi, bác sĩ có thể quan sát rõ tổn thương niêm mạc trong lòng thực quản, dạ dày và tá tràng mà các xét nghiệm như siêu âm, X-quang, CT… không thể khảo sát chính xác. Đây là phương pháp duy nhất có thể tiến hành sinh thiết niêm mạc ống tiêu hóa tại đúng vị trí tổn thương để tiến hành các xét nghiệm quan trọng như:

+ Xét nghiệm tế bào học để đánh giá mức độ viêm, loét, u lành tính hay ác tính.

+ Xét nghiệm phát hiện vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori): Test nhanh Urease, nhuộm Giemsa nhận dạng xoắn khuẩn HP, nuôi cấy vi khuẩn HP tìm kháng sinh phù hợp, miễn dịch thấm.

Minh họa vi khuẩn HP trong dạ dày

Thông qua nội soi dạ dày, bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm phát hiện vi khuẩn HP

Ngoài ra, nội soi có thể điều trị một số bệnh lý ống tiêu hóa như: Hẹp thực quản, polyp, chảy máu tiêu hóa, dị vật… mà các phương pháp khác không thể ưu việt hơn.

Nội soi tiêu hóa rất phổ biến và khá an toàn nhưng cũng có một số nguy cơ, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của trẻ. Trường hợp phản ứng dị ứng với thuốc mê, hít sặc, chảy máu chỗ sinh thiết, thủng ruột… rất hiếm gặp.

4. Nội soi dạ dày cho trẻ em có hại không?

Mặc dù nội soi dạ dày cho trẻ em có nhiều ưu điểm trong việc chẩn đoán và điều trị một số bệnh tiêu hóa, vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định khi tiến hành nội soi dạ dày cho bệnh nhân ở lứa tuổi này.

Việc đưa ống soi vào cơ thể của trẻ có thể gây chảy máu, đôi khi dẫn đến thủng ống tiêu hóa. Tỷ lệ chảy máu tăng lên đối với nội soi can thiệp điều trị như: lấy dị vật, cắt polyp, thắt tĩnh mạch trướng thực quản, nong thực quản.

Hiện nay, đã có máy soi chuyên biệt dành cho trẻ và nếu được thực hiện nội soi bởi đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, thì tỉ lệ tai biến là rất hiếm..

Một số bất lợi khác của nội soi dạ dày ở trẻ em liên quan đến việc sử dụng thuốc gây mê trong nội soi, trẻ có thể gặp sốc phản vệ, tụt huyết áp,… Tuy nhiên, tỷ lệ này rất thấp. Hiện nay, với sự tiến bộ của y học, nhiều loại thuốc mê tác dụng nhanh, thời gian bán thải ngắn, ít tác dụng phụ đã ứng dụng trong nội soi dạ dày, giúp bệnh nhân tỉnh táo, hồi phục nhanh hơn sau nội soi gây mê, giảm tối đa các biến chứng.

5. Các phương pháp có thể thay thế nội soi dạ dày cho trẻ em?

Nếu phụ huynh lo lắng về các điều bất lợi của nội soi tiêu hóa gây mê hoặc trẻ không đủ điều kiện để nội soi thì sau đây là một số phương pháp được áp dụng tại các cơ sở không có điều kiện nội soi:

– Test hơi thở: Có độ chính xác cao trong việc tìm vi khuẩn HP nhưng không có lợi ích trong khảo sát thực tế tình trạng niêm mạc dạ dày.

– Chụp X quang, siêu âm: phát hiện được bất thường về hình thái như dạ dày dãn, hẹp môn vị, dấu hiệu gợi ý polyp đại tràng …nhưng không có các lợi ích khác và bất lợi của nội soi đã nêu trên.

Vì vậy, bạn cần tư vấn bác sĩ trước khi lựa chọn các phương pháp thay thế.

6. Khi nào nên nội soi dạ dày cho trẻ?

Trước những lợi ích và nguy cơ của nội soi dạ dày cho trẻ em, phụ huynh không nên quá lạm dụng phương pháp này, nhất là đối với trẻ quá nhỏ tuổi. Việc nội soi dạ dày cho trẻ em nên được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa.

Theo nhiều công trình nghiên cứu, tỷ lệ viêm và loét dạ dày ở trẻ dưới 10 tuổi chỉ chiếm khoảng 1,7% và 1,9%. Như vậy, bệnh loét dạ dày – tá tràng không phải là bệnh thường gặp ở trẻ em, không nên trường hợp nào cũng thực hiện nội soi.

Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, trẻ em đau bụng có thể do nhiều nguyên nhân, nếu cần thiết làm xét nghiệm chẩn đoán thì ưu tiên chọn phương pháp đơn giản, ít xâm lấn.

Việc thăm khám lâm sàng kỹ lưỡng và thực hiện các xét nghiệm cơ bản sẽ giúp bác sĩ định hướng chẩn đoán: chỉ định nội soi dạ dày cho trẻ để khẳng định chẩn đoán, tìm nguyên nhân hay nội soi để tiến hành các thủ thuật can thiệp điều trị.

Trẻ đau bụng kéo dài

Bác sĩ sẽ chỉ định nội soi dạ dày khi trẻ đau bụng kéo dài

Bác sĩ sẽ chỉ định nội soi dạ dày cho trẻ em trong các trường hợp sau:

– Thiếu máu không rõ nguyên nhân.

– Nôn kéo dài, nôn ra máu.

– Đi ngoài phân đen, có máu trong phân.

– Đau bụng kéo dài.

– Chậm tăng trưởng, sụt cân không rõ nguyên nhân.

– Tiền sử gia đình có thành viên mắc ung thư dạ dày; trẻ sống chung với bệnh nhân viêm loét dạ dày có HP dương tính.

Xem thêm: Bầu có nội soi dạ dày được không

Xem thêm: [CHI TIẾT] Nội soi tiêu hóa: Các phương pháp, quy trình và chi phí

7. Một số lưu ý khi nội soi dạ dày cho trẻ em

Để đảm bảo an toàn khi nội soi dạ dày cho trẻ em, bắt buộc phải gây mê để trẻ ngủ hoàn toàn rồi mới đặt ống nội soi. Đặc biệt, không sử dụng thuốc gây mê Ketamin vì có nhiều phản ứng phụ, nên dùng các loại thuốc như Propofol, Midazolam…

Hơn nữa, cha mẹ nên đưa trẻ tới khám và thực hiện nội soi nếu được chỉ định tại các bệnh viện uy tín, có trang thiết bị máy móc đầy đủ, hiện đại, bác sĩ giàu kinh nghiệm, sử dụng thuốc gây mê an toàn.

Một số lưu ý dành cho cha mẹ khi thực hiện nội soi dạ dày cho trẻ em:

– Nên thực hiện nội soi vào buổi sáng, trẻ cần nhịn ăn trước đó tối thiểu 6-8 tiếng.

– 48 giờ trước khi nội soi dạ dày, cần cho trẻ uống nhiều nước, tránh dùng thực phẩm có màu vì sẽ ảnh hưởng đến kết quả nội soi.

– 24 giờ trước nội soi, không nên cho trẻ ăn thức ăn cứng.

– Ngưng tất cả thuốc đang uống, ngưng kháng sinh ít nhất 1 tháng trước nội soi, các thuốc giảm tiết acid dạ dày nhóm PPI (lansoprazole, omeprazole, esomeprazole….) ít nhất 2 tuần trước ngày nội soi.

– Nếu trẻ đau bụng nghi do viêm loét dạ dày – hành tá tràng mà chưa nội soi được có thể dùng 1 số thuốc giảm triệu chứng mà không ảnh hưởng đến kết quả nội soi và xét nghiệm HP như rebamipide, sulcrafate, phosphalugel.

Đo huyết áp trước khi nội soi dạ dày cho trẻ em

Đo huyết áp trước khi nội soi dạ dày cho trẻ em

– Trước khi nội soi trẻ cần được thăm khám với bác sĩ, đo huyết áp, nhịp tim và làm một số xét nghiệm về máu để bác sĩ chẩn đoán các bệnh lý như rối loạn đông máu,…nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình nội soi

– Trẻ dưới 10 tuổi không nên thực hiện nội soi gây mê vì tỷ lệ biến chứng cao hơn những phương pháp khác.

Tóm lại nội soi dạ dày cho trẻ không gây hại, nhưng vẫn có một số bất lợi nhất định, vì vậy không nên quá lạm dụng đối với các trẻ quá nhỏ. Nội soi dạ dày cho trẻ nên được đề nghị bởi bác sĩ chuyên khoa sau khi đã khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm cơ bản cần thiết. Việc áp dụng kỹ thuật nội soi dạ dày cho trẻ hợp lý sẽ giúp phát hiện sớm và can thiệp điều trị kịp thời một số bệnh lý đường tiêu hóa ở trẻ em.

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm địa chỉ nội soi dạ dày uy tín tại Vĩnh Phúc thì CT Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc là một gợi ý dành cho bạn. Đăng ký khám dạ dày tại đây, khách hàng sẽ thăm khám tại chuyên khoa Tiêu hóa với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm.

– Hệ thống máy nội soi hiện đại nhập khẩu từ Nhật Bản. Đây là thiết bị nội soi ứng dụng công nghệ xử lý hình ảnh cao cấp, cho phép phóng đại hình ảnh lên đến hàng trăm lần, giúp phát hiện chính xác những tổn thương dù là nhỏ nhất mà máy nội soi thường không thể làm được.

– Quy trình nội soi dạ dày tại phòng khám tuân thủ chặt chẽ theo quy định của Bộ Y tế

– Tất cả thiết bị, dụng cụ trong quy trình nội soi trước và sau khi được sử dụng đều được xử lý vô khuẩn theo quy trình chặt chẽ, tránh lây nhiễm chéo, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người bệnh.

– Sau nội soi người bệnh được chăm sóc chu đáo bởi đội ngũ nhân viên y tế được đào tạo chuyên nghiệp.

– Phòng khám có hỗ trợ ăn nhẹ sau khi nội soi, đảm bảo sức khỏe cho người bệnh.

– Chi phí nội soi hợp lý, phù hợp tài chính của đại đa số người bệnh.

Để được tư vấn về dịch vụ nội soi dạ dày cũng như đặt lịch khám cùng chuyên gia tiêu hóa tuyến trung ương, khách hàng vui lòng liên hệ Hotline: 0969.566.115

CT Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc

122 Nguyễn Tất Thành, Phường Liên Bảo, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc

Website: https://benhvienvinhphuc.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/122nguyentatthanh

Ảnh poup
Đăng ký ngay

    Chúng tôi cam kết không chia sẻ thông tin cá nhân của bạn cho bên thứ 3

    Giờ làm việc

    1900 888 656
    Đặt lịch khám