Ngày hội sức khỏe - Chăm sóc & tư vấn miễn phí

[GIẢI ĐÁP CHI TIẾT] Đang mang bầu có nội soi dạ dày được không?

Hoa Nguyễn Thị
190

Trong quá trình mang thai, nhiều mẹ bầu gặp phải các triệu chứng liên quan đến bệnh lý tiêu hóa như: buồn nôn và nôn ói, trào ngược, đau thượng vị, đầy hơi… Chính vì vậy, nhiều chị em thường băn khoăn đang mang bầu có nội soi dạ dày được không? Mời các mẹ cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

1. Vì sao bà bầu dễ bị bệnh dạ dày khi mang thai?

Trước khi giải đáp thắc mắc mang bầu có nội soi dạ dày được không thì mẹ bầu cần hiểu rõ vì sao khi khi mang thai mẹ bầu thường bị đau dạ dày.

Các triệu chứng liên quan đến bệnh lý về dạ dày khi mang thai rất dễ nhầm lẫn với các dấu hiệu thai nghén như: buồn nôn, nôn ói, đầy bụng, khó tiêu. Tuy nhiên, nếu chỉ bịốm nghén thông thường thì mẹ bầu sẽ không có các triệu chứng đặc trưng khác của bệnh lý dạ dày như: ợ chua, nóng rát thượng vị, đau phần giữa hoặc phần trên bụng khi quá đói hoặc quá no, sút cân, chán ăn, ăn không ngon miệng.

Nguyên nhân khiến mẹ bầu hay bị bệnh dạ dày khi mang thai là do:

– Ốm nghén, suy nghĩ lo lắng, căng thẳng quá mức.

Ốm nghén - Đang mang bầu có nội soi dạ dày được không?

Ốm nghén là một trong những nguyên nhân gây ra sự khó chịu ở dạ dày của mẹ bầu

– Thai nhi càng phát triển, tử cung bị đẩy lên cao hơn làm cho vị trí của dạ dày cũng bị thay đổi theo, thức ăn xuống dạ dày lúc này sẽ ứ đọng lại, gây khó tiêu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến niêm mạc.

– Nhiều mẹ bầu thích ăn đồ chua như xoài, mận, mơ,… Đây đều là những loại thực phẩm chứa nhiều acid, dễ gây tổn thương niêm mạc dạ dày.

2. Các triệu chứng đau dạ dày khi mang thai

– Buồn nôn, ợ chua, ợ nóng: Buồn nôn là dấu hiệu đặc trưng của ốm nghén trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Chính vì vậy, rất nhiều mẹ nhầm tưởng đây là triệu chứng của ốm nghén. Tuy nhiên, buồn nôn cũng là biểu hiện đặc trưng của bệnh dạ dày do trào ngược thực quản gây ra, nên mẹ bầu không được chủ quan.

– Nóng rát dạ dày: Nếu mẹ bầu bị đau dạ dày sẽ xuất hiện triệu chứng đầy hơi, nóng rát dạ dày ở khoảng tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 của thai kỳ.

– Đau bụng: Ở tuần thứ 7 và 8 của thai kỳ, mẹ bầu sẽ cảm nhận được những cơn đau ở vùng hõm dưới của xương ức và vùng trên rốn (còn gọi là thượng vị). Cơn đau quặn nhất sẽ xuất hiện khi mẹ đói bụng hoặc sau khi ăn no. Bên cạnh đó, nếu mẹ gặp cơn đau nằm ở phía bên trên bên trái rốn cũng được cho là dấu hiệu của đau dạ dày.

Đau dạ dày khi mang thai

Nếu bị đau dạ dày mẹ bầu sẽ cảm nhận được những cơn đau ở vùng hõm dưới của xương ức và vùng trên rốn

– Phân lẫn máu: Trong trường hợp dạ dày bị chảy máu mẹ bầu khi đi đại tiện sẽ thấy phân có máu hoặc phân màu đen. Triệu chứng này rất ít khi xuất hiện nhưng nếu gặp phải thì mẹ cần tới ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.

– Chướng bụng: Thức ăn tiêu hóa chậm do dạ dày bị tổn thương sẽ tồn đọng lâu ngày, gây ra tình trạng khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi, ợ hơi cho mẹ bầu.

– Chán ăn: Do mẹ bầu bị đau dạ dày nên khẩu vị thường bị thay đổi, dẫn tới chán ăn, ăn không ngon miệng. Tình trạng này kéo dài khiến thể trạng mẹ bầu bị suy nhược, mệt mỏi, kéo theo đó là thai nhi nhẹ cân.

Xem thêm: [CHI TIẾT] Nội soi tiêu hóa: Các phương pháp, quy trình và chi phí

                   Nội soi dạ dày cho trẻ em: Khi nào nên thực hiện và những lưu ý

3. Mang bầu có nội soi dạ dày được không?

Các triệu chứng bệnh dạ dày kể trên gây ra rất nhiều khó chịu cho mẹ bầu, ảnh hưởng lớn đến việc ăn uống và sinh hoạt nên nhiều mẹ thường thắc mắc đang mang bầu có nội soi dạ dày được không? Câu trả lời là KHÔNG!

Nếu mẹ bầu bị đau dạ dày mà vẫn có thể kiểm soát được, không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của mẹ và thai nhi thì lời khuyên dành cho phụ nữ đang mang thai là KHÔNG NÊN nội soi dạ dày khi đang mang bầu. Để tầm soát sức khỏe dạ dày, phụ nữ có thai có thể được chỉ định thực hiện các xét nghiệm không xâm lấn như test thở C13, siêu âm hay xét nghiệm máu, test phân.

Nếu tiến hành nội soi dạ dày khi đang mang thai có thể xảy ra nhưng rủi ro không đáng có cho mẹ bầu và thai nhi như:

– Mẹ bầu bị tụt huyết áp quá mức, gây nguy hiểm cho cả mẹ và con;

– Nguy cơ bị rách, xước thực quản, dạ dày, tá tràng của mẹ nếu chuyên môn của bác sĩ nội soi không đảm bảo;

– Nội soi dạ dày có thể làm tăng nguy cơ sinh non ở mẹ bầu;

– Nguy cơ nhiễm trùng/lây nhiễm chéo bệnh lý nêu quy trình khử khuẩn máy móc, thiết bị nội soi không đúng quy định.

Mắc các bệnh lý về dạ dày khi mang thai gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của cả mẹ và con. Chính vì vậy, thay vì ngồi tại nhà thắc mắc mang bầu có nội soi dạ dày được không thì mẹ bầu cần đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và có liệu pháp điều trị phù hợp với từng cá nhân.

4. Cách xử trí đau dạ dày khi mang thai

Hầu hết các mẹ bầu bị bệnh lý dạ dày đều xuất phát từ thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh, tâm lý lo lắng khi mang thai cộng với rối loạn nội tiết. Chính vì thế, nếu loại trừ các nguyên nhân gây bệnh và thiết lập lối sống khoa học thì các triệu chứng ở đường tiêu hóa thường thuyên giảm.

4.1. Tăng cường nghỉ ngơi

Nghỉ ngơi và thư giãn là một trong những việc mà bạn nên áp dụng để hạn chế tình trạng đau dạ dày khi mang thai. Mẹ cần sắp xếp công việc hợp lý, tránh làm việc quá sức, làm gia tăng áp lực lên dạ dày.

Sau khi ăn, mẹ bầu hãy nghỉ ngơi để dạ dày có thời gian chuyển hóa thức ăn, hạn chế được tình trạng trào ngược dạ dày.

Ngủ đủ 8 tiếng để có đủ năng lượng hồi phục cho ngày hôm sau, khi ngủ nên kê cao đầu, tránh cúi thấp hoặc gập người.

Nghỉ ngơi khi mang thai

Nghỉ ngơi và thư giãn là một trong những việc mà bạn nên áp dụng để hạn chế tình trạng đau dạ dày khi mang thai

4.2. Xây dựng chế độ ăn hợp lý

– Khi ăn, phụ nữ mang thai không ăn quá nhanh hay quá no, vì điều này có thể khiến dạ dày sản sinh thêm nhiều acid và gây khó chịu hơn. Tốt nhất mẹ bầu hãy nhai kỹ, nuốt chậm, chia thành nhiều bữa nhằm tăng sự bài tiết của nước bọt, giảm acid và bão hòa acid trong dạ dày.

– Nên ưu tiên sử dụng các món ăn ít gia vị, kết cấu mềm, lỏng và dễ nuốt, dễ tiêu hóa nhưng giàu dinh dưỡng. Những thực phẩm này có khả năng trung hòa acid, hạn chế tiết nhiều acid, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày hiệu quả hơn.

– Mẹ bầu cần tránh những món ăn làm cho bệnh tình trở nên trầm trọng hơn như: Thực phẩm giàu chất béo; nước ép trái cây họ cam quýt; caffeine; bạc hà,… Tuyệt đối không ăn thực phẩm còn sống, lạnh, ôi thiu.

– Tăng cường bổ sung nước, vitamin và chất xơ vào chế độ dinh dưỡng. Ngoài tác dụng bù nước và cân bằng điện giải, các thành phần này còn giúp trung hòa dịch vị, giảm đau dạ dày và ngăn ngừa táo bón.

– Không để bụng quá đói, bởi lúc này acid tăng cao rất dễ làm tình trạng đau dạ dày nghiêm trọng hơn.

4.3. Tránh uống rượu bia, chất kích thích và khói thuốc lá

Phụ nữ mang thai hít phải khói thuốc lá, chất nicotine và các loại chất độc hại khác sẽ đi qua phổi vào trong máu và đi trực tiếp đến em bé, gây ra các nguy cơ sau: Thai nhi chậm phát triển tăng nguy cơ sinh non, gây tổn thương não và phổi cho thai nhi, tăng nguy cơ thai chết lưu.

Với mẹ bầu, dù là vô tình hay cố ý tiếp xúc với khói thuốc lá đều gây ra những ảnh hưởng nghiệm trọng như: thai ngoài tử cung, các vấn đề về tuyến giáp, vỡ ối sớm…

Ngoài ra, chất nicotin có trong khói thuốc lá sẽ kích thích sản sinh nhiều chất cortisol – tác nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng. Đặc biệt, thuốc lá còn kích thích niêm mạc dạ dày sản sinh ra chất endothelin làm cơ chế tự bảo vệ của niêm mạc dạ dày bị suy yếu, khiến các bệnh lý về dạ dày như viêm, loét, hành tá tràng… phát triển mạnh hơn.

Mẹ bầu cần tránh xa thuốc lá, rượu bia

Mẹ bầu cần tránh xa thuốc lá, rượu bia để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi

Trong khi đó, uống rượu bia có thể làm tăng axit trong dạ dày nhanh chóng, gây kích ứng niêm mạc dạ dày và khởi phát các cơn đau dạ dày, khiến người uống có các triệu chứng như: đau quặn bụng âm ỉ hay dữ dội, ợ nóng, buồn nôn, nôn ói, chán ăn.

Do đó, phụ nữ mang thai nên tránh xa khói thuốc, các chất kích thích và rượu bia.

4.4. Vận động đúng cách

Mẹ bầu nên hạn chế vận động sau khi ăn vì lúc này dạ dày đang làm việc. Nếu vận động thì máu sẽ ít lưu thông vào dạ dày hơn, hạn chế hoạt động của dạ dày, gây đầy bụng. Vì vậy, mẹ bầu chỉ vận động sau khi ăn từ 2 – 3 giờ.

Chuyên khoa Tiêu hóa – CT Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc cung cấp đầy đủ các dịch vụ thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh lý dạ dày an toàn cho mẹ bầu mà vẫn đảm bảo sức khỏe thai kỳ. Nếu các cơn đau dạ dày xuất hiện thường xuyên và khó chịu, hãy liên hệ tới phòng khám để các bác sĩ có hướng giải quyết tốt nhất cho bạn.

Để được tư vấn về dịch vụ nội soi dạ dày, giải đáp các thắc mắc cũng như đặt lịch khám cùng chuyên gia tiêu hóa tuyến trung ương, khách hàng vui lòng liên hệ Hotline: 0969.566.115

CT Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc

122 Nguyễn Tất Thành, Phường Liên Bảo, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc

Website: https://benhvienvinhphuc.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/122nguyentatthanh

Ảnh poup
Đăng ký ngay

    Chúng tôi cam kết không chia sẻ thông tin cá nhân của bạn cho bên thứ 3

    Giờ làm việc

    1900 888 656
    Đặt lịch khám