Ngày hội sức khỏe - Chăm sóc & tư vấn miễn phí

Hay bị ợ hơi và xì hơi nhiều có nguy hiểm không? Là dấu hiệu của bệnh gì?

Hoa Nguyễn Thị
191

Hầu hết chúng ta đều đã trải qua hiện tượng ợ hơi và xì hơi. Đó đều là những phản ứng bình thường của cơ thế. Tuy nhiên, nếu bị ợ hơi và xì hơi, ợ chua xì hơi liên tục, nó sẽ không còn là hiện tượng bình thường nữa. Đó có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang mắc phải một bệnh lý nào đó.

1. Cơ chế gây ra hiện tượng hay bị ợ hơi và xì hơi nhiều

1.1. Cơ chế gây ợ hơi 

Ợ hơi là tình trạng tồn đọng một lượng khí dư thừa trong dạ dày. Thông qua hoạt động nhai nuốt thức ăn, cơ thực quản dưới bị giãn ra kéo theo không khí từ bên ngoài đi vào trong gây áp lực lên dạ dày. Đến khi tích tụ đủ lớn lượng khí này sẽ được đẩy ngược lên thực quản và đi ra ngoài cơ thể qua đường miệng. Nếu lượng khí dư càng nhiều trong dạ dày thì bạn sẽ ợ hơi càng lớn tiếng.

Hay bị ợ hơi và xì hơi nhiều có nguy hiểm không?

Thông thường chúng ta bị ợ hơi sau khi ăn quá no hoặc uống các loại nước có gas

Ợ hơi thường được phân làm 2 loại:

– Ợ hơi sinh lý là phản ứng bình thường của cơ thể, xảy ra sau khi chúng ta uống nhiều nước có gas, ăn quá no, quá nhanh… và sẽ hết ngay sau đó mà không kèm theo bất kỳ triệu chứng nào khác.

– Ợ hơi bệnh lý là tình trạng cơ thể bị ợ hơi liên tục, nhiều lần trong ngày và có thể kèm theo các triệu chứng khó chịu như: ợ chua, nóng rát cổ họng, đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn…

1.2. Cơ chế gây xì hơi

Xì hơi cũng là một hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể, xảy ra khi dạ dày có chứa lượng lớn khí. Nếu lượng khí này không được đẩy ra ngoài bằng ợ hơi thì sẽ đi xuống ruột non đến ruột già. Tại đây, chúng sẽ kết hợp với phần khí tại đại tràng, sau đó truyền qua trực tràng để xả ra ngoài cơ thể.

Xì hơi thường có mùi khó chịu là do các chất khí có mùi hôi như H2S, CO2,… được sinh ra trong quá trình lên men Carbohydrate tại đại tràng.

Xem thêm: Ợ hơi khi đói là triệu chứng của bệnh gì? Cách giảm ợ hơi nhiều khi đói hiệu quả?

Xem thêm: Ợ hơi buồn nôn thường xuyên: Dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tiêu hóa

2. Ợ hơi và xì hơi nhiều có nguy hiểm không? 

Như đã trình bày ở phần trên, cả ợ hơi và xì hơi đều là những hiện tượng sinh lý rất bình thường của cơ thể mà chúng ta có thể gặp hàng ngày, nhằm giải phóng bớt lượng khí dư thừa. Các triệu chứng này không nguy hiểm cũng như không ảnh hưởng tới sức khỏe. Và thông thường, sau khi ăn, cơ thể có thể ợ hơi hoặc xì hơi khoảng 3 – 4 lần. 

Tình trạng ợ hơi và xì hơi liên tục có nguy hiểm không?

Nếu tình trạng ợ hơi và xì hơi liên tục diễn ra nhiều lần trong ngày không thể kiểm soát thì rất có thể dạ dày của bạn đang gặp bất thường

Tuy nhiên, cần lưu ý, nếu tình trạng ợ hơi và xì hơi liên tục diễn ra nhiều lần trong ngày và không thể kiểm soát được, kèm một số triệu chứng tiêu hóa khó chịu khác thì rất có thể bạn đang gặp bất thường tại cơ quan này. Khi đó, bạn cần tới bệnh viện thăm khám sớm để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó có phác đồ điều trị hiệu quả, tránh các biến chứng nguy hiểm.

3. Các yếu tố làm tăng triệu chứng hay bị ợ hơi và xì hơi nhiều

Dưới đây là một số yếu tố có thể làm tăng triệu chứng hay bị ợ hơi và xì hơi nhiều mà bạn có thể lưu tâm:

– Ăn uống quá nhanh, vừa ăn vừa nói chuyện khiến một lượng không khí lớn đi vào dạ dày theo thức ăn.

– Ăn uống các thực phẩm sinh hơi do chứa nhiều cacbonhydrat như: măng tây, súp cơ, bắp cải, nước có ga…

– Thói  quen thường xuyên nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo cứng, dùng ống hút để uống nước.

4. Hay bị ợ hơi và xì hơi nhiều là dấu hiệu của bệnh lý nào?

Nếu bạn gặp phải tình trạng bị ợ hơi và xì hơi liên tục, bạn nên đi khám vì đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý sau:

4.1. Viêm loét dạ dày – tá tràng

Viêm loét dạ dày – tá tràng là tình trạng xuất hiện các vết viêm loét trên niêm mạc đầu ruột non hay còn gọi là dạ dày tá tràng. Những vết viêm loét này sẽ xuất hiện khi lớp màng bên ngoài của dạ dày bị bào mòn. Người bệnh có thể gặp những biểu hiện sau:

– Đau quặn bụng hoặc đau nhói từng cơn.

– Nóng rát bụng, ợ chua, ợ nóng.

– Chướng bụng, đầy hơi.

Hay bị ợ hơi và xì hơi nhiều có thể là dấu hiệu của viêm loét dạ dày tá tràng

Hay bị ợ hơi và xì hơi nhiều có thể là dấu hiệu của viêm loét dạ dày tá tràng

– Hay bị ợ hơi và xì hơi nhiều.

– Rối loạn đại tiện, tiêu chảy, đi ngoài phân sống.

– Mệt mỏi, chán ăn, sút cân nhanh.

Viêm loét dạ dày giai đoạn cấp tính có thể điều trị khỏi, không gây biến chứng nguy hiểm nhưng nếu chuyển sang giai đoạn mãn tính thì việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày.

4.2. Viêm niêm mạc dạ dày

Viêm niêm mạc dạ dày xảy ra khi lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương do nhiễm trùng, lạm dụng thuốc giảm đau, chế độ ăn uống không lành mạnh, thường xuyên sử dụng bia rượu, chất kích thích… Khi bị viêm niêm mạc dạ dày, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng sau:

– Đau âm ỉ vùng thượng vị.

– Nóng rát thượng vị nhất là sau khi ăn đồ chua, cay, ngọt; uống bia, rượu…

– Chướng bụng, nặng bụng.

– Buồn nôn, ợ chua, hay bị ợ hơi và xì hơi nhiều.

– Mệt mỏi, khó chịu, sút cân nhanh.

Viêm niêm mạc dạ dày là bệnh lý nhẹ nhất trong các bệnh về dạ dày. Tuy nhiên, nếu tình trạng viêm niêm mạc dạ dày kéo dài không được điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, trầm trọng hơn là ung thư dạ dày…

4.3.Trào ngược dạ dày thực quản

70% nguyên nhân gây tình trạng hay bị ợ hơi và xì hơi là do trào ngược dạ dày thực quản. Khi mắc trào ngược dạ dày thực quản, lượng axit trong dạ dày luôn ở mức rất cao và gây áp lực cho cơ thắt thực quản dưới khiến cơ quan này hoạt động kém hiệu quả hơn.

Khi đó, axit từ dạ dày sẽ trào ngược lên thực quản và khoang miệng. Khi axit lên khoang miệng, cơ thể sẽ có phản ứng tiết nhiều nước bọt hơn và vô tình sẽ nuốt nhiều không khí hơn xuống dạ dày. 

Chứng trào ngược dạ dày thực quản

Người bị trào ngược dạ dày thực quản có thể gặp các triệu chứng điển hình như ợ hơi và xì hơi liên tục, nóng rát thượng vị

Để giảm áp suất, cơ thể phải xì hơi và ợ hơi liên tục để đẩy bớt lượng khí dư thừa này ra khỏi dạ dày. Khi mắc trào ngược dạ dày thực người bệnh sẽ gặp các triệu chứng khác như:

– Ợ chua, ợ nóng, ợ hơi và xì hơi nhiều gây nóng rát từ dạ dày lan lên cổ.

– Chướng bụng, buồn nôn, nôn.

– Đau tức ngực như bị đè ép, đau thắt ở ngực, xuyên ra lưng và cánh tay.

– Khó nuốt, nuốt nghẹn và vướng ở cổ, khản giọng, ho.

– Tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng nát.

Xem thêm: Ợ hơi có mùi hôi, mùi tanh, mùi trứng thối là bệnh gì? Cách điều trị như thế nào?

4.4. Không dung nạp đường Lactose

Đối với những người mắc chứng không dung nạp đường Lactose, khi uống sữa, sử dụng các chế phẩm từ sữa sẽ xuất hiện triệu chứng chướng bụng, đau bụng và xì hơi nhiều.

Bởi trong hệ tiêu hóa của những người mắc chứng này thường không có enzyme phân giải đường Lactose. Sau khi ăn, sữa sẽ đi từ dạ dày vào ruột non và đến ruột già và được lên men bởi vi khuẩn, từ đó sản sinh ra khí và thải ra ngoài qua trực tràng, gây hiện tượng xì hơi.

4.5. Hệ vi sinh vật đường ruột phát triển quá mức

Khi acid dịch vị dạ dày tiết ra ít sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn đường ruột sinh sôi và phát triển không ngừng. Điều này khiến quá trình tiêu hóa thức ăn ngày càng kém. Những mảnh thức ăn không tiêu hóa hết sẽ được đưa xuống ruột già và lên men, sản sinh khí bởi vi khuẩn. Khi lượng khí tích tụ quá nhiều, người bệnh sẽ cảm thấy bụng sôi xì hơi nhiều.

5. Cách giảm tình trạng hay bị ợ hơi và xì hơi nhiều 

Ợ chua xì hơi, ợ hơi và xì hơi khiến bạn khó chịu và gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống. Bạn có thể áp dụng những phương pháp sau đây để giảm tình trạng này:

5.1. Thay đổi thói quen ăn uống

Thói quen ăn uống thiếu khoa học khiến tình trạng hay bị ợ hơi và xì hơi thêm trầm trọng. Vì vậy, người bệnh có thể điều chỉnh chế độ ăn uống hằng ngày để cải thiện các triệu chứng này theo một số gợi ý dưới đây:

– Uống uống ít nhất 2 lít nước/ ngày, nên uống từng ngụm nhỏ và uống nhiều lần trong ngày.

– Bổ sung rau xanh, trái cây tươi giúp cung cấp vitamin và tăng đề kháng cho cơ thể.

Bổ sung rau xanh, trái cây tươi giúp cung cấp vitamin và tăng đề kháng cho cơ thể

Bổ sung rau xanh, trái cây tươi giúp cung cấp vitamin và tăng đề kháng cho cơ thể, tốt cho hệ tiêu hóa

– Xây dựng thói quen ăn chín, uống sôi, hạn chế ăn đồ tái sống.

– Ăn chậm, nhai kĩ, tránh vừa ăn vừa nói giúp giảm lượng khí hơi vào dạ dày.

– Không nên ăn quá no, chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.

– Nên chế biến các món ăn dưới dạng hấp, luộc, tránh chiên xào nhiều gia vị dầu mỡ, cay nóng để giảm đầy bụng, ợ hơi và xì hơi nhiều.

– Tránh bia, rượu, cà phê, các chất kích thích, đồ uống có ga.

5.2. Có chế độ sinh hoạt khoa học

Thói quen vận động giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất để hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, tình trạng khí tích tụ trong bụng gây ợ hơi và xì hơi nhiều cũng sẽ giảm bớt. Người bệnh có thể đi bộ nhẹ nhàng sau ăn để giảm lượng khí trong dạ dày, tránh được chứng ợ hơi, đầy bụng.

Ngoài ra, cần sắp xếp công việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức quá khuya và căng thẳng, stress khiến axit trong dạ dày tiết ra nhiều hơn.

5.3. Áp dụng một số mẹo chữa ợ hơi và xì hơi nhiều tại nhà

Sử dụng trà thảo dược là phương pháp được nhiều người lựa chọn khi hay bị ợ hơi và xì hơi nhiều. Cụ thể:

Trà gừng mật ong

Trong gừng có các thành phần như: Zingerone, Gingerol và Shogaol giúp kháng khuẩn và điều hòa nhu động ruột. Khi sử dụng gừng tươi và mật ong giúp giảm nhanh cảm giác đầy hơi, ợ hơi và xì hơi nhiều một cách hiệu quả.

Cách dùng như sau: Bạn cần chuẩn bị một củ gừng tươi đem rửa sạch, thái thành lát mỏng, đập dập cho vào cốc nước nóng hãm khoảng 15 – 20 phút. Chắt lấy nước và cho thêm 1 – 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất sau đó khuấy đều và uống từng ngụm. Nên uống mỗi ngày 2 – 3 lần sau mỗi bữa ăn để cải thiện triệu chứng hay bị ợ hơi và xì hơi nhiều.

Trà hoa cúc

Theo nhiều nghiên cứu, trong hoa cúc có chứa tinh dầu bisabolol (levomenol) có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, chống kích ứng và dị ứng, giải nhiệt, giảm chướng bụng, đầy hơi, ợ hơi và xì hơi hiệu quả. 

Bạn chuẩn bị 10g cúc khô rửa sạch và hãm với 200ml nước đun sôi trong vài phút. Sau đó, chắt lấy nước, thêm 1 – 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất, khuấy đều và uống khi còn ấm. Để đẩy lùi hay bị ợ hơi và xì hơi nhiều, mỗi ngày bạn nên uống 2 – 3 cốc trà hoa cúc.

Dùng tỏi

Trong tỏi chứa hàm lượng allicin và carbohydrate có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và giảm triệu chứng ợ chua, đầy hơi, ợ hơi và xì hơi nhiều. Bên cạnh đó, thành phần aliin fitonxit, vitamin, glycogen trong tỏi đều là các dưỡng chất chống oxy hóa giúp giảm lượng cholesterol, hỗ trợ tiêu hoá.

Tỏi là gia vị có thể giúp giảm triệu chứng ợ chua, đầy hơi, ợ hơi và xì hơi nhiều

Tỏi là gia vị có thể giúp giảm triệu chứng ợ chua, đầy hơi, ợ hơi và xì hơi nhiều

Cách dùng tỏi chữa hay bị ợ hơi và xì hơi nhiều như sau: Tỏi đem bóc sạch, đập dập, cho vào lọ thủy tinh, đổ ngập mật ong theo tỉ lệ 1:1. Đậy kín nắp lọ và đặt nơi khô ráo, thoáng mát khoảng 3 tuần là có thể dùng được.

Tiếp đó, mỗi ngày xúc 1 thìa mật ong và tỏi pha cùng nước ấm, uống cả nước và cái sau bữa ăn 30 phút để cải thiện ợ hơi và xì hơi nhiều.

Trong trường hợp ợ hơi và xì hơi nhiều khiến bạn khó chịu và mệt mỏi, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt hằng ngày thì bạn nên tìm cách chữa dứt điểm. Nếu nguyên nhân là do chứng trào ngược dạ dày, bạn cần điều trị sớm để giảm ợ hơi. 

Nếu là do bệnh lý khác, bạn cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Khi đó, có các phác đồ điều trị phù hợp. Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng các loại thuốc khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Để được giải đáp các thắc mắc khác về chứng ợ hơi cũng như đặt lịch khám cùng chuyên gia tiêu hóa hàng đầu tại CT Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc, khách hàng vui lòng liên hệ Hotline: 0969.566.115.

CT Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc

122 Nguyễn Tất Thành, Phường Liên Bảo, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc

Website: https://benhvienvinhphuc.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/122nguyentatthanh

Ảnh poup
Đăng ký ngay

    Chúng tôi cam kết không chia sẻ thông tin cá nhân của bạn cho bên thứ 3

    Giờ làm việc

    1900 888 656
    Đặt lịch khám