Ngày hội sức khỏe - Chăm sóc & tư vấn miễn phí

Ợ hơi khi đói là triệu chứng của bệnh gì? Cách giảm ợ hơi nhiều khi đói hiệu quả

Hoa Nguyễn Thị
170

Phần lớn chúng ta thường gặp hiện tượng ợ hơi sau khi ăn xong. Tuy nhiên trên thực tế rất nhiều trường hợp bị ợ hơi khi đói. Vậy ợ hơi nhiều khi đói có phải là dấu hiệu cảnh bảo bệnh tiêu hóa và làm thế nào giảm tình trạng này? Những chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về hiện tượng này.

1. Ợ hơi khi đói là gì?

Ợ hơi là hiện tượng hết sức bình thường của cơ thể. Bởi hoạt động nhai nuốt thức ăn sẽ khiến cơ thắt thực quản bị giãn ra, tạo điều kiện thuận lợi để thức ăn di chuyển xuống dạ dày. Tuy nhiên, hoạt động này cũng vô tình khiến lượng khí bên ngoài đi vào khoang miêng và xuống dạ dày, tạo áp lực lên hệ tiêu hóa.

Đến một giới hạn nhất định, lượng khí dư thừa trong dạ dày sẽ được giải phóng ra ngoài cơ thể qua đường hậu môn và đường miệng. Không khí từ dạ dày thoát ngược lên thực quản và đi ra từ miệng gọi là ợ hơi.

Ợ hơi khi đói là gì?

Nếu bạn bị ợ hơi khi đói thường xuyên, khi dạ dày rỗng thì có thể là dấu hiệu của bệnh lý dạ dày

Tuy nhiên, hiện tượng ợ hơi chỉ thường xảy ra sau bữa ăn khi dạ dày có nhiều thức ăn. Do đó, nếu bạn bị ợ hơi khi đói thường xuyên, khi dạ dày rỗng thì có thể là dấu hiệu của bệnh lý dạ dày.

Bên cạnh đó, ợ hơi khi đói thường kèm theo những triệu chứng như ợ chua, đau bụng vùng thượng vị, buồn nôn, khó tiêu,… ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đây là những biểu hiện nguy hiểm mà người bệnh cần được thăm khám và điều trị kịp thời.

2. Ợ hơi khi đói là triệu chứng của bệnh gì?

Dưới đây là một số nguyên nhân gây ợ hơi khi đói mà bạn cần lưu tâm:

2.1. Bệnh trào ngược dạ dày gây ợ hơi khi đói

Ợ hơi là một trong những dấu hiệu điển hình nhất của chứng trào ngược dạ dày – thực quản. Theo thống kê, có khoảng 70% bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày sẽ bị ợ hơi khi đói.

Khi mắc trào ngược dạ dày thực quản, cơ thắt thực quản dưới bị suy yếu dẫn đến số lần đóng mở nhiều hơn bình thường. Trong khi đó, nếu cơ thể đói thì dạ dày tiết ra nhiều axit hơn và ở những người mắc chứng trào ngược thì dịch axit dạ dày sẽ bị đẩy ngược lên khoang miệng.

Lúc này, miệng phải tiết nhiều nước bọt để trung hòa axit khiến lượng khí trong dạ dày cũng tăng theo. Khi dạ dày chứa đầy khí, lượng khí này sẽ theo thực quản thoát ra ngoài cơ thể theo đường miệng gây ra hiện tượng ợ hơi.

Hiện tượng ợ hơi khi đói bởi chứng trào ngược dạ dày không chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh mà nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: hẹp thực quản, barrett thực quản, ung thư thực quản,…

2.2. Ợ hơi khi đói do viêm loét dạ dày

Khi xuất hiện những tổn thương trên bề mặt, acid dịch vị sẽ tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc dạ dày khiến chức năng của cơ quan này bị suy giảm. Khi đó, thức ăn không được tiêu hóa kỹ sẽ bị ứ đọng và lên men, làm tăng áp lực lên dạ dày.

Bị ợ hơi do viêm loét dạ dày

Người bệnh mắc viêm loét dạ dày có thể bị ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu…

Thêm vào đó, việc tiết dịch vị quá mức cũng kích thích môn vị mở ra, gây triệu chứng ợ hơi ngay cả khi đang đói. Người bệnh sẽ gặp phải những triệu chứng đi kèm khác như: đau vùng thượng vị, khó tiêu, chán ăn,…

2.3. Rối loạn tiêu hóa gây ợ hơi khi đói

Việc hấp thu quá nhiều thực phẩm kém chất lượng, chứa các chất bảo quản khiến cho acid dịch vị suy giảm. Điều này làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa, thức ăn bị tích tụ trong dạ dày, lên men và gây ra tình trạng ợ hơi ngay cả khi đói.

2.4. Xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày là hiện tượng tổn thương niêm mạc nghiêm trọng, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Triệu chứng ợ hơi khi đói trong xuất huyết dạ dày có thể kèm theo các triệu chứng như chướng bụng, khó tiêu, nôn ra máu, mạch nhanh, vã mồ hôi, huyết áp tụt,… Lúc này người bệnh cần được cấp cứu nhanh chóng.

3. Cách giảm ợ hơi khi đói hiệu quả tại nhà

Triệu chứng ợ hơi khi đói kéo dài có thể gây chán ăn, mệt mỏi khiến sức khỏe người bệnh bị giảm sút rất nhiều. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp đơn giản như:

3.1 Thay đổi thói quen ăn uống

– Nên ăn chậm, nhai kỹ, tránh nói chuyện nhiều khi đang ăn để không nuốt phải quá nhiều khí từ bên ngoài. Ngoài ra, đây còn là cách nghiền nhuyễn thức ăn tại khoang miệng, giúp giảm quá tải cho hoạt động của dạ dày.

Ăn chậm nhai kỹ giúp giảm ợ hơi khi đói

Ăn chậm nhai kỹ giúp giảm ợ hơi khi đói

Sau khi ăn no không nên nằm xuống ngay lập tức vì có thể khiến thức ăn bị trào ngược từ dạ dày lên thực quản.

– Ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa đặc biệt là bữa sáng để dạ dày hạn chế tiết dịch vị khiến triệu chứng ợ hơi khi đói thêm trầm trọng. Chia nhỏ bữa ăn trong ngày để giảm áp lực lên dạ dày, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

– Ưu tiên chế biến thức ăn bằng những phương pháp đơn giản như hấp, luộc, hầm,… để làm mềm cũng như giữ nguyên hàm lượng dinh dưỡng của thực phẩm.

3.2. Thay đổi thói quen sinh hoạt

Bên cạnh thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, người bệnh thường xuyên ợ hơi khi đói  cũng nên xây dựng lối sống khoa học để nâng cao sức khỏe của bản thân.

– Luôn giữ tinh thần vui vẻ, tránh căng thẳng stress. Hệ thống tiêu hóa được điều khiển bởi dây thần kinh số X, thuộc hệ thống thần kinh trung ương. Sự căng thẳng kéo dài sẽ kích hoạt các phản ứng trong hệ thống này khiến lượng acid dịch vị tăng lên, cơ co thắt thực quản bị rối loạn… Do đó, bệnh nhân cần điều chỉnh cảm xúc bản thân, tránh làm việc và suy nghĩ căng thẳng quá mức, hạn chế thức đêm,…

– Tập thể dục cũng là thói quen cực kỳ tốt nhằm nâng cao hệ miễn dịch, hỗ trợ hệ tiêu hóa tốt hơn. Với các bệnh nhân gặp vấn đề về hệ tiêu hóa, có thể lựa chọn những bộ môn nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, yoga,… để không làm tăng áp lực lên ổ bụng.

Hãy duy trì tập thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày và 3 – 4 ngày mỗi tuần sẽ cải thiện sức khỏe.

Tập yoga tại nhà góp phần giảm chứng ợ hơi hiệu quả

Tập yoga tại nhà góp phần giảm chứng ợ hơi hiệu quả

– Sử dụng cốc để uống nước trực tiếp, không nên uống qua ống hút vì sẽ có một lượng khá lớn không khí đi qua ống hút vào dạ dày, gây đầy hơi, dẫn tới tình trạng ợ hơi liên tục.

– Không hút thuốc lá vì người bệnh sẽ hít thêm khá nhiều lượng không khí từ bên ngoài vào dạ dày.

– Mặc quần áo thật thoải mái, rộng rãi để không gây áp lực lên vùng bụng.

Xem thêm: [TỔNG HỢP] 23 cách chữa ợ hơi đơn giản, dễ thực hiện mà hiệu quả

4. Bị ợ hơi khi đói nên ăn gì và kiêng gì?

4.1. Ợ hơi khi đói nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chứng ợ hơi khi đói. Người bị ợ hơi nên tăng cường sử dụng các loại thực phẩm dưới đây:

– Chất xơ: Chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn nhanh hơn, phòng tránh tình trạng ợ hơi đầy bụng, khó tiêu và táo bón. Thực phẩm giàu chất xơ có thể kể đến là: ngô, khoai lang, rau bí đỏ, xoài, rau muống, rau ngót, rau đay, mồng tơi,…

– Chất đạm: Thực phẩm giàu chất đạm có tác dụng trung hòa lượng axit trong dạ dày, giúp cơ trơn dạ dày tăng cường co bóp, hỗ trợ tiêu hóa. Những thực phẩm giàu chất đạm mà người bệnh có thể tham khảo là trứng, thịt bò, thịt thăn lợn, thịt ngan, thịt vịt,…

Giấm táo rất tố cho hệ tiêu hóa, có thể hỗ trợ giảm chứng ợ hơi nếu dùng đúng cách

Giấm táo rất tốt cho hệ tiêu hóa, có thể hỗ trợ giảm chứng ợ hơi nếu dùng đúng cách

– Đồ chua: Thực phẩm có vị chua nếu ăn nhiều sẽ không tốt cho dạ dày nhưng sử dụng với lượng vừa đủ thì có thể hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa. Đồ chua giúp thức ăn lên men nhanh và tiêu hóa dễ dàng hơn. Những thực phẩm chua tốt cho hệ tiêu hóa bao gồm: dấm táo, dấm chuối, bưởi,…

– Một số loại rau cải như cải chíp, cải xoăn,…không chỉ nhiều chất xơ mà còn chứa các chất giúp bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa. Ăn nhiều rau cải sẽ giúp phòng tránh bệnh lý gây ợ hơi.

– Các loại bánh mì: Bánh mì giúp hấp thụ lượng axit dư thừa của dạ dày, hạn chế tối đa những tổn thương tại cơ quan này. Ngoài ra, bánh mì còn dễ tiêu hóa giúp người bệnh giảm thiểu triệu chứng đầy bụng, khó tiêu.

Ngoài bánh mì, người bệnh có thể bổ sung thêm bột yến mạch cũng rất tốt cho cơ thể.

– Sữa chua: Trong sữa chua có chứa các vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa. Bổ sung sữa chua hàng ngày sẽ giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng của bệnh tiêu hóa. Nhưng lưu ý là bạn chỉ nên ăn sữa chua sau khi vừa ăn cơm xong.

–  Mật ong và nghệ: Sử dụng mật ong và nghệ hàng ngày sẽ giúp điều trị các chứng bệnh về dạ dày hiệu quả và an toàn.

4.2. Ợ hơi khi đói nên kiêng gì?

Người bị ợ hơi khi đói cũng nên hạn chế sử dụng những thực phẩm bao gồm:

– Thực phẩm gây khó tiêu như nội tạng động vật, ngũ cốc tinh chế, thịt đỏ,…Tránh sử dụng đồ ăn nhanh, đồ chiên rán, dưa muối,… bởi đây là nguyên nhân khiến acid dịch vị tiết ra nhiều hơn, tăng áp lực lên dạ dày, gây tình trạng ợ hơi khi đói.

– Hạn chế đồ uống sinh nhiều khí như rượu bia, đồ uống có gas,… bởi chúng sẽ khiến lượng hơi trong dạ dày tăng lên rất nhanh, làm trầm trọng thêm triệu chứng ợ hơi khi đói.

Người bị ợ chua khi đói nên kiêng các loại trái cây có vị chua như cóc, chanh, khế

Người bị ợ chua khi đói nên kiêng các loại trái cây có vị chua như cóc, chanh, khế

– Các trái cây như: chanh, khế chua, mơ… có vị quá chua, làm tăng lượng axit trong dạ dày và gây ra phản xạ co thắt thực quản.

– Một số loại gia vị như hành, hạt tiêu, ớt, riềng,… khiến sự co thắt ở thượng vị giảm, gây  tiêu hóa kém, là nguyên nhân dẫn tới chứng ợ hơi.

– Một số loại tinh dầu như tinh dầu bạc hà, tinh dầu khuynh diệp,… có thể gây ra giãn nở vùng thượng vị khiến axit trong dạ dày dễ bị trào ngược lên thực quản.

5. Các thực phẩm thảo dược tốt cho dạ dày

Để cải thiện tình trạng ợ hơi khi đói do trào ngược dạ dày, người bệnh có thể sử dụng những dược liệu từ thiên nhiên tốt cho dạ dày như:

– Tinh bột nghệ: Có hiệu quả trong việc chống viêm, giúp các vết loét dạ dày mau lành, giảm tiết axit trong dạ dày, hạn chế tình trạng ợ hơi khi đói.

– Cúc la mã: Làm dịu thần kinh và kháng viêm hiệu quả, diệt các vi khuẩn có hại cho dạ dày.

– Cam thảo: Giúp thanh nhiệt giải độc, chống viêm, mau lành các vết loét.

– Hoàng liên: Giúp tăng nhu động ruột để hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn. Ngoài ra, hoàng liên còn giúp vết loét dạ dày mau lành và kháng nhiều loại vi khuẩn có hại cho dạ dày.

– Hậu phác: Giúp dạ dày hạn chế tiết axit, giảm sự co bóp của dạ dày tá tràng, phòng ngừa viêm loét dạ dày.

– Thương truật: Làm tăng nhu động ruột, dịu thần kinh và chống viêm.

Trà gừng có tác dụng chống nôn, kháng viêm, rất tốt cho hệ tiêu hóa

Trà gừng có tác dụng chống nôn, kháng viêm, rất tốt cho hệ tiêu hóa

– Bán hạ bắc: Có tác dụng hiệu quả trong việc chống nôn, làm dịu các triệu chứng khó chịu của chứng trào ngược dạ dày thực quản.

– Ngô thù du: Giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, chống nôn.

–  Bạc hà: Làm dịu hệ tiêu hóa, chống nôn và thông mật.

– Gừng: Kháng viêm, chống nôn, tốt cho dạ dày.

Trên đây là những thông tin liên quan đến ợ hơi khi đói. Nếu gặp triệu chứng này thường xuyên, đã cải thiện bằng cách thay đổi chế độ sinh hoạt, thói quen ăn uống mà không giảm đi, thì người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị.

Để được giải đáp các thắc mắc khác về triệu chứng ợ hơi cũng như đặt lịch khám cùng chuyên gia tiêu hóa hàng đầu tại Bệnh viện Vĩnh Phúc, khách hàng vui lòng liên hệ Hotline: 0969.566.115

CT Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc

122 Nguyễn Tất Thành, Phường Liên Bảo, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc

Website: https://benhvienvinhphuc.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/122nguyentatthanh

Ảnh poup
Đăng ký ngay

    Chúng tôi cam kết không chia sẻ thông tin cá nhân của bạn cho bên thứ 3

    Giờ làm việc

    1900 888 656
    Đặt lịch khám