Ngày hội sức khỏe - Chăm sóc & tư vấn miễn phí

Người bệnh đi khám dạ dày nên siêu âm hay nội soi?

Hoa Nguyễn Thị
162

Hiện nay, siêu âm và nội soi dạ dày là hai phương pháp phổ biến được chỉ định để tầm soát bệnh lý về dạ dày. Mỗi phương pháp sẽ có những ưu nhược điểm riêng. Vậy người bệnh đi khám dạ dày nên siêu âm hay nội soi? Cùng lắng nghe tư vấn của các bác sĩ đến từ chuyên khoa Tiêu hóa – CT Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc trong bài viết dưới đây để có thêm thông tin hữu ích.

Trước khi biết được khám dạ dày nên siêu âm hay nội soi, người bệnh cần hiểu tổng quan về 2 phương pháp này.

1. Nội soi dạ dày là gì? Được chỉ định khi nào?

Nội soi dạ dày là phương pháp được chỉ định rộng rãi để kiểm tra trực quan ống tiêu hóa trên (thực quản – dạ dày – tá tràng) nhằm phát hiện các bất thường tại cơ quan này. Theo đó, một ống nội soi mềm được gắn camera ở đầu sẽ được đưa qua miệng/mũi của bệnh nhân xuống dạ dày để đánh giá tình trạng niêm mạc. Hình ảnh camera thu được trong ống tiêu hóa sẽ chiếu trực tiếp lên một màn hình tivi để bác sĩ quan sát.

Nội soi dạ dày thường được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp như:

– Xuất hiện các triệu chứng liên quan đến hệ tiêu hóa như: Đau, nóng rát thượng vị dạ dày; ợ hơi, ợ chua, có cảm giác trào ngược; khó nuốt, nuốt đau, nuốt vướng, nuốt nghẹn; chán ăn, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn và nôn; nôn ra máu, đại tiện ra máu hoặc phân đen; ho liên tục, viêm họng kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần; sụt cân đột ngột không rõ nguyên nhân.

Đầy bụng khó tiêu

Nếu thường xuyên đầy bụng khó tiêu bạn cần nội dạ dày hóa sớm để tìm hiểu nguyên nhân

– Người đang theo dõi bệnh lý dạ dày như: viêm loét dạ dày cấp hay mạn tính, polyp dạ dày,…

– Gia đình có người nhiễm vi khuẩn HP hoặc có tiền sử có thành viên mắc bệnh ung thư dạ dày;

– Nội soi dạ dày khi có polyp;

– Có nhu cầu nội soi dạ dày để tầm soát ung thư;

– Thường xuyên sử dụng các chất kích thích, uống rượu bia, hút thuốc lá;

2. Siêu âm dạ dày là gì? Được chỉ định khi nào?

Siêu âm dạ dày (siêu âm bao tử) là phương pháp sử dụng máy siêu âm hiện đại để chẩn đoán các vấn đề bên trong dạ dày cũng như các vấn đề bất thường vùng bụng hoặc đường tiêu hóa. Do sử dụng sóng siêu âm khi thực hiện, không dùng các bức xạ ion hóa hay các hóa chất nên phương pháp này được tiến hành nhanh chóng, an toàn, không gây đau hay khó chịu. Bác sĩ chỉ cần thoa một lượng gel lên bụng người bệnh và đưa đầu dò di chuyển xung quanh vị trí cần siêu âm là thu về được hình ảnh để có thể chẩn đoán bệnh.

Siêu âm dạ dày

Siêu âm dạ dày sử dụng sóng siêu âm khi thực hiện, không dùng các bức xạ ion hóa hay các hóa chất nên an toàn, không gây đau hay khó chịu

Vậy, khám dạ dày nên siêu âm hay nội noi? Siêu âm dạ dày không xác định được mức độ tổn thương ở niêm mạc dạ dày do viêm loét, phát hiện vi khuẩn Hp gây bệnh dạ dày,… Do đó, nếu nghi ngờ có các vấn đề nghiêm trọng ở dạ dày, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện thêm các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác mà phổ biến nhất là nội soi dạ dày.

Các trường hợp thường được chỉ định siêu âm dạ dày bao gồm:

– Nghi ngờ có dị vật trong dạ dày;

– Thường xuyên ợ hơi, ợ chua, cảm giác trào ngược thức ăn;

– Ăn uống không tiêu, thường xuyên chướng bụng, đầy hơi;

– Bị rối loạn tiêu hóa;

– Có tiền sử hoặc nghi ngờ bị viêm dạ dày, viêm thực quản nặng;

– Có biểu hiện nôn ra máu, đau dạ dày dữ dội, xuất huyết dạ dày,…

– Bị dị tật dạ dày bẩm sinh, dị tật tá tràng;

– Nghi ngờ có khối u trong dạ dày, ung thư dạ dày;

– Nghi ngờ loét dạ dày cấp;

– Trường hợp chống chỉ định nội soi dạ dày.

3. Khám dạ dày nên siêu âm hay nội soi?

Hiện nay, tỷ lệ người mắc các bệnh lý về dạ dày ngày càng tăng cao và phổ biến ở nhiều lứa tuổi. Vì thế, số lượng người bệnh đến thăm khám dạ dày tại các bệnh viện vì vậy cũng tăng đáng kể. Tuy nhiên, rất nhiều người bệnh thắc mắc khám dạ dày nên siêu âm hay nội soi và siêu âm có phát hiện đau dạ dày không?

Khi người bệnh có những biểu hiện bất thường tại dạ dày, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng siêu âm để phát hiện bất thường vùng bụng và dạ dày. Tuy nhiên, siêu âm dạ dày chưa phải là biện pháp tối ưu để có thể chẩn đoán bệnh lý về dạ dày. Nguyên nhân là do khi siêu âm dạ dày, các bác sĩ không thể quan sát được trực tiếp niêm mạc dạ dày, phát hiện vi khuẩn HP dạ dày hay thực hiện các thủ thuật như sinh thiết mô bệnh học, cắt polyp dạ dày, cầm máu, lấy dị vật…

Hình ảnh siêu âm dạ dày - khám dạ dày nên siêu âm hay nội soi?

Siêu âm dạ dày, các bác sĩ không thể quan sát được trực tiếp niêm mạc dạ dày, phát hiện vi khuẩn HP, thực hiện sinh thiết, cắt polyp dạ dày, cầm máu, lấy dị vật…

Ngoài ra, siêu âm dạ dày cũng khó quan sát được các vị trí của dạ dày. Trường hợp người bệnh bị bệnh có cân nặng lớn thì các mô mỡ sẽ gây cản trở rất nhiều, khiến việc siêu âm khó xác định chính xác mức độ tổn thương. Do đó, để chẩn đoán chính xác bệnh lý dạ dày thì người bệnh cần thực hiện phương pháp nội soi dạ dày.

Với nội soi dạ dày, bác sĩ sẽ đưa một dây nội soi ống mềm vào trực tiếp bên trong dạ dày nên có thể quan sát rõ nét và chính xác các tổn thương tại niêm mạc cơ quan này. Từ đó, đưa ra kết luận bệnh một cách chính xác. Ngoài ra, trong quá trình nội soi, bác sĩ có thể kết hợp với các dụng cụ khác để tiến hành đồng thời các thủ thuật như cắt polyp, lấy dị vật, cầm máu hay sinh thiết mẫu mô để chẩn đoán bệnh… Tuy nhiên, đây là biện pháp có xâm lấn nên có thể gây ra cảm giác khó chịu cũng như một vài biến chứng cho bệnh nhân. Thêm vào đó, chi phí nội soi dạ dày cũng sẽ cao hơn siêu âm dạ dày.

Nội soi dạ dày có nhiều ưu điểm hơn siêu âm dạ dày

Với nội soi dạ dày, bác sĩ có thể quan sát rõ nét và chính xác các tổn thương tại niêm mạc dạ dày

Siêm âm dạ dày và nội soi dạ dày đều những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với từng đối tượng bệnh nhân. Bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp kiểm tra dạ dày phù hợp do đó người bệnh không cần quá lo lắng khám dạ dày nên siêu âm hay nội soi.

Tham khảo: Đi khám trào ngược dạ dày có phải nội soi không?

4. Phương pháp siêu âm kết hợp nội soi dạ dày

4.1. Siêu âm nội soi dạ dày là phương pháp gì?

Nếu bạn vẫn còn băn khoăn khám dạ dày siêu âm hay nội soi thì có thể tham khảo phương pháp siêu âm nội soi dạ dày bên dưới đây.

Siêu âm kết hợp nội soi dạ dày hay siêu âm nội soi có tên tiếng Anh là Endoscopic Ultrasound, viết tắt là EUS. Đây là phương pháp kết hợp ưu điểm của cả nội soi và siêu âm để thăm dò tổn thương tại dạ dày và các cơ quan khác trong ổ bụng. Theo đó, phương pháp này được thực hiện bằng cách sử dụng ống nội soi có tích hợp đầu dò siêu âm thu nhỏ kết hợp với sóng âm thanh cao tần để ghi lại hình ảnh siêu âm có chất lượng và độ chính xác cao hơn so với siêu âm bên ngoài cơ thể.

Siêu âm nội soi dạ dày

Siêu âm nội soi giúp chẩn đoán và can thiệp những tổn thương ở đường tiêu hóa, mật, tụy, các tổn thương niêm mạc và ngoài niêm mạc ống tiêu hóa

Kết hợp với thủ thuật sinh thiết, bác sĩ có thể lấy mẫu bệnh phẩm từ chất lỏng và mô của bệnh nhân, giúp giảm xâm lấn tối thiểu do phẫu thuật thăm dò. Bên cạnh đó, EUS cũng được sử dụng để hỗ trợ một số phương pháp điều trị như dẫn lưu nang giả.

Phương pháp siêu âm nội soi giúp chẩn đoán và can thiệp những tổn thương ở đường tiêu hóa, mật, tụy, các tổn thương niêm mạc và ngoài niêm mạc ống tiêu hóa. Đặc biệt, siêu âm nội soi có ý nghĩa rất lớn trong việc chẩn đoán ung thư giai đoạn sớm, đánh giá mức độ xâm lấn, phát hiện những khối u nằm sâu trong ổ bụng ở mức độ xâm lấn tối thiểu.

4.2. Mục đích của siêu âm nội soi dạ dày

Siêu âm nội soi được chỉ định khi bác sĩ muốn đánh giá và chẩn đoán cụ thể hơn những bất thường dưới bề mặt niêm mạc dạ dày. Theo Bộ Y tế, những trường hợp được chỉ định thực hiện siêu âm nội soi dạ dày bao gồm:

– Xác định giai đoạn ung thư, mức độ lan rộng đến các tuyến bạch huyết hay cấu trúc lân cận quan trọng, bao gồm: ung thư dạ dày, tuyến tụy, thực quản, trực tràng, ung thư phổi.

– Cung cấp thông tin các khối u, hỗ trợ đưa ra hướng dẫn điều trị.

– Chẩn đoán nguyên nhân sụt cân, đau bụng kéo dài, đại tiện không tự chủ.

– Đánh giá bệnh lý về tụy, bao gồm u nang tuyến tụy, viêm tụy mạn tính.

– Hỗ trợ bác sĩ thực hiện dẫn lưu nang giả, hoặc các tụ dịch bất thường khác trong ổ bụng.

– Hỗ trợ nhắm mục tiêu để phân phối thuốc vào tuyến tụy, gan và các cơ quan khác.

– Kiểm tra sỏi mật, u gan và nghiên cứu các tình trạng tăng sinh bất thường trong ống mật.

– Đánh giá các khối u, tổn thương đã được phát hiện trong nội soi trước đó hoặc hình ảnh được qua chụp X – quang, CT.

– Đánh giá độ dày niêm mạc dạ dày.

– Đánh giá giai đoạn bóng vater.

– Đánh giá nguy cơ chảy máu ổ loét.

– Chọc hút tế bào kim nhỏ dưới hướng dẫn SANS.

4.3. Chống chỉ định thực hiện siêu âm nội soi dạ dày

– Người có sức khỏe yếu, suy nhược cơ thể.

– Bệnh nhân cao huyết áp, suy tim, nhồi máu cơ tim,…

Chống chỉ định siêu âm nội soi dạ dày

Bệnh nhân suy tim nặng có chống chỉ định với siêu âm nội soi

– Người có vấn đề về bệnh thần kinh, mất khả năng kiểm soát hành vi cá nhân,…

– Bệnh nhân đã từng phẫu thuật ổ bụng trước đó.

4.4. Rủi ro khi thực hiện siêu âm qua nội soi

EUS là kỹ thuật nội soi an toàn khi được thực hiện tại các bệnh viện uy tín, có đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm cũng như trang thiết bị y tế hiện đại. Tuy nhiên, trong qúa trình thực hiện, phương pháp này vẫn có thể gây ra một vài rủi ro, thường quan đến việc sinh thiết, bao gồm tăng nguy cơ viêm tụy hoặc nhiễm trùng.

Một số rủi ro có thể xảy ra gồm:

– Chảy máu tại vị trí sinh thiết.

– Nhiễm trùng.

– Đau nhức cổ họng trong một ngày hoặc lâu hơn, cũng có thể bị rách thành ruột hoặc cổ họng.

– Viêm tụy nếu chọc hút bằng kim nhỏ tuyến tụy được thực hiện.

– Phản ứng với thuốc an thần.

Nguy cơ rủi ro khi thực hiện siêu âm nội soi có thể được giảm nhẹ nếu người bệnh tuân thủ chặt chẽ theo sự hướng dẫn của bác sĩ trước khi thực hiện EUS .

Sau phẫu thuật, nếu xuất hiện các triệu chứng như sốt, tức ngực, thở hụt hơi, đại tiện ra phân sẫm màu hoặc đen, đau bụng dữ dội kéo dài… người bệnh cần tới bệnh viện ngay lập tức để được chẩn đoán nguyên nhân và xử trí kịp thời.

Như vậy khám dạ dày nên siêu âm hay nội soi sẽ phù hợp với từng trường hợp cụ thể và bác sĩ sẽ tư vấn chi tiết cho người bệnh về lợi ích cũng như rủi ro khi thực hiện. Chính vì vậy, người bệnh không nên quá lo lắng.

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm địa chỉ khám dạ dày uy tín tại Vĩnh Phúc thì CT Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc là một gợi ý dành cho bạn. Đăng ký khám dạ dày tại đây, khách hàng sẽ thăm khám tại chuyên khoa Tiêu hóa.

Chúng tôi cung cấp đa dạng các dịch vụ tầm soát dạ dày như: Nội soi dạ dày, siêu âm dạ dày, chụp CT dạ dày, chụp X-quang dạ dày, test HP… Với hệ thống máy máy móc hiện đại, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi thực hiện khám dạ dày tại phòng khám.

Trên đây những thông tin giải đáp thắc mắc khám dạ dày nên siêu âm hay nội soi. Hy vọng sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình đi thăm khám dạ dày. Để được tư vấn về dịch vụ nội soi dạ dày cũng như đặt lịch khám cùng chuyên gia tiêu hóa tuyến trung ương, khách hàng vui lòng liên hệ Hotline: 0969.566.115

CT Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc

122 Nguyễn Tất Thành, Phường Liên Bảo, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc

Website: https://benhvienvinhphuc.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/122nguyentatthanh

Ảnh poup
Đăng ký ngay

    Chúng tôi cam kết không chia sẻ thông tin cá nhân của bạn cho bên thứ 3

    Giờ làm việc

    1900 888 656
    Đặt lịch khám