Ngày hội sức khỏe - Chăm sóc & tư vấn miễn phí

[GIẢI ĐÁP THẮC MẮC] Đau thượng vị đi ngoài do đâu?

Hoa Nguyễn Thị
86

Đau thượng vị kèm đi ngoài là dấu hiệu của bệnh về tiêu hóa. Nó gây rất nhiều bất tiện trong sinh hoạt, công việc và ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Vậy nguyên nhân của hiện tượng đó là gì và cách chữa trị ra sao thì hiệu quả? Chúng ta hãy cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới dây.

1. Đau thượng vị đi ngoài là gì?

Vị trí vùng thượng vị nằm dưới mũi xương ức đến vùng rốn và hai bên mạn sườn. Đau vùng thượng vị có thể xảy ra ở  khu vực dưới mũi xương ức, vùng quanh rốn và hai bên là hai mạn sườn. Đây có thể chỉ là cơn đau đơn thuần nhưng có thể đi kèm theo những biểu hiện khác trong đó có đi ngoài, tiêu chảy, ợ hơi, ợ chua.

Đau thượng vị đi ngoài là tình trạng người bệnh vừa bị đau bụng vùng thượng vị, vừa bị đi ngoài

Đau thượng vị đi ngoài là tình trạng người bệnh vừa bị đau bụng vùng thượng vị, vừa bị đi ngoài

Đau thượng vị đi ngoài là tình trạng người bệnh vừa bị đau bụng vùng thượng vị, vừa bị đi ngoài, cảnh báo bất thường ở hệ tiêu hóa. Chính vì vậy, bạn không nên chủ quan nếu nhận thấy biểu hiện này bởi đó có thể cảnh báo các vấn đề bệnh lý cần được điều trị sớm.

Xem thêm: [GIẢI ĐÁP CHI TIẾT] Đau thượng vị bên trái là bệnh gì? Khắc phục ra sao?

Xem thêm: Đau thượng vị từng cơn: Nguyên nhân do đâu? Điều trị thế nào?

2. Đau thượng vị đi ngoài do đâu?

2.1. Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa đặc trưng với triệu chứng đau thượng vị đi ngoài. Những cơn đau thượng vị do rối loạn tiêu hóa có thể xuất hiện ở một khu vực nhất định hoặc lan ra xung quanh, ra sau lưng.

Một số trường hợp đau thượng vị đi ngoài còn có thể gây chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu. Người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám và xử lý kịp thời nếu tình trạng đau thượng vị đi ngoài có dấu hiệu tăng nặng về mức độ.

2.2.Tiêu chảy cấp gây đau thượng vị đi ngoài

Đau thượng vị kèm đi ngoài còn có thể là dấu hiệu của tiêu chảy cấp. Nguyên nhân là do đường ruột bị vi khuẩn tấn công. Tiêu chảy cấp có triệu chứng đặc trưng là đau quặn bụng, đi ngoài liên tục.

Bệnh diễn biến khá nhanh với số lần đi ngoài phân lỏng tăng rõ rệt, người bệnh lúc này sẽ rơi vào trạng thái mất nước, chán ăn, mệt mỏi…. Nếu được chăm sóc kịp thời và đúng hướng bệnh sẽ được thuyên giảm sau 1 tuần điều trị.

Với trẻ em, bệnh tiêu chảy cấp rất nguy hiểm bởi khiến trẻ suy nhược vì mất nước nhanh chóng.

2.3. Đau thượng vị đi ngoài do viêm dạ dày mãn tính

Đau thượng vị kèm đi ngoài có thể là dấu hiệu của viêm dạ dày mãn tính. Nguyên nhân là do thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh như: nạp quá nhiều những thực phẩm cay nóng, dầu mỡ, lạm dụng bia rượu, nước có gas, thuốc lá, tác dụng phụ của thuốc giảm đau,….Ngoài ra, căng thẳng thần kinh, lo lắng trong thời gian dài cũng làm tăng nguy cơ mắc viêm dạ dày mãn tính.

Bệnh viêm dạ dày được phân thành 2 loại gồm: viem dạ dày cấp tính và viêm dạ dày mạn tính

Bệnh viêm dạ dày được phân thành 2 loại gồm: viêm dạ dày cấp tính và viêm dạ dày mạn tính

Ngoài những cơn đau thượng vị, bệnh còn tác động đến hoạt động co thắt, tiêu hóa thức ăn. Khi acid trong dạ dày tăng cao dẫn đến trào ngược thực quản gây chứng ợ hơi, ợ rát, ợ chua, buồn nôn, nôn mửa, đi ngoài phân có mùi hôi tanh…

2.4. Ngộ độc thức ăn gây đau thượng vị đi ngoài

 Ngộ độc thức ăn sẽ gây tình trạng đau thượng vị kèm đi ngoài và triệu chứng chướng bụng, buồn nôn và nôn mửa.

2.5. Nhiễm trùng tiêu hóa

Khi nhận thấy các biểu hiện như: đau vùng thượng vị kèm đi ngoài phân lỏng và cơn đau ra khắp vùng bụng, phân lỏng lẫn dịch nhầy hoặc máu, sốt cao thì có thể bạn đang bị nhiễm trùng tiêu hóa. Lúc này, bạn cần thăm khám sớm để được xử trí kịp thời, tránh nguy hiểm đến tính mạng.

2.6. Bệnh viêm tụy

Các trường hợp mắc viêm tụy cấp tính và mãn tính thường khởi phát bằng những cơn đau thượng vị dữ dội, liên tục kèm tiêu chảy, chướng bụng, buồn nôn, sốt cao. Cơn đau do mắc bệnh viêm tụy mãn tính có thể tái phát nhiều lần, ảnh hưởng đến hoạt động hấp thu dưỡng chất của cơ thể.

2.7. Polyp đại tràng

Polyp đại tràng có thể gây triệu chứng đặc trưng là đau thượng vị kèm đi ngoài, cùng các biểu hiện khác như: buồn nôn, nôn mửa, thói quen đi ngoài bị thay đổi, phân lỏng có lẫn máu.

Polyp đại tràng có thể gây triệu chứng đặc trưng là đau thượng vị kèm đi ngoài

Polyp đại tràng có thể gây triệu chứng đặc trưng là đau thượng vị kèm đi ngoài

Tuy nhiên, các triệu chứng trên dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý khác nên để xác định chính xác Polyp đại tràng, bác sĩ chuyên khoa cần nội soi đại tràng, từ đó phương pháp xử trí phù hợp.

2.8. Hội chứng ruột kích thích gây đau thượng vị kèm đi ngoài

Hội chứng ruột kích thích có dấu hiệu đặc trưng là đau thượng vị kèm đi ngoài nhất, biểu rõ rệt nhất là sau khi ăn. Hội chứng ruột kích thích khá lành tính, bệnh không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nhưng gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh trong sinh hoạt.

Nguyên nhân gây tình trạng đi ngoài là do đường ruột nhạy cảm với quá trình đào thải chất dư thừa của dạ dày. Đây cũng là một trong những triệu chứng điển hình giúp bạn phân biệt hội chứng ruột kích thích với các bệnh lý khác về đường tiêu hóa.

2.9. Viêm dạ dày hành tá tràng

Những bệnh nhân viêm loét dạ dày hành tá tràng cũng có biểu hiện đau thượng vị đi ngoài. Triệu chứng này được biểu hiện rõ khi người bệnh ăn thực phẩm lạ, không đảm bảo, đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ. Cảm giác đau thường âm ỉ hoặc dữ dội kèm theo tiêu chảy kéo dài.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp những biểu hiện khác như buồn nôn, sụt cân, ợ hơi, ợ chua, cảm giác ăn uống không ngon, mất ngủ,… ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nếu không được điều trị kịp thời, về lâu dài có thể biến chứng thành ung thư.

3. Làm gì khi bị đau thượng vị đi ngoài

3.1. Bổ sung nước

– Bù nước điện giải, khoáng chất: Khi bị tiêu chảy cơ thể sẽ mất nước, vì thế bạn cần thực hiện bù nước, bù điện giải và khoáng chất để tránh tình trạng cơ thể bị mất nước nghiêm trọng giúp cơ thể đỡ mệt mỏi.

Khi bị đau bụng vùng thượng vị đi ngoài, bạn cần bổ sung nhiều nước cho cơ thể

Khi bị đau bụng vùng thượng vị đi ngoài, bạn cần bổ sung nhiều nước cho cơ thể

– Bổ sung nước: Bổ sung thêm nước cũng giúp bạn thanh lọc đường ruột và loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh.

3.2. Uống trà gừng

Gừng có vị cay, tính ấm, chống viêm, được coi là một trong các biện pháp khắc phục tốt nhất cho chứng khó tiêu, đau bụng, co giật, tiêu chảy, đầy hơi. Hoạt chất trong củ gừng gồm có các thành phần: Gingerol, shogaol, zingerone và paradol.

Cách uống trà gừng giảm đau thượng vị đi ngoài như sau: Bạn lấy vài lát gừng thái mỏng, có thể đập dập. Đem hãm trong 1 cốc nước nóng chừng vài phút. Bạn nên uống khi còn nóng sẽ giúp giảm đau và hỗ trợ giảm đi ngoài

Ngoài ra, bạn có thể nhai, ngậm 1 lát gừng cũng giúp điều trị tình trạng bệnh khá tốt.

3.3. Thiết lập chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học

– Tăng cường rau xanh, hoa quả có tính mát, giúp hỗ trợ tiêu hóa.

– Sử dụng những thực phẩm dễ tiêu, mềm: Súp, cháo, canh hầm…giúp làm giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa.

– Sử dụng bánh mì, bánh quy giúp thấm hút axit dịch vị dư thừa.

– Bổ sung nước dừa để cung cấp các chất điện giải, chất khoáng tốt cho cơ thể.

– Bổ sung các thực phẩm như: bắp cải, rau húng quế, cải xoăn, mù tạt, mùi tây, bông cải xanh, măng tây, cần tây, dưa chuột, xà lách, cà rốt… giúp bảo vệ lớp màng nhầy trên niêm mạc dạ dày, hạn chế hình hình các ổ viêm loét dạ dày.

Người bệnh không nên ăn thức ăn cay nóng, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ

Người bệnh không nên ăn thức ăn cay nóng, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ

– Chế biến đồ ăn nên thái nhỏ, luộc, hấp chín kỹ, mềm để làm giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa.

– Người bệnh nên ăn chậm, nhai kĩ để tăng sự bài tiết của nước bọt, giúp trung hòa axit trong dạ dày.

– Nên chia nhỏ các bữa trong ngày để giảm tải áp lực cho dạ dày.

– Không ăn thực phẩm khô, cứng, cay nóng, muối chua, thực phẩm chứa nhiều axit như cam, chanh; đồ ăn nhanh, chiên giòn xào rán nhiều dầu mỡ; đồ uống có ga, có chất kích thích…

– Sau ăn không nên vận động mạnh để tránh dạ dày phải làm việc quá sức.

– Tránh, stress, mất ngủ, căng thẳng kéo dài bởi thường xuyên ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày.

– Nghỉ ngơi, thư giãn, tránh làm việc quá sức để dạ dày khỏe hơn.

– Duy trì luyện tập thể dục thể thao, giúp tăng cường thể trạng và hệ miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh.

Với những thông tin trên, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về tình trạng đau thượng vị đi ngoài về nguyên nhân cũng như cách khắc phục. Để được giải đáp các thắc mắc khác liên quan đến đau thượng vị và đặt lịch khám cùng chuyên gia tiêu hóa Trung ương đến từ Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện 103 tại CT Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc, khách hàng vui lòng liên hệ Hotline: 0969.566.115.

CT Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc

122 Nguyễn Tất Thành, Phường Liên Bảo, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc

Website: https://benhvienvinhphuc.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/ctbenhvienquoctevinhphuc/

Ảnh poup
Đăng ký ngay

    Chúng tôi cam kết không chia sẻ thông tin cá nhân của bạn cho bên thứ 3

    Giờ làm việc

    1900 888 656
    Đặt lịch khám