Ngày hội sức khỏe - Chăm sóc & tư vấn miễn phí

[CHI TIẾT NHẤT] Đau vùng chấn thủy là bị gì? Điều trị thế nào?

Hoa Nguyễn Thị
82

Đau chấn thủy là cách gọi khác của đau vùng thượng vị – triệu chứng xảy ra khá phổ biến trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Đặc biệt đây còn là một tín hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe của bạn đang gặp bất thường. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về đau vùng chấn thủy trong bài viết dưới đây nhé.

1. Đau vùng chấn thủy là triệu chứng gì?

Vùng chấn thủy là cơ quan nào? Vùng chấn thủy là một cách gọi dân gian để chỉ vùng bụng nằm dưới mỏm xương ức và trên rốn, hay còn được gọi là vùng thượng vị theo y học hiện đại.

Đau vùng chấn thủy là triệu chứng gì?

Đau vùng chấn thủy có thể là những cơn đau âm ỉ, thoáng qua hoặc đau dữ dội

Tình trạng đau vùng chấn thủy có thể là những cơn đau âm ỉ, thoáng qua hoặc đau dữ dội tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh lý. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp thêm các triệu chứng đi kèm khác như ợ hơi, đầy bụng, đi ngoài, khó thở…

Đau vùng chấn thủy có thể xuất hiện ở cả trẻ em và người lớn.

2. Các nguyên nhân gây đau vùng chấn thủy

Hiện tượng đau vùng chấn thủy có thể liên quan tới các bất thường ở một hoặc nhiều cơ quan trong cơ thể hoặc đơn giản là do chế độ ăn uống thiếu khoa học. Dưới đây các nguyên nhân gây đau vùng chấn thủy:

2.1. Đau vùng chấn thủy do bệnh lý

2.1.1 Bệnh lý về thực quản gây đau vùng chấn thủy

Các bất thường ở thực quản cũng có thể là nguyên nhân gây đau vùng chấn thủy. Bao gồm:

– Viêm thực quản: Thường là hệ quả của quá trình trào ngược dạ dày thực quản kéo dài, không được phát hiện và điều trị kịp thời.

– Thoát vị gián đoạn: Thường gặp ở độ tuổi sau 50. Đây là lý do khiến người cao tuổi hay gặp tình trạng bị nghẹn, khó nuốt, hơi thở có mùi…

– U thực quản: Tình trạng này không phổ biến nhưng rất nguy hiểm, do đó bạn cần cảnh giác.

2.1.2. Bệnh lý về dạ dày gây đau vùng chấn thủy

Bệnh lý dạ dày là nguyên nhân hàng đầu gây đau vùng chấn thủy, bao gồm:

Trào ngược dạ dày thực quản: Xảy ra khi axit trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản, đau thượng vị, ợ chua, khó tiêu, ho liên tục…

Viêm loét dạ dày: Xuất hiện khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương, dẫn tới hình thành các ổ viêm, vết loét đi kèm các triệu chứng như: đau vùng chấn thủy, buồn nôn, nôn, đi ngoài phân đen, mệt mỏi, sụt cân. Cơn đau có thể âm ỉ vùng chấn thủy hoặc đau dữ dội và nghiêm trọng hơn khi bạn đói hoặc đau vùng thượng vị về đêm.

Cơn đau vùng chấn thủy có thể do tình trạng viêm loét dạ dày gây ra

Cơn đau vùng chấn thủy có thể do tình trạng viêm loét dạ dày gây ra

– Thủng dạ dày: Cơn đau vô cùng dữ dội, vượt quá mức chịu đựng, khiến bệnh nhân bị choáng váng, ngất  xỉu. Đây là trường hợp cần được cấp cứu kịp thời để bảo vệ tính mạng người bệnh.

– Ung thư dạ dày: Bệnh diễn biến âm thầm, chỉ biểu hiện triệu chứng khi đã ở giai đoạn muộn. Các dấu hiệu của bệnh có thể bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác như: đau chấn thủy, chán ăn, chướng bụng đầy hơi, sút cân đột ngột, nôn ra máu, đi ngoài phân đen…

2.1.3. Bệnh đại tràng

Viêm đại tràng cấp hoặc mạn tính không chỉ gây đau vùng chấn thủy mà còn đi kèm các triệu chứng khác như đầy hơi, chướng bụng, luôn muốn đại tiện. Người bị viêm đại tràng mạn tính có thể gặp tình trạng táo bón kéo dài, đau âm ỉ vùng chấn thủy.

2.1.4. Viêm ruột thừa gây đau vùng chấn thủy

Ruột thừa rất dễ bị viêm nhiễm nên nếu không được xử lý kịp thời có thể bị vỡ, thậm chí tử vong. Ban đầu cơn đau do viêm ruột thừa ở quanh vùng rốn sau đó lan dần lên phía trên đến vùng chấn thủy.

2.1.5. Bệnh lý về gan mật

– Sỏi túi mật, sỏi đường mật, viêm túi mật đều sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của túi mật, gây đau dữ dội phía trên bên phải vùng thượng vị. Các triệu chứng đi kèm gồm: nôn, đầy hơi, sốt cao, vàng da, phân màu đất sét.

Sỏi túi mật có thể gây ra các cơn đau âm ỉ hoăc dữ dội tại vùng chấn thủy

Sỏi túi mật có thể gây ra các cơn đau âm ỉ hoăc dữ dội tại vùng chấn thủy

– Giun chui ống mật: Cơn đau vùng chấn thủy do giun chui ống mật cũng rất dữ dội đi kèm vã mồ hôi.

2.1.6. Bệnh lý về tụy gây đau vùng chấn thủy

Các vấn đề ở tuyến tụy như: viêm tụy, ung thư đầu tụy… cũng có thể gây đau vùng chấn thủy kèm nôn, chướng bụng, đầy hơi.

Ngoài ra, đau vùng thượng vị còn có thể gặp ở các bệnh lý như: bệnh mạch vành, tiểu đường, suy tim nặng, hệ quả của ho nhiều… Đặc biệt, đau vùng chấn thủy ở trẻ em có thể do nhiễm giun sán.

2.2. Đau vùng chấn thủy do ăn uống và sinh hoạt

2.2.1. Ăn quá nhiều

Đau vùng chấn thủy có thể do bạn ăn quá nhiều. Khi lượng thực phẩm nạp vào cơ thể lớn hơn mức bình thường, dạ dày của bạn phải giãn ra, tiết nhiều dịch vị để tiêu hóa thức ăn. Thêm vào đó, việc ăn quá nhiều cũng dễ dẫn tới tình trạng trào ngược axit, khiến bạn bị đau thượng vị, khó tiêu.

2.2.2 Ngộ độc thực phẩm

Khi tiêu thụ thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, tồn dư chất bảo vệ thực phẩm sẽ khiến bạn bị ngộ độc. Đây là tình trạng cấp tính diễn ra sau khoảng thời gian ngắn khi thực phẩm đi vào cơ thể.

Cơn đau bụng vùng chấn thủy có thể quằn quại, khiến người bệnh vã mồ hôi nếu do ngộ độc thức ăn

Cơn đau bụng vùng chấn thủy có thể quằn quại, khiến người bệnh vã mồ hôi nếu do ngộ độc thức ăn

Cơn đau bụng vùng chấn thủy có thể quằn quại, khiến người bệnh vã mồ hôi, đi kèm tình trạng miệng khô, buồn nôn, nôn, tiêu chảy… Nếu nôn được người bệnh sẽ cảm thấy bớt đau hơn. Lúc này, người bệnh cần được đưa tới các cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

2.2.3. Đau vùng chấn thủy khi mang thai

Đau vùng chấn thủy là hiện tượng tương đối phổ biến ở các mẹ bầu. Nguyên nhân là do sự phát triển của thai nhi tạo sức ép lên vùng thượng vị. Bên cạnh đó, những thay đổi về nội tiết tố cũng ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của bà bầu.

Thông thường cơn đau vùng chấn thủy trong thai kỳ sẽ nhẹ, nhưng nếu tình trạng đau này trở nên dữ dội thì mẹ cần cân nhắc tới nguy cơ tiền sản giật. Khi đó, mẹ bầu cần tới gặp bác sĩ sớm để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

2.2.4. Tác dụng phụ của thuốc

Tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị có thể gây ra tình trạng đau chấn thủy như: Aspirin, thuốc giảm đau, chống viêm không steroid: Ibuprofen, Naproxen…

3. Đau vùng chấn thủy khi nào cần đi khám?

Nguyên nhân gây ra các cơn đau vùng chấn thủy sẽ được chẩn đoán chính xác khi bạn thăm khám. Nếu xuất hiện tình trạng sau đi, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt:

– Bị đau vùng chấn thủy kéo dài không thuyên giảm;

– Đau dữ dội;

– Phân lẫn máu, hoặc có màu đen;

– Đau vùng chấn thủy kèm tức ngực;

– Khó thở;

– Sốt;

– Đau kèm theo chảy máu âm đạo nếu đang mang thai.

4. Điều trị đau vùng chấn thủy như thế nào?

Nếu cơn đau vùng chấn thủy xảy ra do ăn uống, bạn cần thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt. Trường hợp đau do tác dụng phụ của thuốc, bác sĩ có thể đổi loại thuốc hoặc dùng kết hợp với loại thuốc khác. Cơn đau vùng chấn thủy nếu xuất phát từ bệnh lý thì bạn cần phải được điều trị theo phác đồ riêng của bác sĩ.

Một số phương pháp giúp giảm bớt khó chịu cho người bệnh khi bị đau vùng chấn thủy bao gồm:

4.1. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Việc điều chỉnh chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng khi người bệnh đang bị đau, như:

– Chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày, không nên ăn quá no tránh gây áp lực cho dạ dày. Bên cạnh đó, cũng không nên để bụng quá đói để tránh dạ dày tăng tiết acid, gây tổn thương niêm mạc dạ dày.

Bạn nên chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày, không nên ăn quá no tránh gây áp lực cho dạ dày

Bạn nên chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày, không nên ăn quá no tránh gây áp lực cho dạ dày

– Nếu bị nôn hãy bổ sung thêm nước, uống làm nhiều lần trong ngày. Mỗi lần uống từng ngụm nhỏ. Loại nước thích hợp là nước lọc, nước khoáng. Không uống rượu bia, cà phê, trà, nước ngọt có ga.

– Ăn thực phẩm dạng lỏng, ninh nhừ, nấu kỹ để hỗ trợ dạ dày tiêu hóa và hấp thụ dễ dàng hơn.

– Không ăn đồ cay nóng, thức ăn gây đầy hơi, khó tiêu.

4.2. Chườm ấm giảm đau vùng chấn thủy

Để giúp dịu bớt cơn đau, bạn có thể chườm ấm lên vùng chấn thủy. Để thực hiện phương pháp này, bạn có thể đặt một chai nước ấm hoặc túi chườm lên vùng bị đau cho tới khi cơn đau được cải thiện.

4.3. Thuốc tây trị đau vùng chấn thủy

Tùy vào mức độ cũng như nguyên nhân gây đau vùng chấn thủy mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc và liều lượng phù hợp với bạn. Đó là các loại thuốc như:

– Thuốc chống nôn

– Thuốc giảm tiết axit dạ dày: Mucosta, Rebamipid, Sucralfat…

– Thuốc chẹn H2

– Thuốc giảm tiêu chảy kèm đau thượng vị: Subsalicylat Bismuth, Loperamide

4.4. Mẹo dân gian chữa đau vùng chấn thủy tại nhà

Nếu tình trạng của bạn nhẹ, xuất phát do chế độ ăn uống, trào ngược dạ dày, viêm dạ dày, bạn có thể tham khảo các mẹo sau:

– Uống hỗn hợp nghệ và mật ong: Hòa 1 thìa bột nghệ và 1 thìa cà phê vào nước ấm để uống mỗi ngày.

– Uống nước gạo: Nấu cơm và chắt lấy 200ml nước gạo khi cơm sôi để uống khi còn ấm.

– Trà quế: Lấy 1 thanh quế đun trong nước sôi khoảng 3 phút sau đó uống nước khi còn ấm.

Uống trà quế có thể giúp cải thiện các triệu chứng của đau vùng chấn thủy

Uống trà quế có thể giúp cải thiện các triệu chứng của đau vùng chấn thủy

– Trà bạc hà: Đun sôi 1 nắm lá bạc hà tươi trong 5 phút. Hòa thêm 1 thìa mật ong để uống.

– Tỏi: Mỗi ngày ăn 2 tép tỏi sống kèm với bữa ăn cũng là cách giảm bớt các triệu chứng liên quan đến tiêu hóa.

5. Cách phòng ngừa đau vùng chấn thủy

Để phòng tránh cơn đau vùng thượng vị, bạn nên thiết lập chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, rèn luyện thể lực khoa học. Dưới đây là những gợi ý mà bạn có thể áp dụng.

5.1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Chế độ ăn uống khoa học đem tới nhiều lợi ích sức khỏe, đặc biệt là với những người đã có sẵn bệnh lý nền. Dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ gây đau thượng vị:

– Tạo lập thói quen ăn đúng giờ. Không ăn khuya, không để bụng quá đói.

– Ăn với lượng vừa phải, không ăn quá no.

– Khi ăn cần tập trung, ăn chậm, nhai kỹ.

– Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ giúp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ giúp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh

– Rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến món ăn.

– Bổ sung rau quả tươi vào thực đơn.

– Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, nội tạng động vật, thức ăn chua cay.

– Không uống rượu bia, chất kích thích, hút thuốc lá.

5.2. Duy trì chế độ sinh hoạt khoa học

– Ngủ đúng giờ, đủ giấc

– Không làm việc quá sức.

– Tránh căng thẳng, stress, lo âu.

5.3. Rèn luyện thể chất đều đặn

Dành ra 30 phút mỗi ngày để luyện tập thể dục thể thao. Bạn có thể tham khảo các bài tập yoga nhẹ nhàng, đi bộ, đạp xe…

5.4. Khám sức khỏe định kỳ

Tuân thủ phác đồ điều trị và tái khám định kỳ theo tư vấn của bác sĩ là biện pháp giúp bạn kiểm soát hiệu quả tình trạng bệnh lý.

Với những thông tin trên, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về tình trạng đau vùng chấn thủy. Để biết chính xác nguyên nhân gây ra triệu chứng trên, bạn cần thăm khám sớm tại các đơn vị y tế uy tín. Từ đó, có phương pháp điều trị hiệu quả, tránh các biến chứng nguy hiểm.

 Để được giải đáp các thắc mắc khác liên quan đến đau thượng vị và đặt lịch khám cùng chuyên gia tiêu hóa Trung ương đến từ Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện 103 tại CT Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc, khách hàng vui lòng liên hệ Hotline: 0969.566.115.

CT Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc

122 Nguyễn Tất Thành, Phường Liên Bảo, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc

Website: https://benhvienvinhphuc.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/ctbenhvienquoctevinhphuc/

Ảnh poup
Đăng ký ngay

    Chúng tôi cam kết không chia sẻ thông tin cá nhân của bạn cho bên thứ 3

    Giờ làm việc

    1900 888 656
    Đặt lịch khám