Ngày hội sức khỏe - Chăm sóc & tư vấn miễn phí

[GIẢI ĐÁP THẮC MẮC] Thời gian nội soi đại tràng mất bao lâu?

Hoa Nguyễn Thị
148

Thời gian nội soi đại tràng mất bao lâu, sau nội soi bao lâu có kết quả là những băn khoăn của rất nhiều người bệnh khi thực hiện thủ thuật này. Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây từ chia sẻ của các bác sĩ tiêu hóa tại CT Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc. Mời các bạn cùng theo dõi.

1. Thời gian nội soi đại tràng mất bao lâu?

Thời gian nội soi đại tràng trung bình 1 lần của mỗi bệnh nhân mất từ khoảng 15 – 20 phút. Các trường hợp người bệnh cần thực hiện các thủ thuật can thiệp như sinh thiết tế bào, cắt polyp, cầm máu… thì thời gian nội soi sẽ kéo dài hơn.

Tuy nhiên, khoảng thời gian trên chỉ là thời gian thực hiện nội soi. Trước khi nội soi, người bệnh phải mất từ 3 – 4 tiếng để uống thuốc xổ làm sạch đại tràng.

Xem thêm: [HƯỚNG DẪN CHI TIẾT] Uống thuốc xổ trước khi nội soi đại tràng

Thời gian nội soi đại tràng mất bao lâu còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác nhau như phương pháp nội soi, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân… Do đó, câu trả lời cho băn khoăn thời gian nội soi đại tràng mất bao lâu không có con số chính xác.  Tuy nhiên, đây là khoảng thời gian khá ngắn để giúp các bác sĩ tìm ra nguyên nhân và chẩn đoán bệnh chính xác.

2. Quy trình nội soi đại tràng gồm những bước nào?

Nắm rõ thời gian nội soi đại tràng mất bao lâu và quy trình nội soi đại tràng sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong việc sắp xếp thời gian thăm khám. Quy trình nội soi đại tràng sẽ bao gồm các bước cụ thể sau:

Bước 1: Khám lâm sàng với bác sĩ chuyên khoa

Người bệnh cần khám lâm sàng với bác sĩ để xác định các dấu hiệu đang gặp phải có liên quan đến bệnh lý tiêu hóa hay không. Tiếp đó, nếu nghi ngờ bệnh tiêu hóa, bác sĩ sẽ tiến hành khai thác thêm các thông tin về tiền sử bệnh lý nội ngoại khoa, nhằm xác định bệnh nhân có đủ điều kiện thực hiện nội soi hay không.

Khám lâm sàng với bác sĩ tiêu hóa

Người bệnh sẽ được khám lâm sàng với bác sĩ tiêu hóa trước khi có chỉ định nội soi

Nếu đủ điều kiện nội soi, bác sĩ giải thích chi tiết về quá trình nội soi, các rủi ro có thể gặp phải để người bệnh nắm được và chuẩn bị tâm lý vững vàng, tránh căng thẳng.

Bước 2: Chuẩn bị cho bệnh nhân trước khi nội soi đại tràng

Để quá trình nội soi đại tràng diễn ra suôn sẻ, người bệnh cần trải qua bước làm sạch đại tràng. Theo đó, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn uống thuốc làm sạch đại tràng tại nhà hoặc làm sạch đại tràng ngay tại bệnh viện, thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng phục vụ quá trình nội soi diễn ra an toàn, chính xác.

Bước 3: Tiến hành nội soi chẩn đoán

Bệnh nhân được đưa vào phòng nội soi và được hướng dẫn tư thế nằm phù hợp.

Trước tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra hậu môn để phát hiện dấu hiệu bất thường hoặc các  tổn thương như nứt kẽ, vết rách rìa hậu môn, trĩ ngoại…

Tiếp theo, một ống mềm nội  soi có đường kính nhỏ, được gắn camera đầu ống sẽ được đưa qua đường hậu môn của người bệnh vào đại tràng để kiểm tra và phát hiện các tổn thương tại niêm mạc.

Nội soi đại tràng tại bệnh viện quốc tế Vĩnh Phúc

Các bác sĩ đang thực hiện một ca nội soi đại tràng

Hình ảnh thu được trong đại tràng từ camera sẽ được hiển thị trên màn hình máy nội soi. Bác sĩ sẽ căn cứ vào hình ảnh này để chẩn đoán tình trạng bệnh, đồng thời đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả và phù hợp.

Kết thúc nội soi, bác sĩ rút ống soi ra khỏi đại tràng, người bệnh được đưa về phòng nghỉ ngơi, chờ đọc kết quả.

Xem thêm: Kinh nghiệm đi nội soi đại tràng: 12 lưu ý mà người bệnh cần “nằm lòng”

Xem thêm: Bao lâu nội soi đại tràng 1 lần? Nội soi đại tràng nhiều có tốt không?

3. Bao lâu thì cần phải nội soi một lần?

Dựa vào mục đích nội soi và tình trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể. Dưới đây là khuyến cáo chung về khoảng cách giữa các lần nội soi đại tràng dành cho khách hàng.

– Người bệnh nên đi nội soi sớm nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường như: sụt cân, chán ăn, chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, đi ngoài ra máu, thay đổi khuôn phân, phân có nhầy, phân màu đen, cơ thể mệt mỏi kéo dài…

– Sờ thấy bụng dưới cứng, có khối u: Nếu sờ tay thấy bụng dưới cứng giống khối u, người bệnh cũng cần đến bệnh viện thăm khám và thực hiện nội soi đại tràng ngay để phát hiện và điều trị bệnh sớm.

– Bệnh nhân bị viêm đại tràng và đang điều trị: Thời gian nội soi lý tưởng nhất là 2 lần năm.

– Bệnh nhân viêm loét đại tràng xuất huyết, mắc bệnh Crohn: Nội soi mỗi năm 1 lần và tiến hành liên tục trong 8 – 12 năm kể từ khi mắc bệnh.

– Bệnh nhân viêm loét đại tràng: Nên nội soi 2 năm/lần và tiến hành trong khoảng 15 năm kể từ ngày được chẩn đoán.

Viêm loét dạ dày

Nếu có tiền sử viêm loét đại tràng, crohn… thì bạn cần nội soi đại tràng định kỳ

– Bệnh nhân đã mổ ung thư đại tràng: Sau phẫu thuật, người bệnh nên nội soi lần lượt theo thời gian là 1 năm, 3 năm và 5 năm.

– Đối tượng đã cắt polyp đại tràng: Nên nội soi 1 năm sau cắt polyp.

– Người trên 40 tuổi (nguy cơ mắc ở mức trung bình): Thời gian thực hiện là 10 năm/lần.

– Người có người thân trong gia đình bị ung thư đại tràng (thuộc nhóm nguy cơ cao): Cần nội soi 3 năm/lần.

– Người có tiền sử gia đình mắc đa polyp đại: Nội soi 1 năm một lần nếu thuộc đối tượng có nguy cơ.

Xem thêm: Bao lâu nội soi đại tràng 1 lần? Nội soi đại tràng nhiều có tốt không?

4. Nội soi đại tràng có đau lắm không?

Chiều dài của đại tràng khoảng 150 cm (trung bình 120-200cm), rộng nhất ở manh tràng (~7,5cm), hẹp nhất ở chỗ nối đại tràng sigma – trực tràng (~2,5cm) nên trong quá trình nội soi người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu vùng hậu môn và đại tràng.

Dây nội soi đại tràng - Thời gian nội soi đại tràng mất bao lâu?

Để nội soi đại tràng, bác sĩ sẽ đưa một dây soi dài qua đường hậu môn vào đại tràng

Ngoài ra, đại tràng có một số đoạn gấp khúc nên khi ống soi đi qua người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu. Đặc biệt, nếu đại tràng bị viêm loét nặng, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau đớn do ống nội soi cọ xát vào vị trí tổn thương.

Thêm vào đó, trước khi nội soi, bác sĩ sẽ bơm vào đại tràng để thuận tiện cho việc đưa ống soi vào quan sát. Điều này gây cảm giác chướng bụng, khó chịu, đầy hơi, muốn xì hơi và đi ngoài mặc dù không có phân.

Trên thực tế, trong quá trình nội soi, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu, tức bụng trong quá trình nội soi. Do ngưỡng chịu đau của mỗi người khác nhau nên cảm nhận về các triệu chứng khi nội soi cũng sẽ khác nhau.

Trường hợp bệnh nhân có sức chịu đựng kém, bác sĩ có thể tư vấn phương pháp nội soi đại tràng không đau, để giảm bớt sự khó chịu khi nội soi.

Xem thêm: Có nên nội soi đại tràng? Nội soi đại tràng có khó chịu không, có hại không?

Với những thông tin vừa chia sẻ ở trên, hy vọng các bạn đã biết thời gian nội soi đại tràng mất bao lâu và quy trình gồm những gì.  Để được tư vấn về dịch vụ nội soi đại tràng cũng như đặt lịch khám cùng chuyên gia tiêu hóa hàng đầu, khách hàng vui lòng liên hệ Hotline: 0969.566.115

CT Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc

122 Nguyễn Tất Thành, Phường Liên Bảo, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc

Website: https://benhvienvinhphuc.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/122nguyentatthanh

Ảnh poup
Đăng ký ngay

    Chúng tôi cam kết không chia sẻ thông tin cá nhân của bạn cho bên thứ 3

    Giờ làm việc

    1900 888 656
    Đặt lịch khám