Ngày hội sức khỏe - Chăm sóc & tư vấn miễn phí

Kinh nghiệm đi nội soi đại tràng: 12 lưu ý mà người bệnh cần “nằm lòng”

Hoa Nguyễn Thị
153

Tâm lý lo lắng, hoang mang là điều không tránh khỏi đối với những bệnh nhân đi nội soi đại tràng lần đầu. Để giúp người bệnh giảm bớt căng thẳng, yên tâm nội soi, CT Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc sẽ chia sẻ chi tiết những kinh nghiệm đi nội soi đại tràng tới quý độc giả trong bài viết dưới đây.

1. Kinh nghiệm đi nội soi đại tràng: Cần chuẩn bị gì trước khi nội soi

Đối với những người bệnh lần đầu nội soi đại tràng thường không tránh khỏi sự lo lắng khi khi một ống nội soi dài sẽ được đưa vào cơ thể để thăm khám. Để tránh tâm lý tiêu cực này, người bệnh cần nắm rõ một số kinh nghiệm cho việc chuẩn bị nội soi dưới đây.

1.1. Thăm khám với bác sĩ tiêu hóa

– Người bệnh sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng sức khỏe nội ngoại khoa, bệnh lý đang mắc phải, nghi ngờ mang thai… Nếu đủ điều kiện sức khỏe, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện nội soi đại tràng.

– Trong quá trình khám, người bệnh cần thông báo rõ ràng tiền sử dị ứng với các loại thuốc tê, gây mê, giảm đau, giảm nhu động… để bác sĩ tư vấn phương pháp chẩn đoán bệnh phù hợp hơn. Đây là kinh nghiệm đi nội soi đại tràng quan trọng mà người bệnh cần ghi nhớ.

Khám với bác sĩ tiêu hóa - Kinh nghiệm đi nội soi đại tràng

Trước khi nội soi đại tràng, bác sĩ sẽ giải thích về lợi ích và các biến chứng của thủ thuật này để người bệnh nắm được

– Ngoài ra, người bệnh cũng nên thông báo về các loại thuốc đang sử dụng thời gian gần đây để bác sĩ cân nhắc và điều chỉnh. Bởi một số thuốc có thể làm sai lệch kết quả chẩn đoán. Nếu đang sử dụng các loại thuốc như tiểu đường, huyết áp, tim mạch… kể cả vitamin và thực phẩm bảo vệ sức khỏe, cần hỏi ý kiến của bác sĩ xem có cần ngưng sử dụng hay không.

– Trước khi nội soi đại tràng, bác sĩ sẽ giải thích về lợi ích và các biến chứng của thủ thuật này để người bệnh nắm được. Người bệnh có thể hỏi bác sĩ những thắc mắc liên quan đến nội soi đại tràng cũng như nguy cơ, rủi ro và ý nghĩa kết quả của thủ thuật.

Xem thêm: Chỉ định nội soi đại tràng dành cho đối tượng nào?

Xem thêm: Quy trình nội soi đại tràng? Cần lưu ý gì khi thực hiện?

1.2. Điều chỉnh chế độ ăn uống trước khi nội soi

Một kinh nghiệm đi nội soi đại tràng quan trọng khác là người bệnh cần thay đổi chế độ ăn trước khi thực hiện nội soi. Cụ thể:

– Trước nội soi 3 – 4 ngày, bạn nên ăn thức ăn dễ tiêu hóa, ít chất xơ, tránh sử dụng các đồ ăn nhiều chất béo, giàu chất xơ như măng, dưa muối, kim chi…

Nước ép dưa hấu

Trước nội soi, người bệnh không nên uống nước có màu như nước ép dưa hấu

– Uống nhiều nước lọc trong thời gian trước nội soi, hạn chế các loại nước có màu, đặc biệt là tím và đỏ vì có thể khiến bác sĩ khó quan sát tổn thương, dễ gây nhầm lẫn.

– Ngưng sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích như rượu, bia, cà phê… Đặc biệt, những người có hút thuốc lá, phải ngừng thuốc ít nhất 5 ngày trước nội soi.

– Trước nội soi 1 – 2 ngày, bạn nên ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu như canh, cháo, soup…Tránh ăn các loại quả có nhiều hạt nhỏ như dưa hấu, ổi, thanh long…

1.3. Chuẩn bị sức khỏe, giữ tinh thần thoải mái

Người bệnh không cần quá lo lắng khi thực hiện nội soi đại tràng bởi đây là phương pháp được đánh giá an toàn, hiệu quả trong tầm soát các bất thường tại hậu môn – đại trực tràng. Nếu lựa chọn nội soi đại tràng thông thường, người bệnh sẽ gặp một vài triệu chứng khó chịu, chướng bụng, cảm giác đau nhẹ khi dây soi đi tới các vị trí trong đại tràng.

Do đó, để cuộc nội soi diễn ra thuận lợi, người bệnh cần giữ tinh thần thoải mái, tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ. Người bệnh có thể tìm hiểu thêm thông tin về các bước nội soi đại tràng để chủ động phối hợp với bác sĩ.

Ngoài ra, trước khi nội soi, bạn cần được kiểm tra tình trạng sức khỏe, làm một số xét nghiệm cần thiết để xác định có đủ điều kiện nội soi hay không. Khi tình trạng sức khỏe cho phép, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thủ thuật này.

Trên đây là kinh nghiệm đi nội soi đại tràng mà người bệnh cần chú ý. Nội dung tiếp theo của bài viết sẽ chia sẻ kinh nghiệm làm sạch ruột trước khi soi đại tràng. Đây là bước vô cùng quan trọng, quyết định sự thành công của cuộc nội soi.

1.4. Kinh nghiệm làm sạch ruột khi nội soi đại tràng

Hiện nay, có 2 phương pháp để làm sạch đại tràng trước khi nội soi là đó là thụt rửa hoặc sử dụng thuốc nhuận tràng mạnh.Thụt rửa có nhiều bất tiện nên ít được dùng, thường chỉ định khi bệnh nhân không sử dụng được thuốc.

– Sử dụng thuốc nhuận tràng mạnh (thuốc xổ) là phương pháp làm sạch ruột được sử dụng rộng rãi hiện nay. Có nhiều loại thuốc nhưng hiện nay phổ biến nhất là Fortrans, Fleet. Người bệnh dùng 3 gói thuốc pha vào 3 lít nước đun sôi để nguội uống trước khi soi 6  giờ. Lưu ý: Nếu người bệnh có bán tắc hay tắc ruột không dùng thuốc nhuận tràng.

Uống thuốc xổ làm sạch đại tràng

Uống thuốc xổ làm sạch đại tràng là kinh nghiệm đi nội soi đại tràng quan trọng mà bạn cần lưu tâm

– Phương pháp thụt rửa: Nếu người bệnh không uống được thuốc nhuận tràng hoặc có bán tắc ruột, cần thụt sạch 3 lần trước khi soi. Lưu ý: Người bệnh bị táo bón cần dùng thuốc nhuận tràng 3 ngày trước khi soi: Forlax, Duphalac theo liều khuyến cáo

– Người bệnh không được ăn sau khi đã sử dụng thuốc rửa ruột. Nếu cảm thấy đói, có thể uống chút nước đường. Sau khi uống thuốc xổ, bạn sẽ đi ngoài liên tục, đây là điều bình thường nên không cần phải lo lắng. Khi đi ngoài ra nước trong có nghĩa ruột đã được làm sạch và bạn sẽ được đưa vào phòng nội soi để tiến hành thủ thuật.

Làm sạch ruột là kinh nghiệm đi nội soi đại tràng cần được ưu tiên hàng đầu, do đó người bệnh cần lưu ý để tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ..

1.5. Ký giấy đồng ý nội soi đại tràng

Trước khi nội soi, người bệnh ký vào giấy đồng ý nội soi đại tràng, xác nhận sẽ thực hiện thủ thuật cũng như chấp nhận các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình nội soi.

2. Kinh nghiệm đi nội soi đại tràng: Trong quá trình nội soi cần lưu ý gì?

Nếu thực hiện nội soi đại tràng theo phương pháp thường, người bệnh thường gặp một số triệu chứng khó chịu, nhưng sẽ biến mất sau khi kết thuộc cuộc nội soi. Tuy nhiên, người bệnh có thể tránh được các triệu chứng này nếu tham khảo một số kinh nghiệm đi nội soi đại tràng sau:

2.1. Thả lỏng cơ thể trong khi nội soi

Nếu thực hiện nội soi đại tràng không gây mê, trong quá trình nội soi, do cảm giác khó chịu nên người bệnh sẽ cử động mạnh, giãy  giụa, ảnh hưởng đến giây soi hoặc căng cứng người, khiến bác sĩ khó điều khiển dây linh hoạt, gây khó khăn cho việc quan sát lớp niêm mạc.

Chính vì vậy, để quá trình nội soi diễn ra nhanh chóng và chính xác người bệnh cần thả lỏng cơ thể, phối hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đây là kinh nghiệm đi nội soi đại tràng mà người bệnh đã thực hiện chia sẻ.

2.2. Kinh nghiệm giảm bớt khó chịu khi nội soi

Nếu không chịu được các triệu chứng khi nội soi thông thường, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ để được tư vấn phương pháp nội soi đại tràng không đau (nội soi đại tràng gây mê). Theo đó, người bệnh sẽ được tiêm thuốc mê trước khi nội soi và ngủ trong suốt quá trình nội soi nên sẽ không cảm thấy đau đớn, khó chịu.

Nội soi đại tràng gây mê

Nội soi đại tràng gây mê sẽ giúp người bệnh giảm cảm giác khó chịu khi soi

Một số kinh nghiệm đi nội soi đại tràng trên sẽ giúp người bệnh an tâm hơn khi thực hiện nội soi. Tuy nhiên, sau nội soi, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ, vậy cần làm gì để hạn chế điều này. Câu trả lời sẽ có trong nội dung tiếp theo của bài viết. Mời các bạn cùng theo dõi.

3. Kinh nghiệm đi nội soi đại tràng: Sau nội soi cần lưu ý gì?

Kết thúc cuộc nội soi, người bệnh cần thời gian hồi phục và để bác sĩ kiểm tra và theo dõi các tác dụng phụ có thể xảy ra.

3.1. Nghỉ ngơi sau nội soi

Sau nội soi khoảng 1 – 2 tiếng, người bệnh nên nghỉ ngơi, theo dõi sức khỏe, huyết áp tại bệnh viện. Trường hợp nội soi thường nên nghỉ ngơi và theo dõi tại viện khoảng 15-30 phút. Với trường hợp nội soi đại tràng gây mê cần nghỉ ngơi và theo dõi tại bệnh viện 1 – 2 tiếng.

3.2. Chế độ ăn uống sau nội soi đại tràng

– Một số thực phẩm người bệnh nên ăn sau nội soi đại tràng:

+ Các món ăn mềm, dễ tiêu như cháo loãng, canh, soup nhưng cần để hơi âm ấm trước khi ăn. Không nên nêm nếm quá nhiều gia vị trong món ăn để tốt hơn cho hoạt động của đường ruột.

+ Bổ sung trái cây: Trái cây chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao sức khỏe đường tiêu hóa. Tuy nhiên, không nên chọn những loại quả cứng, có vị chua vì có thể gây kích thích đại tràng trong quá trình phục hồi.

– Các thực phẩm không nên ăn sau nội soi

+ Thức ăn cứng, khó tiêu hóa

+ Đồ ăn cay, quá nóng hoặc quá lạnh

+ Đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh

+ Rượu bia, đồ uống có gas, cà phê, trà đặc, thuốc lá hay chất kích thích.

Đồ chiên xào cay nóng

Sau khi nội soi đại tràng, người bệnh không nên ăn thức ăn cay nóng, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ

3.3. Không tự ra về nếu nội soi đại tràng gây mê

Trường hợp nội soi gây mê, do tác dụng phụ của thuốc gây mê nên người bệnh không nên tự lái xe ra về để tránh những tình huống xấu có thể xảy ra khi tham gia giao thông. Tốt nhất nên có người thân đi cùng và đưa về.

3.4. Tác dụng phụ sau nội soi

Sau nội soi đại tràng, người bệnh có thể găp triệu chứng đau âm ỉ ở bụng, chướng bụng, muốn đi ngoài nhưng không được. Nếu cắt polyp hoặc sinh thiết có thể thấy dải máu nhỏ trong phân. Đây đều là những triệu chứng bình thường và sẽ nhanh chóng biến mất, vì vậy người bệnh không nên lo lắng.

3.5. Nhập viện ngay có triệu chứng bất thường

Tỷ lệ tai biến sau khi nội soi đại tràng là rất thấp, tuy nhiên, người bệnh không nên chủ quan mà cần theo dõi sát sao các triệu chứng.

Nếu có các biểu hiện như đau bụng dữ dội, sốt, chóng mặt, nôn mửa, đi ngoài ra máu thường xuyên, gặp vấn đề khi trung tiện…, bệnh nhân cần tới gặp bác sĩ sớm để được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị kịp thời.

4. Một số kinh nghiệm đi nội soi đại tràng khác dành cho người bệnh

Để quá trình nội soi thuận lợi và đảm bảo an toàn, ngoài những kinh nghiệm đi nội soi đại tràng đã được nêu, người bệnh cũng cần chú ý một số vấn đề khác dưới đây:

– Lựa chọn địa chỉ nội soi uy tín: Cơ sở y tế uy tín sẽ có đầy đủ trang thiết bị nội soi, bác sĩ giỏi chuyên môn, quy trình vệ sinh khử khuẩn đạt tiêu chuẩn, giúp giảm nguy cơ biến chứng sau nội soi.

– Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ trước, trong và sau khi nội soi: Mỗi trường hợp bệnh sẽ có những lưu ý quan trọng khác nhau, vì vậy người bệnh cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho bản thân.

Với những thông tin trên, hy vọng những kinh nghiệm đi nội soi đại tràng được chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn khi có nhu cầu thực hiện. Để hệ tiêu hóa luôn được khỏe mạnh, ngay khi có dấu hiệu bất thường hoặc thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao, bạn cần tiến hành nội soi sớm nhất có thể.

Để được tư vấn về dịch vụ nội soi đại tràng, giải đáp các thắc mắc cũng như đặt lịch khám cùng chuyên gia tiêu hóa hàng đầu, khách hàng vui lòng liên hệ Hotline: 0969.566.115

CT Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc

122 Nguyễn Tất Thành, Phường Liên Bảo, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc

Website: https://benhvienvinhphuc.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/122nguyentatthanh

Ảnh poup
Đăng ký ngay

    Chúng tôi cam kết không chia sẻ thông tin cá nhân của bạn cho bên thứ 3

    Giờ làm việc

    1900 888 656
    Đặt lịch khám