Ngày hội sức khỏe - Chăm sóc & tư vấn miễn phí

[GIẢI ĐÁP THẮC MẮC] Bị ợ chua uống thuốc gì?

Hoa Nguyễn Thị
141

Triệu chứng ợ chua kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chính vì vậy, việc thăm khám kịp thời và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ là vô cùng quan trọng. Vậy bị ợ chua uống thuốc gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho người bệnh về các loại thuốc điều trị ợ chua hiệu quả, được dùng phổ biến hiện nay.

1. Thông tin chung về các nhóm thuốc điều trị ợ chua

1.1.Thuốc trung hòa acid

Bị ợ chua uống thuốc gì? Thuốc trung hòa acid có tác dụng tạo phản ứng trung hòa với acid HCl giúp giảm acid dịch vị nhanh chóng. Nhóm thuốc này có ưu điểm là tác dụng nhanh, giảm triệu chứng nhanh nhưng nếu dùng kéo dài có thể gây tác dụng phụ như: táo bón, tiêu chảy…

Thuốc trung hoa acid có tác dụng tạo phản ứng trung hòa với acid HCl giúp giảm acid dịch vị nhanh chóng

Thuốc trung hoa acid có tác dụng tạo phản ứng trung hòa với acid HCl giúp giảm acid dịch vị nhanh chóng

Thành phần của thuốc trung hòa acid thường là các muối nhôm và muối magnesi. Nếu dùng các loại thuốc chứa đơn lẻ thành phần trên thì rất dễ gây ra tác dụng phụ. Chính vì vậy, hiện nay các nhà sản xuất thường kết hợp cả 2 loại muối trên trong chế phẩm để giảm tối đa các tác dụng phụ mà thuốc gây ra.

1.2.Thuốc kháng thụ thể H2

Các thụ thể H2 có mặt tại tế bào thành của dạ dày, dưới tác động của tác nhân nào đó chúng sẽ gây tăng tiết acid dịch vị trong dạ dày, khi lượng acid tiết quá mức sẽ dẫn đến tổn thương niêm mạc dạ dày.

Thuốc kháng thụ thể H2 có tác dụng tới các thụ thể H2 tại tế bào thành, gây ức chế tiết acid dạ dày, giúp đẩy lùi bệnh lý trào ngược dạ dày hiệu quả.

Ưu điểm của thuốc kháng thụ thể H2 là giá thành rẻ, tác dụng nhanh hơn so với nhóm ức chế bơm Proton H+ nhưng khả năng ức chế tiết acid dịch vị kém hơn nhóm PPI.

Hiện nay, nhóm thuốc này ít được sử dụng, đặc biệt là cimetidin bởi thuốc có thể gây các tác dụng phụ như: hội chứng vú to ở nam, suy giảm chức năng sinh lý ở nam, suy thận, viêm gan.a enzym H+K+ ATPase, từ đó ngăn chặn sự bài tiết acid HCl. Chính vì vậy, đây được coi là thuốc giảm tiết acid dịch vị mạnh nhất và được dùng phổ biến hiện nay.

1.3.Thuốc ức chế bơm proton H+ (PPI)

Thuốc ức chế bơm proton H+ (PPI) có tác dụng ức chế sự hoạt động của enzym H+K+ ATPase, từ đó ngăn chặn sự bài tiết acid HCl. Chính vì vậy, đây được coi là thuốc giảm tiết acid dịch vị mạnh nhất và được dùng phổ biến hiện nay.

Thuốc ức chế bơm proton

Thuốc ức chế bơm proton là thuốc giảm tiết acid dịch vị mạnh nhất và được dùng phổ biến hiện nay

Một số thuốc ức chế bơm proton H+ thường dùng: omeprazole,  esomeprazole, pantoprazole…

Các thuốc ức chế bơm Proton H+ có thể gây ra một vài tác dụng phụ như:  đau đầu, rối loạn tiêu hóa nhẹ, dị ứng, phát ban, suy gan, thận…

Việc sử dụng thuốc tây điều trị ợ chua cần có sự chỉ định của bác sĩ, người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng. Bởi việc làm này không những không chữa khỏi bệnh mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bản thân.

Tham khảo: Bị ợ chua nên ăn gì, uống gì và kiêng gì để đẩy lùi triệu chứng?

2. Gợi ý top 13 loại thuốc điều trị ợ chua hiệu quả

Bệnh nhân bị ợ chua uống thuốc gì? Dưới đây là thông tin về 13 loại thuốc có tác dụng điều trị ợ chua cũng như các triệu chứng của bệnh lý trào ngược dạ dày hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý, thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý gặp phải, người bệnh cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được kê thuốc đúng bệnh, uống đúng liều lượng và thời gian theo hướng dẫn của bác sĩ.

2.1. Bị ợ chua uống thuốc gì? Thuốc Omeprazole

Thuốc Omeprazole thuộc nhóm thuốc ức chế bơm proton, có thành phần chính là Omeprazole. Đây là loại thuốc có chức năng làm giảm lượng axit có trong dạ dày, chống viêm và đẩy lùi các triệu chứng ợ chua, ợ hơi do trào ngược và viêm loét dạ dày.

Omeprazole không làm giảm các triệu chứng ngay lập tức mà người bệnh cần sử dụng thuốc thường xuyên từ 1-4 ngày để thuốc phát huy tác dụng.

Lưu ý khi sử dụng thuốc:

 -Omeprazole có dạng viên, nên sử dụng bằng cách uống trực tiếp, trước bữa ăn và thường uống 1 lần 1 ngày.

– Dùng tay khô để cầm thuốc và đặt lên lưỡi, tránh dùng tay ướt làm thuốc tan trước khi cho vào lưỡi.

– Chỉ nên sử dụng trong 14 ngày. Nếu sau 14 ngày mà các triệu chứng không giảm hãy ngưng uống thuốc và đi thăm khám sớm.

Một số tác dụng phụ của thuốc có thể gặp phải gồm: Đau tức ngực, vai; khó thở; buồn nôn hoặc nôn; nôn ra máu; sút cân đột ngột; đau khi nuốt thức ăn,…

2.2. Thuốc Cimetidine điều trị ợ chua

Bị ợ chua uống thuốc gì? Cimetidine là loại thuốc thuộc dạng kháng Histamin H2, được dùng để điều trị chứng loét dạ dày, giảm lượng axit dạ dày và thực quản, ngăn ợ chua, ợ hơi, khó nuốt, ho nhiều…

Lưu ý khi dùng thuốc:

– Uống thuốc đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ để có hiệu quả tốt nhất.

– Phải uống thuốc vào cùng thời điểm trong ngày.

– Không được tự ý tăng hoặc giảm liều nhiều so với hướng dẫn của bác sĩ.

– Không bỏ ngang liệu trình nếu cảm thấy triệu chứng đã thuyên giảm, vẫn phải tiếp tục dùng thuốc cho đến khi hết liệu trình. Việc tự ý ngưng thuốc sớm hơn chỉ định sẽ làm chậm quá trình điều trị bệnh và gây ra các tác dụng không mong muốn.

Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ như: Ho, khó thở, sốt cao; vàng da, mắt; nhịp tim không đều; phát ban…

2.3. Bị ợ chua uống thuốc gì? Thuốc Famotidine

Famotidine là loại thuốc đối kháng Histamin H2, được sử dụng nhằm làm giảm lượng axit trong dạ dày, kháng viêm, ngăn ngừa tình trạng viêm loét dạ dày, phục hồi các tổn thương lớp niêm mạc. Đồng thời, loại thuốc này cũng đẩy lùi các triệu chứng trào ngược như: ợ chua sau khi ăn, ợ hơi, khó tiêu, buồn nôn…

Famotidine là loại thuốc đối kháng Histamin H2, được sử dụng nhằm làm giảm lượng axit trong dạ dày, kháng viêm

Famotidine là loại thuốc đối kháng Histamin H2, được sử dụng nhằm làm giảm lượng axit trong dạ dày, kháng viêm

Lưu ý khi sử dụng thuốc:

– Uống Famotidine trước hoặc sau ăn, mỗi ngày từ 1-2 lần. Nếu chỉ sử dụng 1 lần trong ngày, bạn nên uống trước khi đi ngủ.

– Tùy tình trạng bệnh mà thuốc sẽ được sử dụng theo liều lượng và thời gian khác nhau.

– Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên sử dụng thuốc đều đặn, không tự ý tăng liều khi chưa được các bác sĩ cho phép. Ngoài ra, khi chưa khỏi bệnh hoàn toàn hoặc khi chưa hết liệu trình, người bệnh không được ngưng thuốc.

Một số tác dụng phụ khi uống thuốc có thể kể đến bao gồm: phát ban; khó thở; sưng phần môi, mặt, lưỡi, họng; dễ chảy máu; vàng da; tim đập nhanh; co giật…

2.4.Thuốc Nizatidine

Nizatidine thuộc nhóm chẹn thụ thể H2, là loại thuốc trả lời cho băn khoăn bị ợ chua uống thuốc gì. Nizatidine có tác dụng giảm axit có trong dạ dày, ngăn ngừa tổn thương dạ dày và đường tiêu hóa. Sử dụng thuốc trong thời gian lâu dài sẽ đẩy lùi triệu chứng trào ngược dạ dày, ợ nóng, ợ chua buồn nôn, khó nuốt.

Lưu ý khi sử dụng thuốc:

– Người bệnh có nguy cơ loét dạ dày ác tính không nên sử dụng thuốc.

– Phụ nữ đang cho con bú phải dùng thuốc dưới sự chỉ định của bác sĩ, không được tự ý mua và sử dụng.

– Bệnh nhân mắc bệnh về thận vẫn có thể sử dụng thuốc nhưng cần điều chỉnh liều lượng phù hợp.

– Thông báo cho nhân viên y tế và bác sĩ nếu trong quá trình sử dụng thuốc cần thực hiện xét nghiệm nước tiểu, máu.

Khi dùng thuốc Nizatidine, người bệnh có thể bị tác dụng phụ như: Tim đập nhanh, vàng da hoặc mắt, sốt, rối loạn, khó thở, phát ban, choáng váng, tiêu chảy,…

2.5. Bị ợ chua uống thuốc gì? Thuốc Pepsane

Pepsane là thuốc chuyên điều trị các bệnh lý về dạ dày, đặc biệt là trào ngược dạ dày gây triệu chứng ợ chua, nóng rát, chướng bụng, khó tiêu. Đây là loại thuốc được chiết xuất theo dạng gel uống trực tiếp.

Thuốc Pepsane có tác dụng là giảm lượng axit có trong dịch vị dạ dày, kháng viêm, tránh tổn thương niêm mạc.

Lưu ý khi sử dụng thuốc:

– Người bệnh cần đọc kỹ thành phần của thuốc để tránh tình trạng dị ứng.

– Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú không được tự ý uống thuốc mà phải theo chỉ dẫn của bác sĩ.

– Pepsane được chỉ định dùng cho người trưởng thành, không dùng cho trẻ em hoặc người cao tuổi.

– Nếu phải phẫu thuật trong quá trình dùng thuốc, cần thông báo cho bác sĩ.

– Khi đang dùng các loại thuốc khác, cần tham khảo bác sĩ về việc dùng thêm Pepsane.

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc gồm: phát ban, ngứa…

2.6.Thuốc Lansoprazole

Lansoprazole là câu trả lời cho băn khoăn bị ợ chua uống thuốc gì. Đây là loại thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton. Lansoprazole được sử dụng trong việc điều trị các bệnh về đường tiêu hóa như: viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày. Thuốc có tác dụng làm giảm lượng axit trong dạ dày, ngăn chặn axit tăng cao và đẩy lùi các triệu chứng như ợ chua.

Bị ợ chua uống thuốc gì?

Thuốc có tác dụng làm giảm lượng axit trong dạ dày, ngăn chặn axit tăng cao và đẩy lùi các triệu chứng như ợ chua

Lưu ý khi dùng thuốc:

– Nên uống Lansoprazole trước bữa ăn, thường vào buổi sáng.

– Nếu người bệnh sử dụng thuốc bị dị ứng, liên hệ ngay với bác sĩ.

– Có thể sử dụng thuốc kháng axit kết hợp với Lansoprazole nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

– Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú nên dùng theo chỉ định của bác sĩ.

– Trước khi uống, nên lắc đều dung dịch thuốc.

Một số tác dụng phụ của thuốc có thể kể đến bao gồm: Chóng mặt, tim đập nhanh, buồn nôn, tiêu chảy, co giật, ho, nghẹt mũi, cảm giác mệt mỏi.

2.7.Thuốc Gastropulgite

Gastropulgite là loại thuốc được dùng để điều trị các bệnh về dạ dày, đường ruột và một số bệnh lý khác. Thuốc có tác dụng thải độc cho cơ thể, kháng khuẩn, bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày và niêm mạc ruột, cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày và các triệu chứng gây khó chịu.

Lưu ý khi dùng thuốc:

– Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú chỉ sử dụng thuốc khi được bác sĩ chỉ định.

– Không dùng thuốc nếu bị dị ứng với các thành phần của thuốc hoặc đang bị sốt.

– Không uống Gastropulgite khi đang dùng các loại thuốc khác như quinolone, tetracycline.

– Sau 48 giờ uống thuốc mà các triệu chứng không thuyên giảm cần báo lại ngay với bác sĩ để có cách xử lý tốt nhất.

Các tác dụng phụ khi dùng thuốc bao gồm: Đau bụng, buồn nôn, thiếu hụt photphat, phù mặt, môi, lưỡi, táo bón, phát ban, khó thở…

2.8. Bị ợ chua uống thuốc gì? Thuốc Gaviscon

Gaviscon là loại thuốc kết hợp canxi cacbonat và natri cacbonat với muối alginate. Thuốc được dùng cho bệnh nhân mắc dạ dày như trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua, khó tiêu. Sử dụng Gaviscon sẽ giúp cân bằng axit, giúp dạ dày hoạt động bình thường.

Lưu ý khi dùng thuốc:

– Thuốc đạt hiệu quả tốt nhất khi sử dụng sau ăn và trước khi đi ngủ.

– Với thuốc dạng viên nhai, người bệnh nên nhai kỹ trước khi nuốt, không được nuốt trực tiếp.

– Không dùng thuốc quá liều quy định.

– Nếu dùng thuốc sau 7 ngày mà các triệu chứng không giảm, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.

– Không dùng thuốc cho người bị tăng canxi huyết, canxi thận, người có nồng độ axit dạ dày thấp, trẻ em dưới 12 tuổi và người dị ứng với các thành phần của thuốc.

Một số tác dụng phụ của thuốc bao gồm: Phản ứng phản vệ, co thắt phế quản, nổi mề đay…

2.9.Thuốc Pantoprazole

Bị ợ chua uống thuốc gì? Pantoprazole được dùng để điều trị các bệnh về dạ dày và thực quản, giúp giảm axit dạ dày, đẩy lùi các triệu chứng ợ chua, ợ nóng và ho, đồng thời ngăn ngừa tình trạng viêm loét dạ dày.

Pantoprazole được dùng để điều trị các bệnh về dạ dày và thực quản, giúp giảm axit dạ dày, đẩy lùi các triệu chứng ợ chua, ợ nóng

Pantoprazole được dùng để điều trị các bệnh về dạ dày, giúp giảm axit dạ dày, đẩy lùi các triệu chứng ợ chua, ợ nóng

Lưu ý khi dùng thuốc:

– Tùy tình trạng mà mỗi bệnh nhân sẽ có liều lượng uống khác nhau.

– Người bệnh uống hoặc nhai cả viên thuốc, không được tách, nghiền nát làm giảm hiệu quả của thuốc.

– Có thể sử dụng một số loại thuốc kháng axit với thuốc này nhưng cần có chỉ định của bác sĩ.

– Không được bỏ thuốc giữa chừng ngay cả khi thấy các triệu chứng đã thuyên giảm. Cần uống thuốc theo liệu trình để đạt được hiệu quả nhất định.

Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Co giật, tim đập nhanh, tiêu chảy, chuột rút, ho hoặc cảm thấy nghẹt thở, đau đầu, chán ăn, mệt mỏi, khó ngủ.

2.10.Thuốc Esomeprazole

Esomeprazole là loại thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton, dùng để điều trị các bệnh về dạ dày và cuống họng. Thuốc giúp làm giảm nồng độ axit dạ dày, làm lành các vết thương của dạ dày. Sử dụng Esomeprazole sẽ tránh được nguy cơ viêm loét dạ dày, ngăn ngừa ung thư vòm họng, cũng như các triệu chứng trào ngược, ợ chua khó chịu.

Lưu ý khi dùng thuốc:

– Khi uống thuốc nên nuốt trực tiếp, không nhai hoặc nghiền; uống cùng khung giờ trong ngày.

– Có thể sử dụng chúng với các loại thuốc kháng axit khác nhưng cần theo chỉ định của bác sĩ.

– Không tự ý nên ngưng thuốc khi chưa hết liệu trình vì dễ làm giảm hiệu quả của thuốc mang lại.

– Nếu triệu chứng ợ chua không thuyên giảm và trở nên trầm trọng hơn, người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ.

Tác dụng phụ của thuốc: Chóng mặt, buồn nôn, co giật, ho, tiêu chảy, tim đập nhanh, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi.

2.11.Thuốc Yumangel

Bị ợ chua uống thuốc gì? Yumangel là thuốc dùng cho người bị viêm loét dạ dày, tá tràng, đặc biệt là trào ngược dạ dày. Sử dụng thuốc Yumangel giúp kháng viêm, đẩy lùi các triệu chứng ợ chua nóng cổ, đầy bụng, khó tiêu.

Lưu ý khi dùng thuốc:

– Dùng thuốc sau ăn 1-2 giờ và trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả tốt nhất.

– Không được tự ý ngưng sử dụng thuốc khi chưa hết liệu trình cũng như chỉ định của bác sĩ.

– Sau 2 tuần dùng thuốc không thấy hiệu quả, bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn.

– Trường hợp mang thai và cho con bú, gặp một số vấn đề về sức khỏe, dị ứng với các thành phần của thuốc, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Một số tác dụng phụ của thuốc bao gồm: táo bón, tiêu chảy.

2.12.Thuốc Sucralfate

Sucralfate là thuốc được dùng cho người bị viêm loét dạ dày. Với thành phần chính là Sucralfate giúp bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày, kháng khuẩn, chống viêm. Sử dụng Sucralfate giúp đẩy lùi các triệu chứng trào ngược, ợ chua, ợ hơi, khó tiêu.

Lưu ý khi dùng thuốc:

– Lắc đều chai thuốc trước khi sử dụng; dùng khoảng 1 tiếng trước khi ăn, khi bụng còn đói.

– Sử dụng thuốc đúng giờ giấc, đều đặn hàng ngày theo chỉ định và dùng hết liệu trình, không bỏ ngang.

– Sử dụng thuốc trong khoảng 4-8 tuần để đạt hiệu quả nhất.

Tác dụng phụ: Buồn nôn và nôn, táo bón, tiêu chảy, đau đầu, đau lưng, mất ngủ, phát ban, choáng váng.

2.13. Bị ợ chua uống thuốc gì? Thuốc Prilosec OTC

Prilosec OTC được dùng cho bệnh nhân bị các vấn đề về dạ dày, chứng trào ngược dạ dày. Đây là loại thuốc ức chế bơm proton, giúp giảm lượng axit gây viêm loét dạ dày. Sử dụng Prilosec OTC giúp người bệnh nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng ợ chua khó chịu.

Sử dụng Prilosec OTC giúp người bệnh nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng ợ chua khó chịu

Sử dụng Prilosec OTC giúp người bệnh nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng ợ chua khó chịu.

Lưu ý khi dùng thuốc:

– Nên nuốt cả viên, không được nhai, bẻ hay nghiền. Sử dụng trước khi ăn ít nhất 1 giờ, theo chỉ định của bác sĩ.

– Uống liên tục trong 14 ngày. Nếu muốn tiếp tục điều trị thuốc sau khi hết liệu trình cũ, nên đợi ít nhất 4 tháng sau.

– Uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý ngưng thuốc, làm giảm hiệu quả chữa trị.

Tác dụng phụ của thuốc: Đau bụng, tiêu chảy, co giật, đi tiểu ra máu, chóng mặt, chuột rút, buồn nôn, đau đầu.

Tham khảo: 16 cách trị ợ chua tại nhà đơn giản

3. Một số lưu ý khi dùng thuốc Tây y điều trị ợ chua

Khi sử dụng thuốc Tây điều trị ợ chua, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề chung như sau:

– Tùy từng tình trạng của người bệnh sẽ có các liệu trình điều trị ợ chua khác nhau. Bạn nên thăm khám bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

– Tuân thủ việc sử dụng thuốc đến khi hết liệu trình, không tự ý bỏ dở.

– Liên hệ với bác sĩ ngay nếu xảy ra các triệu chứng bất thường khi dùng thuốc

– Trong trường hợp bệnh nặng, không thể dùng thuốc để chữa trị,  người bệnh nên sử dụng các phương pháp điều trị hiệu quả hơn theo hướng dẫn của bác sĩ.

Để giảm triệu chứng ợ chua, ợ nóng, người bệnh cần kết hợp việc sử dụng thuốc với thực hiện thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, bao gồm:

– Tránh các thực phẩm gây kích thích niêm mạc dạ dày hoặc gây tăng tiết acid như: đồ chua, cay nóng, cafein, bia rượu, thuốc lá…

– Tránh căng thẳng, stress kéo dài.

– Nằm ngủ nghiêng sang bên trái.

– Ăn chậm, nhai kỹ, không ăn quá no cũng không để bụng quá đói.

– Chia nhỏ bữa ăn trong ngày để tránh gây áp lực lên dạ dày.

– Sử dụng thảo dược hỗ trợ giảm triệu chứng ợ chua, ợ nóng như: Trà gừng, trà hoa cúc, nước ép lô hội…

Với những thông tin trong bài viết trên hy vọng bạn đã có câu trả lời cho băn khoắn bị ợ chua uống thuốc gì. Việc dùng thuốc Tây điều trị ợ chua cần tuân thủ chẽ theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh tránh lạm dụng thuốc để hạn chế các tác dụng phụ sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe.

Để được giải đáp các thắc mắc khác về ợ chua cũng như đặt lịch khám cùng chuyên gia tiêu hóa hàng đầu tại CT Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc, khách hàng vui lòng liên hệ Hotline: 0969.566.115.

CT Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc

122 Nguyễn Tất Thành, Phường Liên Bảo, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc

Website: https://benhvienvinhphuc.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/122nguyentatthanh

Ảnh poup
Đăng ký ngay

    Chúng tôi cam kết không chia sẻ thông tin cá nhân của bạn cho bên thứ 3

    Giờ làm việc

    1900 888 656
    Đặt lịch khám