Ngày hội sức khỏe - Chăm sóc & tư vấn miễn phí

Nội soi đại tràng phát hiện bệnh gì? Có phát hiện ung thư đại tràng không?

Hoa Nguyễn Thị
144

Nội soi đại tràng phát hiện bệnh gì và có phát hiện ung thư đại tràng không. Những băn khoăn trên của độc giả sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây của CT Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc. Mời các bạn cùng theo dõi để có thêm những thông tin bổ ích.

1. Nội soi đại tràng giúp phát hiện bệnh gì – phát hiện polyp đại tràng

Polyp là một khối nhỏ tế bào phát triển lồi lên trong lòng đại trực tràng, được hình thành do sự tăng sinh quá mức niêm mạc đại trực tràng. Thực tế có nhiều khối nhô lên rất giống polyp nhưng không phải polyp như u cơ, u mỡ… Polyp là một thuật ngữ chung, không đặc hiệu để sử dụng cho bất cứ khối u nào nằm lồi lên trên bề mặt đại trực tràng.

Phần lớn các polyp đều lành tính chỉ có một tỷ lệ nhất định có thể tiến triển thành ung thư đại tràng. Chính vì vậy, bạn cần theo dõi định kỳ nếu phát hiện polyp đại tràng.

Hiện nay, có một số phương pháp chẩn đoán polyp đại tràng như: Nội soi đại trực tràng, nội soi đại tràng sigma, chụp cắt lớp vi tính đại tràng (nội soi đại tràng ảo); chụp X-quang đại tràng cản quang.

Xem thêm: [ĐIỂM DANH] 7 phương pháp khám đại tràng không cần nội soi

Tùy từng loại polyp mà bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp và dụng cụ (dao cắt) khác nhau, tuy nhiên về cơ bản sẽ có 3 phương pháp cắt polyp qua nội soi như sau:

– Cắt polyp bằng kìm sinh thiết: Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ áp dụng và thường được sử dụng ở những cơ sở y tế chưa có điều kiện trang bị các thiết bị nội soi đắt tiền. Tuy nhiên, cắt polyp bằng kìm sinh thiết chỉ áp dụng cho những polyp không cuống hoặc polyp có cuống nhỏ (đường kính cuống < 5mm).

Nội soi đại tràng phát hiện bệnh gì?

Trong quá trình nội soi, bác sĩ có thể tiến hành sinh thiết đại tràng để xét nghiệm

– Cắt hớt niêm mạc (EMR): Phương pháp này áp dụng cho những polyp lớn, không cuống. Tuy nhiên, đây là phương pháp đòi hỏi tay nghề của bác sĩ.

– Cắt tách hạ niêm mạc (Endoscopic submucosal dissection – ESD): Phương pháp này khắc phục được hạn chế của EMR, có thể can thiệp được những tổn thương > 30mm và giảm thiểu tối đa tỷ lệ tái phát.

– Cắt bỏ đại tràng: Trường hợp người bệnh có tình trạng di truyền như polyp tuyến gia đình thì có khả năng cần phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ đại tràng.

Sau khi được cắt bỏ, polyp sẽ được gửi đi làm xét nghiệm mô bệnh học, phân tích mẫu mô để đánh giá mức độ nghịch sản của polyp và bờ cắt có còn tế bào u hay không.

Ngoài ra, khi bạn đã có polyp đại tràng thì nguy cơ tái phát polyp rất cao. Do đó, người bệnh có thể được tư vấn làm thêm các xét nghiệm sàng lọc sau này. Thời điểm và tần suất làm xét nghiệm dựa trên số lượng, kích thước polyp và kết quả phân tích kết hợp thêm các yếu tố nguy cơ khác.

2. Viêm loét đại tràng

Nội soi đại tràng phát hiện bệnh gì? Đó là bệnh viêm loét đại tràng. Bệnh được chia thành các loại sau:

– Bệnh viêm ruột (IBD): Là bệnh viêm mạn tính hoặc tái phát ở đường tiêu hóa gồm viêm loét đại trực tràng (UC) và bệnh Crohn. Viêm loét đại trực tràng là tình trạng viêm lan tỏa, không đặc hiệu, tổn thương không rõ nguồn gây viêm trợt và loét niêm mạc từ trực tràng đến đại tràng.

Bệnh Crohn: Là bệnh viêm mạn tính đường tiêu hoá, có thể gây tổn thương ở bất kỳ vị trí nào của ống tiêu hoá từ miệng đến hậu môn, xen kẽ các giai đoạn ổn định là các đợt bùng phát của bệnh. Triệu chứng của bệnh Crohn hay gặp nhất là: đau bụng, đi lỏng, thiếu máu, gầy sút cân, mệt mỏi, ăn kém; sốt…

Bệnh không chỉ gây tổn thương ống tiêu hoá mà còn tác động tới các cơ quan khác như: viêm khớp ngoai vi- khớp trục; viêm da: hồng ban nút, loét miệng; tổn thương mắt: viêm thượng củng mạc, viêm mống mắt, viêm màng bồ đào; tổn thương gan mật: viêm xơ đường mật nguyên phát…

Bệnh crohn đại tràng

Bệnh crohn gây tổn thương ở bất kỳ vị trí nào của ống tiêu hoá từ miệng đến hậu môn

– Viêm đại tràng giả mạc (PC): Xảy ra do sự phát triển quá mức của vi khuẩn Clostridium difficile. Đây là Loại vi khuẩn thường sống trong ruột nhưng không gây ảnh hưởng vì nó được cân bằng nhờ sự hiện diện của vi khuẩn có lợi. Một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn có lợi, gây loạn khuẩn đường ruột dẫn đến sự tăng sinh quá mức C.difficile và gây bệnh viêm đại tràng giả mạc.

– Viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ (IC): Xảy ra khi lưu lượng máu đến đại tràng đột ngột bị cắt đứt hoặc hạn chế. Cục máu đông là một nguyên nhân gây tắc nghẽn đột ngột thường gặp. Các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm đại tràng do thiếu máu gồm: Viêm mạch; bệnh đái tháo đường; ung thư ruột kết; mất nước; mất máu; suy tim; tác dụng phụ của thuốc, phẫu thuật vùng bụng…

– Viêm đại tràng vi thể: Là tình trạng tổn thương đại tràng gây tiêu chảy kéo dài. Viêm đại tràng vi thể được phân loại thành hai dạng: Viêm đại tràng lympho và viêm đại tràng collagen. Các yếu tố nguy cơ của viêm đại tràng vi thể bao gồm: hút thuốc lá, bệnh lý tự miễn, người trên 50 tuổi, giới tính nữ… Các triệu chứng phổ biến của bệnh là tiêu chảy mãn tính, đầy bụng, sụt cân, nôn ói, mất nước…

3. Nội soi đại tràng phát hiện bệnh gì – bệnh túi thừa đại tràng

Túi thừa có thể xuất hiện dọc khung đại tràng nhưng phổ biến nhất ở đại tràng sigma ở người dân các nước phương Tây. Còn ở châu Á, túi thừa chủ yếu xuất hiện ở đại tràng phải.

Thông qua nội soi đại tràng, bác sĩ có thể phát hiện các túi thừa . Nếu túi thừa bị viêm đỏ, viêm mủ và hoặc chảy máu… bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định phù hợp.

Hiện có 2 phương pháp điều trị viêm túi thừa đại tràng, gồm:

– Điều trị nội khoa: Bệnh nhân sẽ được điều trị bằng kháng sinh qua đường uống hoặc đường tiêm.

– Điều trị ngoại khoa: Áp dụng khi tình trạng viêm túi thừa không đáp ứng với điều trị nội khoa. Phương pháp điều trị bao gồm: dẫn lưu mủ, cắt đoạn đại tràng có chứa túi thừa viêm mủ. Cắt bỏ túi thừa có thể gây chảy máu kéo dài. Đặc biệt, trường hợp viêm túi thừa vỡ mủ có thể gây thủng đại tràng, dò vào bàng quang.

4. Nội soi đại tràng phát hiện bệnh trĩ

Bệnh trĩ là một trong những bệnh lý được phát hiện qua nội soi đại tràng, trả lời cho câu hỏi nội soi đại tràng phát hiện bệnh gì.

Trĩ là tình trạng các búi tĩnh mạch bên trong trực tràng và ống hậu môn bị sưng và phồng lên do bị ứ máu. Nội soi đại tràng nói riêng hay nội soi đường tiêu hóa dưới nói chung đều có thể phát hiện trĩ khi quan sát phần hậu môn và ống hậu môn.

Nội soi đại tràng phát hiện bệnh trĩ

Nội soi đại tràng có thể phát hiện bệnh trĩ

Để điều trị bệnh trĩ, cần phân loại trĩ nội hay trĩ ngoại cũng như phân độ trĩ, từ đó bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị phù hợp: điều trị nội khoa hoặc điều trị ngoại khoa.

– Với điều trị nội khoa: Người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn nhiều chất xơ, tránh đồ cay nóng và đồ uống có cồn. Đồng thời, không được hoạt động vùng hông quá mạnh, hạn chế việc ngồi nhiều khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

– Điều trị ngoại khoa: Chích xơ mạch máu dùng cho trĩ ngoại, trĩ nội có dấu hiệu viêm, trĩ có huyết khối; khâu triệt mạch THD ngăn mạch máu đến hậu môn khiến búi trĩ teo đi; hoặc các phương pháp cắt trĩ White Head, Milligan Morgan, Ferguson,…

5. Nội soi đại tràng tìm ký sinh trùng

Phương pháp nội soi đại tràng sigma hoặc nội soi đại trực tràng giúp chẩn đoán tình trạng nhiễm amip hoặc giun sán gây ra các bệnh về đường tiêu hóa.

Hiện có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh khác nhau dựa vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân cũng như loại nhiễm trùng.

Ngoài nội soi đại tràng, bệnh nhân có thể thực hiện chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán xét nghiệm như: xét nghiệm huyết thanh, xét nghiệm mô bệnh học, xét nghiệm PCR…

Xem thêm: Bao lâu nội soi đại tràng 1 lần? Nội soi đại tràng nhiều có tốt không?

                            Nội soi đại tràng là gì?

6. Nội soi đại tràng phát hiện bệnh gì – phát hiện và lấy dị vật qua nội soi

Nội soi đại tràng là kỹ thuật an toàn giúp bác sĩ phát hiện vị trí của dị vật để lấy ra ngoài cơ thể. Nếu không được xử trí kịp thời, dị vật có thể gây thủng ruột và các tổn thương ở đường tiêu hóa, chảy máu trực tràng, áp xe.

Nếu dị vật nằm ở gần hậu môn sẽ được lấy ra dễ dàng hơn. Còn nếu dị vật sâu trong lòng đại tràng, bác sĩ có thể phải tiến hành phẫu thuật để đảm bảo độ chính xác và an toàn cho bệnh nhân.

Sau khi dị vật được lấy ra, bệnh nhân sẽ được soi đại tràng một lần nữa để đảm bảo niêm mạc không bị tổn thương hoặc chảy máu. Nếu gặp tình trạng đau bụng, nôn, sốt, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và xử trí kịp thời.

7. Nội soi đại tràng có thể phát hiện ung thư không?

Nội soi đại tràng phát hiện bệnh gì ngoài 6 bệnh lý đã trình bày ở các phần nội dung trên? Nội soi đại tràng có phát hiện ung thư đại tràng không? Câu trả lời là CÓ.

Nội soi đại tràng cho phép bác sĩ quan sát toàn bộ niêm mạc đại tràng của người bệnh, nên hoàn toàn có thể phát hiện được khối u, viêm loét, dấu hiệu bất thường có thể phát triển thành ung thư. Đây là phương pháp tầm soát ung thư đại tràng được khuyến nghị trên toàn thế giới hiện nay.

Ung thư đại tràng (CRC) thường khởi phát từ những tổn thương dạng khối u nhỏ, có cuống hoặc không, còn gọi là polyp. Polyp hình thành do niêm mạc đại tràng và tổ chức dưới niêm mạc tăng sinh tạo thành, nếu không phát hiện và cắt bỏ sớm, chúng có thể tăng kích thước và tiến triển thành ung thư.

Nội soi đại tràng phát hiện ung thư

Ung thư đại tràng (CRC) thường khởi phát từ những tổn thương dạng khối u nhỏ, có cuống hoặc không

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC), năm 2020 Việt Nam có 182.563 ca mắc ung thư, trong đó ung thư đại tràng (CRC) đứng thứ 5 với 16.426 ca. (*) Do đó, nếu có dấu hiệu hoặc nằm trong nhóm đối tượng nguy cơ cao thì bạn nên tiến hành khám càng sớm càng tốt. Bởi ung thư đại tràng nếu phát hiện ở giai đoạn sớm và điều trị kịp thời thì tỷ lệ chữa khỏi lên đến trên 90%.

Như vậy với các thông tin trên, thắc mắc nội soi đại tràng phát hiện bệnh gì đã được giải đáp. Để bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa, ngay khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường, bạn cần thăm khám sớm tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán chính xác và điều trị bệnh hiệu quả.

Nhận thấy được tầm quan trọng của nội soi đại tràng trong việc phát hiện các bệnh lý nguy hiểm tại cơ quan này trong đó có ung thư đại tràng, CT Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc đã đẩy mạnh phát triển khoa Tiêu hóa với nhiều ưu điểm về chất lượng như:

– Đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm trong thăm khám và điều trị bệnh lý tiêu hóa.

– Hệ thống máy nội soi nhập khẩu Nhật Bản, tích hợp công nghệ xử trí hình ảnh cao cấp, có thể phóng đại hình ảnh niêm mạc gấp 100 lần, giúp bác sĩ quan sát và đánh giá chính xác tổn thương.

– Thực hiện song song cả nội soi đại tràng thông thường và nội soi đại tràng gây mê để khách hàng có sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu

– Áp dụng thanh toán BHYT cho một số dịch vụ, giúp giảm bớt gánh nặng chi phí cho mỗi khách hàng.

Để được giải đáp các thắc mắc cũng như đặt lịch khám cùng chuyên gia tiêu hóa hàng đầu tại CT Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc, khách hàng vui lòng liên hệ Hotline: 0969.566.115.

CT Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc

122 Nguyễn Tất Thành, Phường Liên Bảo, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc

Website: https://benhvienvinhphuc.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/122nguyentatthanh

Nguồn tham khảo

(*) https://gco.iarc.fr/today/data/factsheets/populations/704-viet-nam-fact-sheets.pdf

Ảnh poup
Đăng ký ngay

    Chúng tôi cam kết không chia sẻ thông tin cá nhân của bạn cho bên thứ 3

    Giờ làm việc

    1900 888 656
    Đặt lịch khám