Ngày hội sức khỏe - Chăm sóc & tư vấn miễn phí

[ĐIỂM DANH] 7 phương pháp khám đại tràng không cần nội soi

Hoa Nguyễn Thị
149

Nội soi đại tràng là thủ thuật được khuyến cáo hàng đầu nhằm phát hiện bất thường ở đại tràng. Tuy nhiên, một số trường hợp nghi ngờ hoặc bệnh nhân có chống chỉ định với nội soi đại tràng, bác sĩ sẽ tiến hành một số kỹ thuật chẩn đoán khác. Dưới đây là 7 phương pháp khám đại tràng không cần nội soi mà người bệnh có thể tham khảo.

1. 7 phương pháp khám đại tràng không cần nội soi

1.1. Khám triệu chứng lâm sàng

Dù có được chỉ định nội soi đại tràng hay không thì người bệnh đều được khám lâm sàng với bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ trao đổi với bệnh nhân nhiều câu hỏi nhằm bổ trợ cho việc khoanh vùng bệnh lý mà người bệnh có khả năng mắc phải. Do đó, người bệnh cần thông báo đầy đủ cho bác sĩ các triệu chứng đang gặp phải. Thêm vào đó, bác sĩ có thể đặt thêm một số câu hỏi khác về mức độ, tính chất và thời điểm xuất hiện các triệu chứng.

Khám đại tràng không cần nội soi

 Người bệnh đều được khám lâm sàng với bác sĩ chuyên khoa dù có nội soi đại tràng hay không

Bác sĩ cũng sẽ khai thác thông tin từ bệnh nhân về thói quen ăn uống, sinh hoạt cũng như tiền sử bệnh lý liên quan đến bệnh đại tràng gồm: bệnh tiểu đường, rối loạn nội tiết tố, huyết áp cao, xơ vữa động mạch,…

Tổng hợp tất cả thông tin do bệnh nhân cung cấp kết hợp thăm khám thực thể sờ nắn bụng, bác sĩ sẽ đưa ra một số chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng cụ thể để đưa ra kết luận chính xác nhất về bệnh lý đang mắc phải.

1.2. Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu là phương pháp khám đại tràng không cần nội soi được áp dụng cho trường hợp bệnh nhân gặp triệu chứng rối loạn đại tiện như: táo bón, tiêu chảy kéo dài, máu lẫn trong phân. Người bệnh sẽ được lấy một lượng máu vừa đủ để đánh giá số lượng tiểu cầu, hồng cầu và bạch cầu, từ đó đưa ra kết luận chính xác về chất lượng máu hiện tại.

Số lượng tiểu cầu sẽ giúp bác sĩ sẽ đánh giá khả năng đông máu; số lượng hồng cầu giúp bác sĩ định lượng máu xuất huyết qua phân và số lượng bạch cầu cho phép đánh giá tình trạng nhiễm trùng và miễn dịch của cơ thể. Nếu đại tràng bị viêm nhiễm, số lượng bạch cầu thường có xu hướng tăng lên, bác sĩ có thể đưa ra kết luận bệnh nhân có bị viêm đại tràng hay không.

Xét nghiệm máu CEA chẩn đoán ung thư đại tràng

Xét nghiệm máu CEA là xét nghiệm tầm soát đặc hiệu được sử dụng trong việc xác định ung thư đại tràng

Ngoài ra, xét nghiệm máu CEA là xét nghiệm tầm soát đặc hiệu được sử dụng trong việc xác định ung thư đại tràng. CEA còn được gọi là kháng nguyên Carcinoembryonic. Thông thường, nồng độ CEA ở cơ thể là rất thấp, chỉ tăng cao khi xuất hiện một số loại ung thư nhất định, đặc biệt là với ung thư đại tràng. Do đó, xét nghiệm Marker CEA là một trong những xét nghiệm tầm soát được sử dụng để phát hiện ung thư đại tràng.

Xem thêm: [GIẢI ĐÁP CHI TIẾT] Bà bầu có nội soi đại tràng được không?

Xem thêm: Bao lâu nội soi đại tràng 1 lần? Nội soi đại tràng nhiều có tốt không?

1.3. Xét nghiệm phân – khám đại tràng không cần nội soi

Trường hợp bệnh nhân mắc các vấn đề về đại tràng sẽ có sự thay đổi về lượng phân và tình trạng phân khi đi ngoài. Do đó, xét nghiệm phân cũng sẽ giúp bác sĩ xác định tình trạng bệnh ở đại tràng.

Xét nghiệm phân được chỉ định khi có nghi ngờ xuất huyết vi thể để tìm hồng cầu ẩn trong phân (chẩn đoán ung thư đại tràng) hoặc ký sinh trùng trong phân như giun kim hoặc Giardia.

Ngoài ra, xét nghiệm phân còn giúp tìm ra nguyên nhân của các triệu chứng như: Tiêu chảy kéo dài, đi ngoài ra máu, chướng bụng, buồn nôn, chán ăn, đầy hơi, đau bụng…; nguyên nhân gây nhiễm trùng…

1.4. Siêu âm đại tràng – phương pháp khám đại tràng không cần nội soi

Siêu âm là một trong những thủ thuật cơ bản được chỉ định nếu không nội soi đại tràng. Phương pháp này sử dụng sóng âm thanh tần số cao từ 3.5 – 17 Mhz để ghi lại cấu trúc bên trong đại tràng. Ưu điểm của siêu âm đại tràng không xâm lấn nên không gây đau đớn hay khó chịu cho người bệnh cũng như không có biến chứng sau khi thực hiện.

Siêu âm đại tràng

Dựa vào hình ảnh siêu âm, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng đại tràng, phát hiện một số bệnh lý như: tắc ruột, xoắn ruột, viêm ruột thừa, viêm túi thừa

Dựa vào hình ảnh siêu âm, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng đại tràng, phát hiện một số bệnh lý như: tắc ruột, xoắn ruột, viêm ruột thừa, viêm túi thừa, viêm hạch mạc treo, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, ung thư đại tràng, di căn phúc mạc.

Tuy nhiên, nhược điểm của siêu âm đại tràng là nhiều bệnh nhân béo bụng, biến dạng cột sống, hoặc có khí trong ruột sẽ khiến việc chẩn đoán bệnh gặp nhiều khó khăn.

1.5. Chụp X – quang đại tràng

Đây là phương pháp hỗ trợ chẩn đoán bệnh đại tràng mà không cần nội soi. Chụp X-quang đại tràng có thể phát hiện một số bệnh như: hẹp hoặc phình đại tràng, loét đại tràng, khối u, polyp đại tràng…

Hiện nay, chụp X-quang đại tràng được thực hiện bằng 2 cách:

– Chụp X-quang đại tràng có thuốc cản quang: Kỹ thuật viên sẽ bơm thuốc cản quang barium sulphate (BaSO4) vào trong lòng đại tràng qua đường hậu môn, thuốc được bơm từ từ cho đến khi người bệnh cảm thấy căng tức bụng. Thuốc cản quang barium được sư dụng là muối chứa kim loại nặng không hòa tan trong nước nên rất an toàn với người bệnh. Việc bơm thuốc cản quang khi chụp X-quang đại tràng sẽ giúp hình ảnh bên trong đại tràng rất rõ nét, bộc lộ được rất nhiều tổn thương (nếu có).

chụp xquang đại tràng

Hình ảnh đại tràng qua chụp X-quang

– Bơm không khí vào lòng đại tràng, giúp đại tràng phồng to, tăng tương phản để bộc lộ các bất thường. Phương pháp này sẽ áp dụng cho ngươi có tiền sử dị ứng thuốc hoặc không phối hợp thực hiện kỹ thuật.

Ngày nay, với sự ra đời của kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính hay cộng hưởng từ thì chụp X-quang dần được ít chỉ định hơn. Tuy nhiên, với các cơ sở tuyến dưới, chưa có điều kiện đầu tư máy móc thì chụp X-quang đại tràng có cản quang vẫn là lựa chọn rất thích hợp khi khám đại tràng không cần nội soi với giá thành rẻ.

Tuy nhiên, thủ thuật chụp X – quang cũng sẽ có một số hạn chế nhất định như: bác sĩ chỉ nhìn thấy tổn thương mà không thể xác định được mức độ tổn thương và không thể phản ánh được các khối polyp nhỏ hoặc những mầm mống gây ung thư.

1.6. Chụp CT đại tràng

Chụp CT đại tràng còn gọi là nội soi đại tràng ảo, là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh 2 chiều hoặc 3 chiều của đại tràng thông qua hệ thống máy quét CT. Đây là một trong những phương pháp thăm khám đại tràng mà không cần nội soi.

Phương pháp này sử dụng tia X – quang để quét qua vùng bụng và tập trung tại đại tràng. Dựa trên hình ảnh thu được, bác sĩ sẽ đánh giá được mức độ các tổn thương, các bệnh lý tại đại tràng.

Chụp CT đại tràng có một số ưu điểm nổi bật như: Cung cấp hình ảnh có độ phân giải cao, rõ nét; có thể kiểm tra các bộ phận khác ở ổ bụng như thành ruột và ruột non; người bệnh không cần gây mê, hạn chế tối đa xâm lấn, không gây đau đớn hay khó chịu khi thực hiện. Ngoài ra, tỷ lệ xảy ra các biến chứng khi chụp CT đại tràng thấp hơn so với nội soi đại tràng.

Hình ảnh đại tràng khi chụp CT

Hình ảnh đại tràng qua chụp CT có độ phân giải cao, rõ nét

Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp khám đại tràng không cần nội soi này là chỉ cho phép nhìn thấy bị tổn thương mà không thể can thiệp được, khả năng quan sát hạn chế với các tổn thương nhỏ hơn từ 6-9 mm hoặc các tổn thương dạng phẳng.

Ngoài ra, người bệnh bị nhiễm tia xạ với lượng nhỏ do phương pháp này sử dụng tia X. Tuy nhiên, lượng tia xạ nằm ở giới hạn cho phép và so với lợi ích mà nó mang lại thì lượng tia xạ bị nhiễm là rất thấp.

Xem thêm: Nội soi đại tràng có đau không? Giải đáp chi tiết dành cho người bệnh

1.7. Chụp MRI đại tràng

Chụp cộng hưởng đại tràng là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng từ trường và sóng radio. Đây là kỹ thuật thăm khám không xâm lấn, thực hiện bằng cách bơm thuốc đối quang vào lòng đại tràng, tạo ảnh rồi tái tạo lại cấu trúc bên trong lòng đại tràng. Phương pháp này có tác dụng rất lớn trong việc chẩn đoán một số bệnh lý khối tại đại tràng như polyp, u đại tràng.

Tuy nhiên, tương tự chụp CT đại tràng, phương pháp này chỉ cho phép quan sát các tổn thương mà không thể trực tiếp can thiệp được và khả năng quan sát các tổn thương rất hạn chế.

Ngoài ra, một số tai biến liên quan tới thuốc đối quang của phương pháp khám đại tràng không cần nội soi này như: nổi mề đay, buồn nôn, tụt huyết áp, sốc phản vệ,… có thể xảy ra

2. Khám đại tràng không cần nội soi có chính xác không?

Thực tế, kiểm tra đại tràng không cần nội soi mang đến một số lợi ích nhất định trong chẩn đoán và điều trị. Tuy nhiên, nhược điểm của những thủ thuật này là không thể đánh giá chính xác tình trạng bệnh lý như: mức độ bệnh, vị trí các vết loét bên trên lớp niêm mạc đại tràng. Đồng thời, các bác sĩ cũng khó phát hiện khối u, polyp đại tràng có kích thước nhỏ.

Bên cạnh đó, phương pháp khám đại tràng không cần nội soi gây không ít khó khăn trong việc phát hiện sớm dấu hiệu bất thường hoặc mầm mống gây bệnh ung thư đại tràng. Do đó, những thủ thuật trên sẽ hạn chế đáng kể kết quả kiểm tra đại tràng.

Kỹ thuật nội soi đại tràng

Nội soi đại tràng được coi là phương pháp hiệu quả để tầm soát ung thư đại tràng

Chính vì vậy, nội soi đại tràng vẫn là phương pháp ưu tiên hàng đầu trong chẩn đoán, điều trị bệnh lý đại tràng với độ chính xác và an toàn cao. Đặc biệt, trong quá trình nội soi, bác sĩ có thể dễ dàng thực hiện các thủ thuật cần can thiệp khác như cắt polyp, sinh thiết tế bào, lấy dị vật…

Bài viết đã chia sẻ cho bạn đọc các phương pháp khám đại tràng không cần nội soi. Để đảm bảo kết quả chính xác, hạn chế rủi ro, người bệnh nên chọn những cơ sở uy tín để thực hiện.

Để được tư vấn về dịch vụ nội soi đại tràng, giải đáp các thắc mắc cũng như đặt lịch khám cùng chuyên gia tiêu hóa hàng đầu, khách hàng vui lòng liên hệ Hotline: 0969.566.115

CT Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc

122 Nguyễn Tất Thành, Phường Liên Bảo, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc

Website: https://benhvienvinhphuc.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/122nguyentatthanh

Ảnh poup
Đăng ký ngay

    Chúng tôi cam kết không chia sẻ thông tin cá nhân của bạn cho bên thứ 3

    Giờ làm việc

    1900 888 656
    Đặt lịch khám