Ngày hội sức khỏe - Chăm sóc & tư vấn miễn phí

Trước khi nội soi đại tràng nên ăn gì – 3 lưu ý quan trọng không thể bỏ qua

Hoa Nguyễn Thị
178

Trước khi nội soi đại tràng nên ăn gì để hỗ trợ việc nội soi đại tràng đạt kết quả tốt nhất. Các bác sĩ tiêu hóa của CT Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc sẽ có những chia sẻ hữu ích về chế độ ăn cho người bệnh trước khi thực hiện nội soi trong bài viết dưới đây. Mời các bạn cùng theo dõi.

1. Tại sao cần lưu ý về chế độ ăn trước khi nội soi đại tràng

Để thực hiện nội soi đại tràng, bác sĩ sẽ đưa ống soi mềm đi qua đường hậu môn, đi ngược lên trực tràng, tới đại tràng để kiểm tra lớp niêm mạc. Đây là phương pháp giúp phát hiện chính xác các tổn thương bên trong đại tràng, nhất là ung thư giai đoạn sớm. Thủ thuật này chỉ cho kết quả chính xác khi đại tràng đã được làm sạch hoàn toàn, giúp bác sĩ thuận lợi đưa ống soi và quan sát rõ các tổn thương bên trong.

Lòng đại tràng của người bệnh càng trống thì việc kiểm tra, quan sát niêm mạc của bác sĩ càng thuận lợi. Do đó, trước khi nội soi đại tràng, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ chế độ ăn uống theo chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm: 8 lưu ý khi nội soi đại tràng không thể bỏ qua

2. Trước khi nội soi đại tràng nên ăn gì? – Gợi ý dành cho người bệnh

2.1.Thực phẩm ít chất xơ

Trước khi nội soi đại tràng nên ăn gì? Người bệnh nên ăn thực phẩm ít chất xơ giúp giảm lượng thức ăn khó tiêu đi qua đường tiêu hóa. Khi đại tràng chứa ít thức ăn khó tiêu sẽ giúp bác sĩ kiểm tra kỹ lưỡng lớp niêm mạc khi nội soi.

Trước khi nội soi đại tràng nên ăn gì

Trước khi nội soi đại tràng người bệnh có thể ăn các món chế biến từ khoai tây

Các thực phẩm ít chất xơ nên ăn trước khi nội soi đại tràng từ 2-3 ngày gồm: bánh mì trắng, mì sợi, gạo, khoai tây, rau nấu chín kỹ, trái cây tươi, thịt gia cầm, cá mềm nấu chín kỹ.

Bạn cần tránh các thực phẩm cản trở việc làm sạch ruột như: bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, mì ống, bột yến mạch, ngũ cốc, các loại đậu, gạo lứt, thịt có sụn, thực phẩm giàu chất béo…

2.2. Chế độ ăn lỏng

Trước khi nội soi đại tràng nên ăn gì? Bên cạnh các thực phẩm ít chất xơ thì chế độ ăn lỏng được khuyến nghị cho người bệnh trước khi nội soi một ngày. Đây là những thực phẩm dễ tiêu và ít để lại cặn bã trong ruột, đồng thời giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước và mất cân bằng điện giải trong những ngày trước và sau thủ thuật.

Trước khi nội soi đại tràng nên ăn gì

Các món cháo sẽ giúp người bệnh dễ tiêu hóa trước khi nội soi

Một số thực phẩm mà người bệnh có thể sử dụng gồm cháo (cháo thịt gà, cháo thịt bằm, cháo thịt bò…), soup, các loại nước ép không có màu, nước lọc.

2.3. Thực phẩm không nên ăn trước khi nội soi

Trước khi nội soi đại tràng, ngoài lưu ý về các thực phẩm nên ăn, người bệnh cần tránh ăn một số loại thực phẩm dưới đây:

– Thực phẩm khó tiêu, cứng, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, các loại hạt, trái cây có hạt (dưa hấu, ổi), ngũ cốc.

– Thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh lá, măng…

– Các loại nước có màu như sữa, cà phê, nước hoa quả..

– Các loại đồ uống có chứa cồn, chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…

Đồ chiên xào cay nóng

Trước khi nội soi đại tràng, người bệnh không nên ăn thức ăn cay nóng, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ

**Lưu ý:

– Nếu đang dùng thuốc điều trị bệnh, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn việc tiếp tục uống thuốc hoặc tạm dừng uống trước khi nội soi đại tràng.

– 6 tiếng trước khi nội soi đại tràng nên ăn gì: Bệnh nhân phải nhịn ăn hoàn toàn, chỉ được uống nước trắng. Nếu thấy đói có thể uống một chút nước đường.

– Trước khi nội soi đại tràng 2 tiếng: Người bệnh sẽ được chỉ định không ăn, uống bất kể thứ gì, kể cả nước lọc để tránh tình trạng trào ngược, sặc thức ăn. Người bệnh bị sặc nước vào phổi sẽ gây nguy hiểm trong quá trình nội soi.

3. Một số lưu ý quan trọng khác trước khi nội soi đại tràng

3.1. Thăm khám với bác sĩ chuyên khoa

Người bệnh sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng sức khỏe nội ngoại khoa, các bệnh lý đang mắc phải… nếu đủ điều kiện sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện nội soi đại tràng.

Trong quá trình khám, người bệnh cần thông báo rõ ràng tiền sử dị ứng với các loại thuốc tê, gây mê, giảm đau, giảm nhu động… để bác sĩ tư vấn phương pháp chẩn đoán bệnh phù hợp hơn.

Ngoài ra, bạn cũng nên trao đổi về các loại thuốc đang sử dụng gần đây để bác sĩ cân nhắc và điều chỉnh bởi một số thuốc có thể làm sai lệch kết quả. Nếu đang sử dụng thuốc tiểu đường, huyết áp, tim mạch… kể cả vitamin và thực phẩm bảo vệ sức khỏe, cũng cần hỏi ý kiến của bác sĩ xem có cần ngưng sử dụng hay không.

3.2. Làm sạch đại tràng trước khi nội soi

Làm sạch ruột là việc quan trọng hàng đầu trước khi nội soi đại tràng. Khi đại tràng của người bệnh sạch phân hoàn toàn, việc quan sát của bác sĩ sẽ dễ dàng và chính xác hơn.

Đêm trước khi nội soi đại tràng, người bệnh cần uống thuốc nhuận tràng để làm sạch đường tiêu hóa. Một số loại thuốc thường được sử dụng để làm sạch đại tràng có thể kể đến bao gồm Fortrans, Picoprep…

Thuốc rửa ruột Picoprep

Thuốc rửa ruột Picoprep dùng làm sạch đại tràng trước khi nội soi

**Lưu ý: Người bệnh không được ăn bất cứ thứ gì sau khi đã sử dụng thuốc làm sạch đại tràng. Nếu cảm thấy đói, có thể uống chút nước đường. Sau khi uống thuốc xổ nội soi đại tràng, người bệnh sẽ đi ngoài liên tục. Đây là điều hoàn toàn bình thường nên người bệnh không cần phải lo lắng. Khi đi ngoài ra nước trong có nghĩa ruột đã được làm sạch và bạn sẽ được đưa vào phòng nội soi để tiến hành thủ thuật.

3.3. Lựa chọn phương pháp nội soi đại tràng phù hợp

Hiện nay, có hai phương pháp nội soi đại tràng chính được áp dụng tại các cơ sở y tế là nội soi đại tràng thông thường (không gây mê) và nội soi đại tràng có gây mê.

Nội soi đại tràng thông thường: Người bệnh sẽ tỉnh táo trong quá trình nội soi nên sẽ cảm thấy khó chịu khi bác sĩ đưa ống nội soi vào bên trong đại tràng. Tuy có chi phí thấp nhưng nội soi đại tràng không gây mê sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, đau tức bụng, đầy hơi, muốn đi đại tiện. Nhiều trường hợp do người bệnh cử động liên tục khiến dây soi cọ xát vào lòng đại tràng, gây tổn thương niêm mạc. Điều này khiến bác sĩ gặp nhiều khó khăn trong việc quan sát các bất thường của đại tràng, nên dễ bị bỏ sót các tổn thương.

– Với nội soi đại tràng gây mê, sẽ ngủ trong quá trình nội soi sau khi được truyền gây mê tĩnh mạch. Do đó, người bệnh sẽ không cảm nhận được các triệu chứng như khó chịu, đau tức bụng… Điều này giúp bác sĩ dễ dàng thao tác và quan sát kỹ lưỡng niêm mạc đại tràng đồng thời cũng thuận lợi hơn trong việc cắt polyp, cầm máu, sinh thiết…

Nội soi đại tràng tại bệnh viện quốc tế Vĩnh Phúc

CT Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc là một trong những địa chỉ nội soi đại tràng chất lượng

Mỗi phương pháp nội soi đại tràng sẽ có ưu và nhược điểm riêng. Bác sĩ sẽ tư vấn để bệnh nhân lựa chọn phương pháp phù hợp. Ngoài ra, người bệnh nên trao đổi các thắc mắc với bác sĩ trước khi thực hiện để quá trình nội soi diễn ra suôn sẻ, giảm thiểu rủi ro có thể  ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán.

Với những thông tin đã được cung cấp trong bài viết trên, người bệnh đã có câu trả lời cho băn khoăn trước khi nội soi đại tràng nên ăn gì. Với người bệnh thăm khám tiêu hóa và có chỉ định nội soi đại tràng, bác sĩ sẽ tư vấn và hướng dẫn chi tiết các bước chuẩn bị trước nội soi.

Việc tuân thủ chặt chẽ các hướng dẫn về chế độ ăn uống là bước quan trọng giúp người bệnh có cuộc nội soi thành công. Chế độ ăn uống và làm sạch đại tràng không chỉ giúp cải thiện độ chính xác của quá trình nội soi mà còn giảm nguy cơ biến chứng trong và sau khi thực hiện thủ thuật.

Liên hệ ngay hôm nay để được tư vấn về phương pháp nội soi đại tràng và đặt lịch khám cùng chuyên gia tiêu hóa tuyến hàng đầu qua Hotline: 0969.566.115

CT Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc

122 Nguyễn Tất Thành, Phường Liên Bảo, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc

Website: https://benhvienvinhphuc.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/122nguyentatthanh

 

Ảnh poup
Đăng ký ngay

    Chúng tôi cam kết không chia sẻ thông tin cá nhân của bạn cho bên thứ 3

    Giờ làm việc

    1900 888 656
    Đặt lịch khám