Ngày hội sức khỏe - Chăm sóc & tư vấn miễn phí

Nội soi thực quản là gì? Quy trình thực hiện như thế nào?

Hoa Nguyễn Thị
195

Nội soi thực quản được đánh giá là phương pháp tốt nhất hiện nay giúp tầm soát chính xác các bệnh lý ở thực quản. Vậy đối tượng nào cần nội soi thực quản, quy trình thực hiện ra sao? Mời quý khách hàng cùng tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây để có câu trả lời.

1. Nội soi thực quản là gì?

Nội soi thực quản là phương pháp giúp bác sĩ phát hiện chính xác những bất thường tại thực quản. Theo đó, một ống nội soi mềm có kích thước nhỏ được gắn camera ở đầu dây sẽ được bác sĩ đưa qua miệng người bệnh rồi đi xuống thực quản.

Hình ảnh mà camera thu được khi di chuyển trong thực quản sẽ được thu lại và truyền lên màn hình tivi để bác sĩ quan sát, từ đó đưa ra chẩn đoán bệnh.

2. Ai cần nội soi thực quản?

Nếu phát hiện các dấu hiệu sau, bạn cần thực hiện nội soi thực quản sớm để kịp thời phát hiện các bệnh lý về thực quản, từ đó có phương pháp điều trị hiệu quả:

– Thường xuyên đau thượng vị, chán ăn;

– Buồn nôn và nôn, ợ hơi, ợ chua;

– Nuốt vướng, nuốt nghẹn;

Triệu chứng nuốt vướng, nuốt nghẹn

Nếu thường xuyên gặp tình trạng nuốt vướng, nuốt nghẹn thì bạn cần nội soi thực quản sớm

– Nóng rát thực quản, khó thở.

– Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thực hiện nội soi thực quản để tầm soát sức khỏe tiêu hóa định kỳ, kể cả khi không có triệu chứng. Việc kiểm tra định kỳ giúp kiểm soát hiệu quả các bệnh lý thực quản, tránh biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm: Chỉ định nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng khi nào? 

Xem thêm: Nội soi thực quản có cần nhịn ăn không? 

3. Ý nghĩa của nội soi thực quản

Nội soi thực quản có giá trị quan trọng để phát hiện các bất thường ở thực quản. Thông qua nội soi, bác sĩ có thể phát hiện các bệnh lý như sau:

– Viêm, loét tại thực quản; barrett thực quản;

– Xuất huyết tại ống thực quản;

– Trào ngược dạ dày – thực quản;

– Bệnh co thắt thực quản;

– Khối u bên trong thực quản;

– Trong quá trình nội soi thực quản, bác sĩ có thể thực hiện các thủ thuật can thiệp như: nong thực quản, cầm máu, lấy dị vật, sinh thiết…

4. Các phương pháp nội soi thực quản

Hiện nay, có 3 phương pháp nội soi thực quản được ứng dụng là: nội soi qua đường miệng, nội soi qua đường mũi và nội soi không đau (nội soi gây mê).

4.1. Nội soi thực quản qua đường miệng

Với phương pháp này, ống nội soi sẽ được đưa vào thực quản thông qua miệng và người bệnh sẽ hoàn toàn tỉnh táo trong suốt quá trình nội soi. Do ống nội soi chạm vào vòm họng, đáy lưỡi, khẩu cái nên người bệnh có thể bị buồn nôn, khó chịu.

Nội soi thực quản qua đường miệng

Nội soi thực quản qua đường miệng bệnh nhân có thể sẽ cảm thấy khó chịu, buồn nôn

4.2. Nội soi thực quản qua đường mũi

Trước khi thực hiện phương pháp này, người bệnh sẽ được xịt tê lỗ mũi. Ống nội soi được đưa vào thực quản thông qua lỗ mũi. Người bệnh hoàn toàn tỉnh táo nhưng sẽ không có cảm giác buồn nôn hay đau đớn do ống nội soi không chạm vào đáy lưỡi – vòm khẩu cái.

4.3. Nội soi thực quản không đau (nội soi gây mê)

Nội soi tiêu hóa nói chung, nội soi thực quản nói riêng vẫn luôn là nỗi sợ hãi và ám ảnh của rất nhiều người do cảm giác buồn nôn, khó chịu, đau đớn khi thực hiện. Tuy nhiên hiện nay với sự ra đời của phương pháp nội soi không đau đã giúp bệnh nhân thoải mái và dễ chịu hơn.

Thực hiện nội soi thực quản không đau, người bệnh sẽ được truyền một lượng thuốc gây mê được tính toán kỹ lưỡng và tĩnh mạch cánh tay. Trong suốt quá trình nội soi, bệnh nhân sẽ “ngủ” nên không có cảm giác khó chịu hay buồn nôn.

Cuộc nội soi kết thúc, người bệnh sẽ nhanh chóng tỉnh táo trở lại, không cảm thấy mệt mỏi vì lượng thuốc mê vừa đủ và thời gian gây mê ngắn.

5. Quy trình thực hiện nội soi thực quản

Trước khi tiến hành nội soi thực quản, người bệnh nên nhịn ăn uống ít nhất 6 – 8 giờ. Thông thường quá trình nội soi thực quản sẽ gồm các bước như sau:

Bước 1: Người bệnh thăm khám bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa để khai thác tiền sử bệnh. Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết khác.

Bước 2: Người bệnh hoàn thành hồ sơ nội soi, cung cấp thông tin chi tiết cho bác sĩ về tiền sử dị ứng, các loại thuốc đang sử dụng và các thông tin liên quan khác.

Khám tiền mê

Nếu chọn nội soi thực quản gây mê, bệnh nhân sẽ được khám tiền mê cẩn thận trước khi thực hiện

Bước 3: Tiến hành nội soi. Với phương pháp không đau, người bệnh sẽ được gây mê tĩnh mạch. Còn với người bệnh nội soi thực quản tiêu chuẩn hoặc nội soi thực quản qua đường mũi có thể được phun thuốc gây tê cục bộ vào miệng hoặc mũi.

Bước 4: Bệnh nhân lựa chọn nội soi thực quản gây mê sẽ cần thời gian để hồi tỉnh. Sau khi có kết quả, bệnh nhân quay trở lại phòng khám ban đầu để bác sĩ đọc kết quả.

Bước 5: Bác sĩ đưa ra chẩn đoán tình trạng thực quản của người bệnh, từ vấn hướng điều trị và hẹn lịch tái khám.

6. Thời gian thực hiện nội soi thực quản bao lâu?

Quy trình nội soi thực quản được thực hiện trong khoảng thời gian từ 15-20 phút và có thể lâu hơn nếu bác sĩ cần can thiệp các thủ thuật khác như: lấy mẫu mô để sinh thiết, lấy dị vậy, cầm máu… Trong quá trình thực hiện, các thao tác của bác sĩ phải nhẹ nhàng, tránh điểu khiển đầu nội soi đi quá mạnh làm xước niêm mạc bên trong thực quản.

Xem thêm: Nội soi thực quản giá bao nhiêu tiền? 

7. Một số biến chứng có thể gặp phải khi nội soi thực quản

Nội soi đường tiêu hóa nói chung là phương pháp an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn có một số rủi ro có thể xảy ra nhưng với xác suất rất thấp:

– Nếu nội soi qua đường miệng, người bệnh có thể bị đau miệng, buồn nôn, đau họng;

– Nội soi qua đường mũi, tình trạng đau mũi, chảy máu mũi có thể xảy ra;

– Rách thực quản, đau vùng ngực hoặc bị trào ngược dạ dày;

– Trường hợp sử dụng phương pháp nội soi gây mê, tình trạng tụt huyết áp, khó thở, rối loạn nhịp tim có thể xảy ra.

Tụt huyết áp sau nội soi gây mê

Một số ít trường hợp người bệnh có thể bị tụt huyết áp sau nội soi thực quản gây mê do tác dụng phụ của thuốc an thần

– Nếu bạn gặp các triệu chứng sau cần thông báo cho bác sĩ hoặc tới bệnh viện để được kiểm tra sớm: Nuốt khó sau 24 giờ kể từ khi kết thúc nội soi, không ăn uống được; nôn; chóng mặt, ngất xỉu; có máu trong phân;…

Để hạn chế các biến chứng khi thực hiện nội soi thực quản, người bệnh cần cân nhắc lựa chọn cơ sở nội soi uy tín, có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và thiết bị hiện đại. Đây là những yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định hiệu quả của quá trình thăm khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý thực quản.

8. Những lưu ý trước khi nội soi thực quản

Để quá trình nội soi thực quản diễn ra an toàn và hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ những lưu ý sau:

– Nhịn ăn ít nhất 6-8 tiếng và nhịn uống ít nhất 2 tiếng trước nội soi.

– Thông báo với bác sĩ về loại thuốc đang sử dụng và tiền sử dị ứng thuốc.

– Người có tiền sử mắc bệnh tim, hen suyễn cần được kiểm tra kỹ trước khi nội soi.

– Tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ về tư thế nằm, cách thở; giữ tinh thần thoải mái để quá trình nội soi diễn ra thuận lợi.

9. Những lưu ý sau khi nội soi thực quản

Sau khi kết thúc nội soi thực quản, người bệnh cần chú ý:

– Không khạc nhổ sau khi nội soi, có thể súc miệng với nước muối loãng.

– Khoảng 2 giờ sau khi nội soi, người bệnh nên ăn đồ mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như: cháo, súp, uống sữa nguội,…

Uống sữa nguội sau nội soi thực quản

Sau khi nội soi thực quản, người bệnh có thể ăn thực phẩm mềm hoặc uống sữa để nguội

– Tránh rượu, bia, thuốc lá, đồ cay nóng, cà phê, trà, nước ngọt có gas, thực phẩm khó tiêu như lạp xưởng, xúc xích,…

– Tuân thủ tư vấn của bác sĩ về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, tập luyện.

– Tái khám đúng lịch chỉ định của bác sĩ.

Sau nội soi, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng như rát họng, chướng bụng, đầy hơi… nhưng hãy yên tâm vì chúng sẽ nhanh chóng biến mất mà không cần điều trị.

10. Nội soi thực quản tại Phòng khám Đa khoa Vĩnh Phúc

Bệnh Viện Quốc Tế Vĩnh Phúc tự hào là đơn vị y tế được đông đảo khách hàng trong tỉnh Vĩnh Phúc tin tưởng lựa chọn thực hiện dịch vụ nội soi thực quản bởi nhiều ưu điểm vượt trội như:

– Phòng khám đã trang bị hệ thống máy nội soi hiện đại, được nhập khẩu từ Nhật Bản với hình ảnh phóng đại lên đến hàng trăm lần, giúp phát hiện những tổn thương dù là nhỏ nhất mà máy nội soi thường không thể làm được.

Dàn máy nội soi tiêu hóa hiện đại của phòng khám, được nhập khẩu từ Nhật Bản

Phòng khám Đa khoa Vĩnh Phúc sở hữu dàn máy nội soi tiêu hóa hiện đại từ Nhật Bản, đảm bảo mang tới kết quả nội soi chính xác

– Bên cạnh đó, phòng khám còn có đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn được đào tạo chuyên sâu về tiêu hóa, đảm bảo đưa ra chẩn đoán bệnh chính xác cũng như tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả.

– Đặc biệt, tất cả thiết bị, dụng cụ nội soi tiêu hóa trước/sau khi được sử dụng đều được xử lý vô khuẩn theo quy trình chặt chẽ, tránh lây nhiễm chéo, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người bệnh. Sau nội soi người bệnh được ăn nhẹ và chăm sóc chu đáo.

Ngoài ra, phòng khám có áp dụng thanh toán BHYT cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ nội soi tiêu hóa. Đặc biệt, chi phí nội soi tiêu hóa tại phòng khám vô cùng hợp lý, phù hợp với tài chính của khách hàng. Do đó, khách hàng không cần lo lắng nội soi tiêu hóa bao nhiêu tiền khi thực hiện tại CT Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc.

Hiện tại phòng khám cung cấp cả 2 dịch vụ là nội soi thực quản thường và nội soi thực quản gây mê để khách hàng lựa chọn.

Để được tư vấn về dịch vụ nội soi tiêu hóa, giải đáp các thắc mắc cũng như đặt lịch khám cùng chuyên gia tiêu hóa tuyến trung ương, khách hàng vui lòng liên hệ Hotline: 0969.566.115

CT Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc

122 Nguyễn Tất Thành, Phường Liên Bảo, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc

Website: https://benhvienvinhphuc.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/122nguyentatthanh

Email: phongkhamvinhphuc1@gmail.com.

Xem thêm bài viết: Nội soi tá tràng: Quy trình thực hiện và những điều cần lưu ý

Ảnh poup
Đăng ký ngay

    Chúng tôi cam kết không chia sẻ thông tin cá nhân của bạn cho bên thứ 3

    Giờ làm việc

    1900 888 656
    Đặt lịch khám