Ngày hội sức khỏe - Chăm sóc & tư vấn miễn phí

Ợ nóng khó thở: Dấu hiệu cảnh báo bệnh trào ngược dạ dày

Hoa Nguyễn Thị
105

Bệnh trào ngược dạ dày không chỉ gây ra nhiều khó chịu mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và cuộc sống thường ngày của người bệnh. Đặc biệt, ợ nóng khó thở do trào ngược dạ dày có thể là dấu hiệu cho thấy tình trạng bệnh đang chuyển biến xấu hoặc gặp vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.

1. Bệnh trào ngược dạ dày là gì?

Trào ngược dạ dày hình thành do tăng tiết dịch vị dạ dày gây dư thừa acid, dẫn tới tình trạng acid trào ngược lên thực quản. Thoát vị cơ hoành, cơ thắt dưới thực quản suy yếu, thức ăn ứ đọng ở dạ dày hay tăng áp lực ổ bụng là những nguyên nhân chính dẫn tới bệnh trào ngược dạ dày.

Ngoài ra, nếu bạn nằm trong các đối tượng sau thì nguy cơ mắc trào ngược dạ dày cao hơn người bình thường: phụ nữ mang thai, người thừa cân béo phì, thường xuyên hút thuốc lá, uống bia rượu, bị hen suyễn…

Ợ nóng khó thở là dấu hiệu cảnh báo bệnhtrào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày hình thành do tăng tiết dịch vị dạ dày gây dư thừa acid, dẫn tới tình trạng acid trào ngược lên thực quản

Khi mắc trào ngược dạ dày, người bệnh sẽ gặp phải những triệu chứng sau:

– Ợ chua, ợ nóng: Đây là một trong những biểu hiện sớm nhất cảnh báo trào ngược dạ dày. Ợ chua, ợ hơi, ợ nóng thường đi kèm với nhau và để lại cảm giác chua trong khoang miệng.

– Miệng đắng: Do trào ngược dạ dày kích thích tiết ra nhiều dịch mật khiến người bệnh bị miệng đắng.

– Đau tức vùng thượng vị: Trào ngược acid sẽ tác động lên các mút thần kinh của dây X dẫn đến cảm giác đau thắt vùng thượng vị, đôi khi là đau tức ngực trái.

– Tăng tiết nước bọt: Đây là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể nhằm mục đích trung hòa lượng acid dư thừa trào ngược từ dạ dày lên thực quản.

– Khàn giọng: Nồng độ axit quá cao bị trào ngược lên thực quản thường xuyên sẽ khiến dây thanh quản bị tổn thương gây triệu chứng khàn giọng.

– Buồn nôn: Dịch vị trào ngược từ dạ dày mang theo mùi chua kích thích cảm giác buồn nôn ở người bệnh. Triệu chứng buồn nôn có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày nhưng nhiều nhất là vào ban đêm.

Xem thêm:  [GIẢI ĐÁP] Thường xuyên bị ợ nóng đầy hơi là bệnh gì?

Xem thêm: Chứng ợ nóng buồn nôn: Nguyên nhân và cách khắc phục

2. Ợ nóng khó thở do trào ngược dạ dày xuất hiện khi nào?

Ợ nóng khó thở là dấu hiệu thường gặp ở 45% trường hợp bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày.

Biểu hiện ợ nóng khó thở do trào ngược dạ dày xuất hiện do sự dư thừa axit dạ dày. Khi đó cơ thể sẽ sản sinh ra một lượng bazơ để trung hoà. Tuy nhiên, ở bệnh nhân mắc trào ngược, lượng acid sản sinh ra quá nhiều khiến bazơ không đủ để cân bằng lại. Do tác động của lượng axit dư thừa này khiến thực quản không thể khép chặt, từ đó gây triệu chứng khó thở.

Ợ nóng khó thở là dấu hiệu thường gặp ở 45% trường hợp bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày

Ợ nóng khó thở là dấu hiệu thường gặp ở 45% trường hợp bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày

Ợ nóng khó thở sinh ra theo các cơ chế sau:

– Ợ nóng xuất hiện khi acid dịch vị dư thừa trong dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản. Tình trạng này xuất phát từ nguyên nhân do nhu động dạ dày rối loạn và cơ thực quản thắt dưới hoạt động kém hiệu quả. Trong khi đó, niêm mạc thực quản mỏng và không có lớp nhầy bảo hộ nên dễ dàng bị acid dạ dày bào mòn và gây ra tình trạng nóng rát khó chịu.

– Thức ăn khi bị đẩy ngược từ dạ dày lên vòm họng gây bít tắc đường không khí khiến bệnh nhân cảm thấy tức ngực, khó thở;

– Niêm mạc thực quản bị kích thích khi axit trào ngược lên, kèm theo tạo áp lực lên cả khí quản và gây hiện tượng khó thở;

3. Ợ nóng khó thở do trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?

Tình trạng ợ nóng khó thở là một dấu hiệu nghiêm trọng của chứng trào ngược dạ dày. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có nguy cơ cao gặp các biến chứng nguy hiểm như:

– Acid có khả năng tràn vào phổi, gây tình trạng viêm, phù nề niêm mạc đường thở và rất dễ xảy ra khi người bệnh đang nằm ngủ. Nhiều trường hợp trào ngược thức ăn và dịch vị dạ dày vào phổi gây viêm phổi. Đây là dạng viêm phổi sặc, rất nguy hiểm cho người bệnh, nhất là trẻ em và người già, bệnh nhân nằm liệt giường,…

– Viêm thực quản: Trào ngược axit dạ dày ngoài việc gây tắc đường thở còn có thể dẫn tới viêm thực quản. Khi đó các dây thần kinh ở niêm mạc thực quản sẽ kích thích các cơ lồng ngực, làm xuất hiện phản ứng co rút, chèn ép tạo áp lực lên đường thở khiến người bệnh bị khó thở.

– Viêm loét thực quản: Các trường hợp bị trào ngược dạ dày trong thời gian dài thì acid sẽ bào mòn lớp niêm mạc thực quản, tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng tấn công và gây nên các phản ứng viêm nhiễm. Lâu dần các vết loét sẽ hình thành tại đây.

– Hẹp thực quản: Những tổn thương do acid dạ dày gây ra, lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ không có cơ hội phục hồi, từ đó tạo thành các mô sẹo và làm hẹp thành thực quản.

– Barrett thực quản: Do axit trào lên thực quản trong thời gian dài gây biến đổi màu sắc thực quản. Những người bị barrett thực quản có nguy cơ tiến triển thành ung thư thực quản cao gấp 30 – 125 lần so với người bình thường;

– Ung thư thực quản: Trào ngược dạ dày thực quản nếu không được điều trị kịp thời có thể diễn tiến thành ung thư thực quản, đe dọa đến tính mạng người.

4. Lời khuyên dành cho bệnh nhân trào ngược dạ dày

Để đẩy lùi các triệu chứng trào ngược dạ dày, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, khoa học, bao gồm:

– Không ăn quá no, ăn chậm nhai kỹ, không nói chuyện khi ăn, tránh ăn no trước khi đi ngủ;

– Thường xuyên tập thể dục nâng cao sức đề kháng cho cơ thể;

– Bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia;

– Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng gây ảnh hưởng dạ dày;

– Tăng cường ăn các loại thực phẩm có lợi cho dạ dày như: bánh mì, sữa chua, rau xanh, yến mạch…

Bệnh nhân trào ngược dạ dày cần tăng cường rau xanh trong mỗi bữa ăn

Bệnh nhân trào ngược dạ dày cần tăng cường rau xanh trong mỗi bữa ăn

Ngoài thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt, người bệnh có thể thăm khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về việc sủ dụng thuốc điều trị trào ngược dạ dày như: thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày (misoprostol, alginat, dimeticone), thuốc giúp tăng trương lực cơ thắt thực quản dưới (domperidone, metoclopramide), ức chế bơm proton (omeprazole, lansoprazole), thuốc ức chế H2 (famotidin, Cimetidin).

**Lưu ý: Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của khách hàng, không tự ý thêm liều hoặc bớt liều để tránh làm ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc cũng như các tác dụng phụ.

Để được giải đáp các thắc mắc khác về ợ nóng cũng như đặt lịch khám cùng chuyên gia tiêu hóa hàng đầu tại CT Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc, khách hàng vui lòng liên hệ Hotline: 0969.566.115.

CT Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc

122 Nguyễn Tất Thành, Phường Liên Bảo, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc

Website: https://benhvienvinhphuc.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/phongkham.benhvienquoctevinhphuc

Ảnh poup
Đăng ký ngay

    Chúng tôi cam kết không chia sẻ thông tin cá nhân của bạn cho bên thứ 3

    Giờ làm việc

    1900 888 656
    Đặt lịch khám