Ngày hội sức khỏe - Chăm sóc & tư vấn miễn phí

Nội soi trực tràng là gì? Khi nào cần thực hiện, quy trình, chi phí và lưu ý

Hoa Nguyễn Thị
237

Nội soi trực tràng là phương pháp chẩn đoán chính xác, giúp phát hiện kịp thời các bệnh lý ở cơ quan trực tràng. Vậy người bệnh cần chuẩn bị gì trước khi nội soi trực tràng, quy trình thực hiện ra sao cũng như phải lưu ý gì sau khi nội soi? Tất cả những câu hỏi trên sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Trực tràng là cơ quan nào?

Trực tràng là đoạn cuối của ruột già, có chiều dài khoảng 11-15 cm. Đoạn đầu trực tràng có hình giống chữ xích ma, đoạn cuối giãn ra tạo thành bóng trực tràng. Khi nhìn nghiêng, trực tràng giống dấu chấm hỏi, nằm vòng quanh ruột non, uốn cong theo mặt trước của xương cụt.

Vị trí của trực tràng trong hệ tiêu hóa

Trực tràng là đoạn cuối của ruột già, có chiều dài khoảng 11-15 cm

Chức năng chính của trực tràng là lưu trữ phân và các chất thải sau khi cơ thể tiêu hóa xong và tham gia đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Trực tràng giữ vai trò quan trọng trong cơ thể, nếu cơ quan này gặp vấn đề, người bệnh không chỉ gặp khó khăn khi đào thải phân ra bên ngoài mà còn ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều cơ quan khác trong cơ thể.

2. Nội soi trực tràng là gì?

Để thực hiện nội soi trực tràng, bác sĩ sẽ đưa một ống nội soi mềm có đường kính nhỏ, được gắn camera và đèn chiếu sáng qua hậu môn, vào trực tràng để quan sát bề mặt bên trong trực tràng. Nhờ hình ảnh thu được từ camera, bác sĩ có thể phát hiện ra các tổn thương ở cơ quan này.

Đặc biệt, khi thực hiện nội soi trực tràng, bác sĩ cũng có thể tiến hành sinh thiết tế bào hoặc can thiệp loại bỏ polyp, cầm máu, lấy dị vật… 

3. Phân loại nội soi trực tràng

Dựa vào đặc điểm của ống nội soi, nội soi trực tràng được biết đến với 2 phương pháp chính là soi bằng ống cứng và nội soi ống mềm. Trước đây, khi nội soi ống mềm chưa ra đời thì nội soi bằng ống cứng được sử dụng  phổ biến nhất. Tuy nhiên, từ khi nội soi ống mềm ra đời với nhiều ưu điểm hơn nên nó nhanh chóng được sử dụng rộng rãi và được các bác sĩ tin tưởng.

3.1. Nội soi trực tràng ống cứng

Với nội soi trực tràng ống cứng, ống nội soi sẽ thẳng và cứng, có đường kính từ 1 – 2cm,  dài từ 25 – 50 cm, được lắp camera, đèn chiếu sáng và dụng cụ bơm hơi bằng tay để làm phồng lòng ruột. 

Nội soi ống cứng có một số nhược điểm nhất định như khi mở nắp ống cứng để đưa dụng cụ vào, ống sẽ bị hở, hơi thoát ra ngoài làm cho lòng ruột bị xẹp gây khó khăn cho bác sĩ nội soi quan sát các tổn thương cũng như thực hiện một số thủ thuật can thiệp khác.

3.2. Nội soi trực tràng ống mềm

Ống soi mềm có đường kính nhỏ khoảng 1,3 cm, dài khoảng 65 cm, đầu ống soi được bọc nhựa trơn láng. Thân ống soi mềm, được làm từ chất liệu đặc biệt nên có thể uốn được các đoạn cong theo các chỗ gập của ruột. Với thiết kế linh hoạt như vậy, ống nội soi có thể dễ dàng di chuyển trong lòng ruột, hạn chế các tổn thương, giảm cảm giác đau và khó chịu cho người bệnh so với ống nội soi cứng.

Bên cạnh đó, với nội soi ống mềm các bác sĩ có thể thực hiện đồng thời các thủ thuật can thiệp khác nhờ kênh sinh thiết và hệ thống bơm hút bằng máy. Điều này là điểm cải tiến nổi bật và lớn nhất so với nội soi ống cứng.

Xem thêm: Nội soi trực tràng ống mềm có sinh thiết là gì? Thực hiện như thế nào? 

Xem thêm: Nội soi trực tràng ống mềm không sinh thiết là gì? Có đau không?

4. Chỉ định nội soi trực tràng khi nào?

Nội soi trực tràng được chỉ định khi người bệnh có các dấu hiệu:

– Đau bụng dưới rốn, đau bụng bên trái hoặc đau theo cơn co thắt của nhu động ruột;

– Đại tiện ra máu kéo dài;

– Phân có lẫn máu và nhầy;

Táo bón kéo dài

Bạn cần nội soi trực tràng sớm nếu xuất hiện táo bón kéo dài

– Tiêu chảy, táo bón kéo dài;

– Đau, ngứa, chảy dịch vùng hậu môn;

– Sụt cân không rõ nguyên nhân…

Bên cạnh đó, nội soi trực tràng cũng được chỉ định cho những người đã hoặc đang điều trị viêm loét đại trực tràng, polyp, ung thư trực tràng, bệnh Crohn… để theo dõi tiến triển bệnh.

Đặc biệt, nội soi trực tràng cũng được chỉ định đề tầm soát, phát hiện sớm ung thư trực tràng ở đối tượng có nguy cơ cao như: trên 40 tuổi, có tiền sử gia đình bị ung thư trực tràng hoặc có polyp…

5. Quy trình thực hiện nội soi trực tràng

Quy trình nội soi trực tràng bao gồm 3 bước: Chuẩn bị, tiến hành nội soi và theo dõi sau nội soi.

5.1.Chuẩn bị trước khi nội soi trực tràng

Trước khi nội soi trực tràng, người bệnh sẽ được bác sĩ thăm khám và có thể thực hiện một số xét nghiệm cần thiết. Người bệnh cần thông báo chi tiết với bác sĩ về tiền sử bệnh cũng như các loại thuốc đang sử dụng.

Do nội soi trực tràng chỉ soi đoạn cuối của đại tràng nên bệnh nhân không cần nhịn ăn.Trước khi soi, bệnh nhân sẽ được bơm một ống thuốc (như Fleet enema, Golistin Enema…) để đi tiêu hết phân và được đưa vào phòng nội soi.

Xem thêm: Trước khi nội soi trực tràng cần làm gì? Có phải nhịn ăn không? 

5.2.Tiến hành nội soi

Trước tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra bên trong hậu môn bệnh nhân xem có tổn thương nào không. Nếu có, sẽ xử lý để tránh tình trạng viêm nhiễm hoặc làm tổn thương nặng thêm.

Nội soi trực tràng

Bác sĩ tiến hành bôi trơn ống soi và đưa vào trực tràng của bệnh nhân qua đường hậu môn để tìm kiếm các tổn thương

Tiếp theo, bệnh nhân được hướng dẫn nằm nghiêng, thả lỏng cơ thể. Bác sĩ tiến hành bôi trơn ống soi và đưa vào trực tràng của bệnh nhân qua đường hậu môn để tìm kiếm các tổn thương. Nếu phát hiện polyp, bác sĩ có thể cắt polyp luôn hoặc thực hiện các can thiệp khác như dị vật, cầm máu… 

Thời gian nội soi trực tràng diễn ra trong 5 – 10 phút đối nhưng có thể lâu hơn nếu trực  tràng xuất hiện các tổn thương cần xử lý.

5.3. Theo dõi sau khi nội soi trực tràng

Sau nội soi, người bệnh được đưa đi về phòng chờ để nghỉ ngơi. Các triệu chứng sau khi nội soi trực tràng có thể xuất hiện như: đầy hơi, đau bụng, khó chịu… và đi ngoài ra máu nếu có can thiệp cắt polyp hoặc sinh thiết. Người bệnh không nên quá lo lắng vì đây là những triệu chứng bình thường và sẽ sớm biến mất.

Tuy nhiên, nếu người bệnh đau bụng dữ dội, sốt cao, chóng mặt… thì cần tới bệnh viện ngay lập tức để được xử trí kịp thời.

6. Chăm sóc người bệnh sau nội soi trực tràng

6.1.Sau nội soi trực tràng người bệnh nên ăn gì?

Sau khi nội soi trực tràng, người bệnh nên ăn những thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, soup… nhưng cần để nguội trước khi ăn và khi chế biến không nêm quá nhiều gia vị.

Người bệnh cũng nên ăn thêm trái cây để bổ sung vitamin, khoáng chất nhưng không nên chọn trái cây cứng, khó tiêu như táo, ổi… hoặc có vị chua như chanh, xoài… vì dễ gây kích ứng đường ruột.

Ngoài ra, người bệnh nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày sẽ giúp việc tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn.

6.2. Sau nội soi người bệnh không nên ăn gì?

Người bệnh cần tránh thực phẩm chua, có hàm lượng axit cao, các món muối chua lên men… Không ăn thức ăn quá nhiều dầu mỡ, thực phẩm đóng hộp, bánh kẹo ngọt, nước uống có gas. Đồng thời không uống rượu, bia, cà phê, hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích khác.

Các loại dưa muối chua

Sau khi nội soi tiêu hóa, không nên ăn các loại dưa muối để tránh làm tổn thương niêm mạc tiêu hóa

7. Nội soi trực tràng bao nhiêu tiền?

Chi phí soi trực tràng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: trang thiết bị được sử dụng, chuyên môn kỹ thuật, có tiến hành các thủ thuật khác hay không, cơ sở thực hiện là viện công hay viện tư/phòng khám tư… Tuy nhiên, nhìn chung, chi phí nội soi trực tràng không quá cao vì chỉ thực hiện ở một đoạn ruột ngắn là trực tràng, thời gian tiến hành nhanh chóng và cũng không gây ra quá nhiều khó chịu cho người bệnh.

Nội soi trực tràng là phương pháp có nhiều ưu điểm trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý trực tràng – hậu môn. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích về phương pháp này, giúp người bệnh hiểu đúng và đủ để không còn sợ hãi khi được chỉ định thực hiện nội soi.

Xem thêm: Nội soi tiêu hóa: Các phương pháp, quy trình và chi phí

                  Nội soi mật tụy ngược dòng

8. Nội soi trực tràng ở đâu uy tín?

Nội soi trực tràng là một kỹ thuật dễ thực hiện nhưng hiệu quả cao, do đó có rất nhiều cơ sở y tế cung cấp dịch vụ này. Tuy nhiên, bệnh nhân cần chọn thực hiện nội soi trực tràng tại các cơ sở y tế uy tín, có bác sĩ giỏi, máy móc hiện đại, đảm bảo vô khuẩn để có kết quả chính xác và hạn chế nguy cơ lây nhiễm chéo.

Chuyên khoa Tiêu hóa của Bệnh Viện quốc tế Vĩnh Phúc trong những đơn vị cung cấp dịch vụ nội soi tiêu hóa chất lượng hàng đầu tại Vĩnh Phúc với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm. Vì vậy, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm về chuyên môn khi thực hiện nội soi tại phòng khám.

Bên cạnh đó, hệ thống máy nội soi hiện đại tại phòng khám được nhập khẩu từ Nhật Bản với dây soi mềm gắn camera, cho phép phóng đại hình ảnh lên đến hàng trăm lần, giúp phát hiện chính xác những tổn thương dù là nhỏ nhất mà máy nội soi thường không thể làm được.

Nội soi trực tràng tại phòng khám Đa khoa Vĩnh Phúc

CT Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc trong những đơn vị cung cấp dịch vụ nội soi tiêu hóa chất lượng hàng đầu tại Vĩnh Phúc

Đặc biệt, tất cả thiết bị, dụng cụ nội soi trực tràng trước khi được sử dụng đều được xử lý vô khuẩn theo quy trình chặt chẽ, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người bệnh. 

Thêm vào đó, với dịch vụ chăm sóc y tế tận tình, chu đáo, người bệnh sẽ hoàn toàn cảm thấy an tâm khi điều trị tại đây. Đặc biệt, phòng khám có áp dụng thanh toán BHYT tất cả các ngày trong tuần, giúp giảm gánh nặng chi phí cho người bệnh.

Để được tư vấn về dịch vụ nội soi trực tràng, giải đáp các thắc mắc cũng như đặt lịch khám cùng chuyên gia tiêu hóa tuyến trung ương, khách hàng vui lòng liên hệ Hotline: 0969.566.115

CT Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc

122 Nguyễn Tất Thành, Phường Liên Bảo, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc

Website: https://benhvienvinhphuc.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/122nguyentatthanh

Email: phongkhamvinhphuc1@gmail.com.

Ảnh poup
Đăng ký ngay

    Chúng tôi cam kết không chia sẻ thông tin cá nhân của bạn cho bên thứ 3

    Giờ làm việc

    1900 888 656
    Đặt lịch khám