Ngày hội sức khỏe - Chăm sóc & tư vấn miễn phí

Nội soi đại tràng cho trẻ em: Quy trình, lưu ý quan trọng trước và sau nội soi

Hoa Nguyễn Thị
122

Nội soi đại tràng cho trẻ em có nên hay không là băn khoăn của rất nhiều bậc phụ huynh khi con em mình có các biểu hiện về tiêu hóa như đau bụng quấy khóc, tiêu chảy, táo bón kéo dài không rõ nguyên nhân… Các bác sĩ của CT Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc sẽ giải đáp thắc mắc trên trong bài viết dưới đây. Mời các bậc phụ huynh cùng theo dõi.

1. Có thể nội soi đại tràng cho trẻ em hay không?

Với băn khoăn có thể nội soi đại tràng cho trẻ em được không thì câu trả lời là CÓ. Thông qua nội soi đại tràng, bác sĩ có thể dễ dàng quan sát và phát hiện được các tổn thương tại lớp niêm mạc cũng như dị vật trong lòng đại tràng.

Tuy nhiên, có nên nội soi đại tràng cho trẻ em hay không thì trước hết, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán tình trạng bệnh lý. Nếu thực sự cần thiết, bác sĩ sẽ có chỉ định nội soi đại tràng.

Trong trường hợp không có chỉ định nội soi, bác sĩ sẽ khám lâm sàng kết hợp các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác như siêu âm, chụp CT, X-quang,… để đưa ra được kết luận về tình trạng bệnh của trẻ.

2. Chỉ định và chống nội soi đại tràng cho trẻ em trong trường hợp nào?

2.1. Chỉ định nội soi đại tràng cho trẻ em khi nào?

Các bác sĩ sẽ chỉ định nội soi đại tràng cho trẻ em khi nghi ngờ bé mắc bệnh lý nào đó của đường tiêu hóa dưới, như :

– Có triệu chứng bất thường ở hệ tiêu hóa như tiêu chảy/táo bón kéo dài, đau bụng, đi ngoài ra máu…

– Có tổn thương quanh hậu môn (lỗ rò, áp xe,..).

– Nghi ngờ có polyp đại trực tràng.

– Thiếu máu không rõ nguyên nhân.

Triệu chứng đau bụng ở trẻ

Nếu trẻ thường xuyên đau bụng, táo bón, tiêu chảy thì cha mẹ cần đưa trẻ đi khám sớm

– Có dị vật trong đại trực tràng.

– Nghi ngờ bệnh ruột viêm (bệnh Crohn hay viêm đại tràng xuất huyết)

– Nghi ngờ ung thư đại trực tràng.

– Nghi ngờ bé bị viêm loét đại tràng.

2.2. Chỉ định nội soi đại tràng cho trẻ em khi nào?

Trong một số trường hợp nhất định, trẻ không thể thực hiện nội soi đại tràng bao gồm:

– Trẻ đang sốt, cảm lạnh

– Tình trạng sức khỏe của trẻ không cho phép gây mê hoặc nội soi

– Trẻ viêm phúc mạc, viêm đại tràng nặng

– Trẻ vừa phẫu thuật đại tràng

Để xác dịnh trẻ có đủ điều kiện nội soi đại tràng hay không, bố mẹ hãy thông báo đầy đủ tình trạng sức khỏe, các bệnh lý mà con đang mắc phải với bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Đồng thời, bác sĩ sẽ có căn cứ để đưa ra chỉ định có nội soi đại tràng cho trẻ em hay không.

3. Nội soi đại tràng cho trẻ em có nguy hiểm không?

Nội soi đại trực tràng cho trẻ em là thủ thuật rất phổ biến và khá an toàn. Tuy nhiên, thủ thuật này phức tạp hơn nội soi đường tiêu hóa trên do ống tiêu hóa dưới dài và có nhiều đoạn gập góc.

Nội soi đại tràng cho trẻ em

Nội soi đại trực tràng cho trẻ em là thủ thuật rất phổ biến và khá an toàn

Một số biến chứng nội soi có thể xảy ra như: dị ứng với thuốc mê, chảy máu khi cắt polyp hoặc sinh thiết, xây xát lớp niêm mạc,…Trường hợp hít sặc, nhiễm trùng và thủng ruột rất hiếm gặp. Thông thường bác sĩ tiêu hóa và bác sĩ gây mê sẽ khám kỹ lưỡng cho trẻ trước khi thực hiện nội soi để đảm bảo an toàn tối đa cho trẻ khi làm thủ thuật.

Ngoài ra, với sự tiến bộ và phát triển của y học hiện đại cùng với kỹ thuật nội soi tiên tiến, cha mẹ không nên quá lo lắng khi bác sĩ có chỉ định nội soi đại tràng cho trẻ em.

4. Trước khi nội soi đại tràng cho trẻ em cần chuẩn bị gì?

Để quá trình nội soi diễn ra thuận lợi, cha mẹ cần lưu ý chuẩn bị kỹ lưỡng cho trẻ về tinh thần, sức khỏe, dinh dưỡng cũng như các thủ tục cần thiết trước khi nội soi.

7 ngày trước khi nội soi đại tràng cho trẻ em

Trẻ nên ngừng sử dụng các loại thuốc có chứa sắt nếu có bởi chúng dễ gây táo bón và tình trạng đen phân, dẫn tới khó làm sạch đại tràng và có thể ảnh hưởng đến việc quan sát của bác sĩ khi nội soi.

Nếu trẻ đang sử dụng các loại thuốc khác thì cha mẹ cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

3 ngày trước khi nội soi đại tràng trẻ em

Nên cho trẻ ăn các thức ăn ít chất xơ, hạn chế các thực phẩm, hoa quả nhiều hạt như thanh long, dưa chuột, dưa hấu, ổi,…

Kiêng đồ uống có ga, trà sữa,… và chỉ nên uống nước lọc.

Nước uống có ga

Không cho trẻ dùng đồ uống có gas trước khi nội soi

1 ngày trước khi nội soi đại tràng cho trẻ

Nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo loãng, soup, nước canh trong,… Có thể uống nước lọc, nước ép trái cây không màu.

Không sử dụng thức ăn đặc, sữa, các sản phẩm từ sữa, nước uống có màu đặc biệt là đỏ và tím.

Vào ngày nội soi

6 giờ trước nội soi đại tràng cho trẻ em, không được ăn bất kỳ thực phẩm nào. 2 giờ trước nội soi, bé phải nhịn hoàn toàn kể cả việc uống nước để tránh gây sặc và phổi.

Trong trường hợp nội soi đại tràng ngay, trẻ có thể được chỉ định dùng thuốc thụt hoặc các thuốc nhuận tràng để đi ngoài hết phân, giúp lòng đại tràng sạch hoàn toàn.

Bố mẹ cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng thuốc cũng như thời gian sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn, tránh biến chứng cho trẻ.

5. Quy trình nội soi đại tràng cho trẻ em

Quy trình nội soi đại tràng cho trẻ em cũng tương tự nội soi đại tràng cho người lớn, bao gồm các bước như sau:

Bước 1: Khám tổng quan với bác sĩ chuyên khoa,

Trẻ sẽ được kiểm tra tổng quát về thân nhiệt, cân nặng, huyết áp, nhịp tim và có thể làm một số xét nghiệm cần thiết để bác sĩ xác định trẻ có đủ điều kiện sức khỏe để thực hiện nội soi đại tràng hay không.

Bước 2: Làm sạch đại tràng.

Trước khi thực hiện nội soi, trẻ cần được làm sạch đại tràng, giúp bác sĩ quan sát tổn thương dễ dàng và hiệu quả hơn.

Bước 3: Tiến hành gây mê

Với thủ thuật nội soi đại tràng hoăc nội soi các bộ phận thuộc ống tiêu hóa thì trẻ buộc phải gây mê khi thực hiện để đảm bảo cuộc nội soi diễn ra thuận lợi.

Trẻ được gây mê tĩnh mạch và ngủ trong suốt quá trình nội soi. Trẻ sẽ không cảm thấy đau hay khó chịu, đồng thời cũng hạn chế tối đa nguy cơ gây xây xát niêm mạc do trẻ có phản ứng giãy giụa hay chống đối.

Bước 4: Thực hiện nội soi

Bác sĩ đưa ống nội soi đưa qua đường hậu môn đi ngược lên, quan sát và chẩn đoán các tổn thương dựa trên hình ảnh niêm mạc đại tràng thu được từ camera.

Bước 5: Theo dõi bé sau nội soi và hồi sức

Kết thúc cuộc nội soi, trẻ cần được chăm sóc và theo dõi sức khỏe tại bệnh viện ít nhất 1-2 giờ để đảm bảo an toàn. Nếu các chỉ số bình thường, trẻ sẽ được xuất viện ngay.

6. Hướng dẫn chăm sóc trẻ sau nội soi đại tràng

Trong vòng 24 giờ sau nội soi, tác dụng của thuốc gây mê có thể vẫn còn, vì vậy trẻ cần được nghỉ ngơi, hạn chế các hoạt động mạnh.

Sau nội soi 1 – 2 tiếng, cha mẹ có thể cho con ăn nhẹ với sữa lạnh, cháo loãng để bù lại lượng thức ăn và dịch bị đào thải ra ngoài khi dùng thuốc làm sạch đại tràng.

Trong 2 – 3 ngày đầu sau nội soi, trẻ nên ăn các món mềm, lỏng, nguội và dễ tiêu như cháo, suop… Tăng cường bổ sung trái cây cho trẻ nhưng hạn chế các loại quả có tính chua bởi sẽ gây tổn thương niêm mạc đại tràng. Cha mẹ tuyệt đối không cho trẻ ăn những các món nhiều dầu mỡ, cay nóng để tránh ảnh hưởng đến sự hồi phục của đại tràng sau nội soi.

Cho trẻ ăn cháo sau nội soi đại tràng

Cha mẹ nên cho trẻ ăn các món mềm, dễ tiêu hóa sau khi nội soi đại tràng

** Lưu ý: Không cho trẻ ăn quá no mà nên chia nhỏ thành nhiều bữa, mỗi bữa cách nhau 3-4 tiếng để tránh gây áp lực tiêu hóa lên dạ dày và đại tràng.

Ngoài ra, cha mẹ nên thường xuyên theo dõi thân nhiệt cũng như những biểu hiện hàng ngày của con sau nội soi. Nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như: đau bụng, sốt cao, phát ban, dị ứng, mệt mỏi lừ đừ, đi ngoài ra máu,… thì cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức để được thăm khám, chẩn đoán và xử trí kịp thời.

Hiện tại, Bệnh viện quốc tế Vĩnh Phúc cung cấp đầy đủ các dịch vụ nội soi tiêu hóa như nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng, nội soi đại trực tràng… cho mọi đối tượng khách hàng trong đó có trẻ em.

Chúng tôi sở hữu đầy đủ các tiêu chuẩn để trở thành địa chỉ nội soi tiêu hóa chất lượng tại Vĩnh Phúc với đội ngũ bác sĩ tiêu hóa, bác sĩ gây mê giỏi chuyên môn cùng hệ thống máy nội soi hiện đại, nhập khẩu từ Nhật Bản. Ngoài ra, quy trình nội soi tại bệnh viện tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định của Bộ Y tế, đảm bảo an toàn tối đa cho người bệnh.

Để được tư vấn về dịch vụ nội soi đại tràng cho trẻ em cũng như đặt lịch khám cùng chuyên gia tiêu hóa hàng đầu, khách hàng vui lòng liên hệ Hotline: 0969.566.115.

CT Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc

122 Nguyễn Tất Thành, Phường Liên Bảo, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc

Website: https://benhvienvinhphuc.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/122nguyentatthanh

Ảnh poup
Đăng ký ngay

    Chúng tôi cam kết không chia sẻ thông tin cá nhân của bạn cho bên thứ 3

    Giờ làm việc

    1900 888 656
    Đặt lịch khám