Ngày hội sức khỏe - Chăm sóc & tư vấn miễn phí

[BỊ ĐAU BỤNG] Và các nguyên nhân gây đau bụng không thể bỏ qua

Hoa Nguyễn Thị
35

Bị đau bụng là triệu chứng tiêu hoá thường gặp trong cuộc sống hằng ngày. Cơn đau có thể âm ỉ, từng cơn hoặc đau nhói… Vậy triệu chứng và những nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng là gì? Mời các bạn cùng theo dõi hết bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích.

1. Đau bụng có mấy loại?

Bụng là cơ quan nằm dưới xương sườn và trên vùng chậu. Khi bạn bị đau ở vùng này thì sẽ gọi đó là đau bụng. Bị đau bụng còn có những thuật ngữ khác như: đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa,…Thông thường bị đau bụng là do tổn thương ở đường tiêu hóa, nhưng đôi khi nó có thể là do tổn thương ở những cơ quan khác.

Có nhiều từ ngữ khác nhau để mô tả tình trạng và mức độ đau bụng khác nhau. Nói chung, bị đau bụng có thể là đau nhói, đau như dao đâm, đau căng tức, đau từng cơn hay đau âm ỉ khắp bụng.

Nguyên nhân bị đau bụng

Thông thường bị đau bụng là do tổn thương ở đường tiêu hóa, nhưng đôi khi nó có thể là do tổn thương ở những cơ quan khác.

Triệu chứng bị đau bụng có thể được chia thành các loại sau:

– Đau từng cơn có nghĩa là đau từ từ, dần dần tăng lên sau đó dịu trở lại. Nó xảy ra lặp đi lặp lại nhiều lần.

– Đau bụng xuất hiện đột ngột được gọi là đau bụng cấp tính, cơn đau có thể kéo dài không quá một tuần.

– Đau bụng mãn tính là cơn đau liên tục, tái phát, kéo dài trong khoảng thời gian 3 tháng hoặc lâu hơn.

2. Các nguyên nhân gây tình trang bị đau bụng phổ biến

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị đau bụng ở các mức độ khác nhau, từ nhẹ đến nhói hoặc co thắt, râm ran, âm ỉ. Các nguyên nhân đau bụng thường gặp nhất trong cuộc sống hàng ngày là:

– Khó tiêu;

– Táo bón;

– Nữ giới trong kỳ kinh nguyệt.

Ngoài ra, bị đau bụng còn là triệu chứng ở một số bệnh lý về đường tiêu hóa, bao gồm:

– Hội chứng ruột kích thích (IBS);

– Bệnh Crohn (viêm tại đường ruột);

Các nguyên nhân gây tình trang bị đau bụng phổ biến

Bệnh nhân mắc bệnh Crohn có thể bị đau bụng thường xuyên

– Ngộ độc thực phẩm;

– Dị ứng thực phẩm;

​- Đầy hơi, chướng bụng.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bị đau bụng do một số nguyên nhân ít phổ biến hơn gây ra như:

– Không dung nạp lactose (đường sữa);

– Loét hoặc viêm vùng chậu;

– Thoát vị bẹn / sa ruột;

– Sỏi mật;

– Sỏi thận;

– Lạc nội mạc tử cung;

Các nguyên nhân gây tình trang bị đau bụng phổ biến

Lạc nội mạc tử cung gây ra những cơn đau bụng trong thời kỳ kinh nguyệt và đau khi quan hệ tình dục

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD);

– Viêm ruột thừa;

– Viêm túi thừa đại tràng;

Viêm loét dạ dày;

– Bệnh celiac (rối loạn tiêu hóa làm tổn thương đại tràng);

– Mang thai ngoài tử cung;

– Tác dụng phụ của thuốc.

3. Bị đau bụng khi nào nên khám bác sĩ?

Nếu bạn bị đau bụng nghiêm trọng, liên tục, tái phát nhiều lần, hay đau bụng không rõ nguyên nhân, hãy tới bệnh viện sớm để được thăm khám kịp thời, xác định đúng nguyên nhân gây đau bụng. Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn phướng pháp điều trị phù hợp.

Bạn cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt nếu có các triệu chứng sau đi kèm với tình trạng bị đau bụng, như:

– Sốt cao;

– Nôn mửa sau ăn và kéo dài hơn 2 ngày;

– Có dấu hiệu bị mất nước như ít đi tiểu, nước tiểu sẫm màu, rất khát nước;

– Không thể đi ngoài, kèm theo nôn;

– Đau khi tiểu tiện, đi tiểu nhiều lần hơn bình thường;

– Chạm vào bụng mềm thấy mềm;

– Đau bụng kéo dài nhiều giờ.

– Nôn ra máu;

– Đi ngoài ra máu hoặc đen như hắc ín;

– Khó thở;

– Bị sưng vùng bụng;

– Vàng da;

– Đang trong thai kỳ.

4. Chẩn đoán nguyên nhân gây đau bụng như thế nào?

Có rất nhiều nguyên nhân đau bụng, bác sĩ sẽ kiểm tra thể chất kỹ lưỡng khi bạn đến khám. Một số câu hỏi bác sĩ thường hỏi bệnh nhân để tìm nguyên nhân gây đau bụng chính xác là:

– Cơn đau dữ dội hay đau âm ỉ?

– Đau khắp bụng hay chỉ ở một khu vực cụ thể?

– Tần suất bị đau bụng: cả ngày hay chỉ xuất hiện vào buổi sáng hoặc tối?

– Thời gian mỗi cơn đau kéo dài bao lâu?

Chẩn đoán bị đau bụng như thế nào?

Siêu âm ổ bụng là một trong những phương pháp giúp xác định nguyên nhân gây đau bụng

– Có bị đau bụng sau khi ăn một số loại thực phẩm hay uống rượu bia không?

– Có bị đau bụng khi hành kinh không?

– Đã bị đau bụng như thế bao lâu rồi?

– Có đau ở lưng dưới, vai, háng hoặc mông kèm theo không?

– Có đang dùng bất kỳ loại thuốc hoặc thảo dược bổ sung nào không?

– Có mang thai không?

– Hoạt động hay tư thế nào khiến cơn đau nghiêm trọng hơn như cúi người, nằm nghiêng…?

– Gần đây có bị thương vùng bụng gần đây không?

Trên cơ sở khai thác thông tin từ người bệnh, bác sĩ có thể đề xuất thực hiện một số xét nghiệm để giúp tìm ra nguyên nhân bị đau bụng như: Xét nghiệm phân hoặc nước tiểu, xét nghiệm máu, nội soi dạ dày – đại tràng, chụp X-quang, siêu âm, CT scan,…

Dựa trên kết quả chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng bác sĩ sẽ nắm được chính xác nguyên nhân gây đau bụng là gì.

5. Phòng ngừa bị đau bụng như thế nào?

Nếu bị đau bụng do nguyên nhân bệnh lý thì bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị của bác sĩ đưa ra như uống thuốc đủ liều, đúng thời gian, thời điểm uống thuốc… để đặt được hiệu quả điều trị lớn nhất.

Bên cạnh đó, bạn cần thay đổi một vài thói quen trong cuộc sống hàng ngày để bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Một số lời khuyên dành cho bạn như sau:

5.1. Ăn chậm nhai kỹ

Thói quen ăn nhanh, không nhai kỹ khi ăn có thể khiến bạn nuốt phải nhiều không khí, khiến dạ dày bị dư thừa nhiều khí, gây ợ hơi. Bên cạnh đó, việc nhai không kỹ sẽ khiến dạ dày phải co bóp nhiều hơn để nhào trộn thức ăn.

Do đó, bạn nên hình thành thói quen ăn chậm, nhai kỹ, hạn chế nói chuyện khi ăn. Điều này cũng giúp não bộ có thời gian để nhận ra tín hiệu đã no, tránh ăn quá nhiều gây bội thực, đau bụng, khó tiêu.

5.2. Chia nhỏ các bữa ăn

Chia bữa nhỏ và ăn nhẹ trong suốt cả ngày sẽ giúp dạ dày không bị trống rỗng một khoảng thời gian dài, hạn chế tiết acid dịch vị khi đói, gây tổn thương lớp niêm mạc.

5.3. Lựa chọn thực phẩm lành mạnh

Thực phẩm giàu chất béo, chiên rán, cay nóng, đồ chua… không tốt cho dạ dày. Chúng có khả năng làm chậm quá trình tiêu hóa, gây tổn thương và khiến bạn dễ bị táo bón. Do đó, nên chọn thực phẩm dễ tiêu, tăng cường ra củ quả và chất xơ, hạn chế thịt đỏ. Thay vì chiên xào, hãy ưu tiên các món ăn chế biến theo kiểu hấp, luộc để tốt cho hệ tiêu hóa hơn.

Phòng ngừa bị đau bụng như thế nào?

Tăng cường chất xơ, rau củ quả sẽ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn

 

5.4. Lắng nghe cơ thể

Nếu thấy dạ dày luôn bị co thắt sau khi uống một ly sữa hoặc ăn một món nào đó, hãy đi khám sớm vì bạn có thể gặp chứng không dung nạp thực phẩm. Bác sĩ tìm sẽ giúp bạn xây dựng một thực đơn phù hợp hơn.

5.5. Uống nhiều nước

Nước giúp thức ăn di chuyển trong hệ tiêu hóa dễ dàng hơn. Do đó, hãy uống nước thường xuyên ngay cả khi không khát.

 Tuy nhiên không nên uống nước có ga vì có thể gây nhiều khí trong dạ dày. Ngoài ra, đồ uống có cồn và cafein cũng không tốt cho hệ tiêu hóa, vì vậy hãy hạn chế dùng nếu bạn thường xuyên bị đau bụng.

5.6. Rửa tay thường xuyên

Một nguyên nhân phổ biến của đau bụng có thể do vi khuẩn hoặc virus. Tình trạng này có thể dẫn đến tiêu chảy, buồn nôn, sốt, đau đầu. Do đó, cách tốt nhất để ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn, vi khuẩn là rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi ở những nơi công cộng.

5.7. Kiểm soát căng thẳng, hồi hộp

Khi căng thẳng, có người tim đập mạnh, có người đổ mồ hôi tay và rất nhiều người bị đau bụng. Các cơn đau có thể quặn lên hoặc cảm giác dạ dày như bị bóp chặt lại. Vì vậy, bạn cần hạn chế căng thẳng, giảm bớt stress để dạ dày được thoải mái.

Bị đau bụng có nhiều mức độ từ âm ỉ đến đau nhói, xuất hiện trong một thời gian ngắn hoặc kéo dài đến hàng giờ. Tình trạng này có thể đi kèm với nhiều triệu chứng khác như: buồn nôn, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón… Do đó, để biết chính xác nguyên nhân đau bụng là gì, bạn cần tới địa chỉ y tế uy tín để được kiểm tra.

Để được tư vấn về dịch vụ khám và điều trị bệnh lý tiêu hóa cũng như đặt lịch khám cùng chuyên gia tiêu hóa tuyến Trung ương, khách hàng vui lòng liên hệ Hotline: 1900.888.656

CT Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc

122 Nguyễn Tất Thành, Phường Liên Bảo, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc

Website: https://benhvienvinhphuc.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/122nguyentatthanh

Ảnh poup
Đăng ký ngay

    Chúng tôi cam kết không chia sẻ thông tin cá nhân của bạn cho bên thứ 3

    Giờ làm việc

    1900 888 656
    Đặt lịch khám