Ngày hội sức khỏe - Chăm sóc & tư vấn miễn phí

Trào ngược dạ dày vào ban đêm: Triệu chứng và cách khắc phục hiệu quả

Hoa Nguyễn Thị
38

Với những bệnh nhân mắc trào ngược thì giấc ngủ ban đêm luôn trở thành nỗi ám ảnh bởi cảm giác chua, đắng miệng hoặc triệu chứng ho, khó thở… Vậy làm thế nào để cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày vào ban đêm? Cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé.

1. Trào ngược dạ dày vào ban đêm thường có triệu chứng gì?

Tình trạng trào ngược dạ dày vào ban đêm thường kèm theo nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ của người bệnh:  

– Khó thở, thở khò khè.

– Cảm giác đau tức, nóng rát vùng thượng vị.

Trào ngược dạ dày vào ban đêm thường có triệu chứng gì?

Người bệnh gặp cảm giác đau tức, nóng rát vùng thượng vị

– Ho nhiều.

– Cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa.

– Nóng rát vùng cổ họng.

Tất cả các triệu chứng này khiến người bệnh mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc, thức giấc giữa đêm. Lâu về lâu về dài, chất lượng giấc ngủ của người bệnh bị suy giảm sẽ gây tình trạng giảm cân, suy nhược có thể nghiêm trọng.

2. Nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày vào ban đêm

2.1. Trào ngược dạ dày vào ban đêm do dư thừa axit trong dịch vị dạ dày

Các bệnh lý về dạ dày như viêm loét dạ dày tá tràng có thể dẫn đến tình trạng tăng tiết dịch acid. Ngay cả khi ngủ, dạ dày vẫn hoạt động và co bóp nên sẽ sinh ra nhiều acid dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày.

2.2. Trào ngược dạ dày vào ban đêm do tư thế nằm ngủ

Tư thế nằm ngủ cũng có thể gây ra hiện tượng trào ngược. Lý do là bởi khi bạn nằm ngủ thì dạ dày nằm ngang bằng với thực quản. Điều này tạo điều kiện cho acid dư thừa và thức ăn trong dạ dày dễ dang trào ngược lên thực quản.

2.3. Căng thẳng kéo dài gây trào ngược dạ dày về đêm

Không chỉ là lý do gây viêm loét dạ dày, căng thẳng kéo dài và những cảm xúc tiêu cực như bực bội, tức giận, dồn nén thường lên cao trào vào lúc trước khi đi ngủ… cũng làm kích thích dạ dày tăng tiết acid bất thường gây ra tình trạng trào ngược về đêm.

2.4. Trào ngược dạ dày vào ban đêm do thói quen ăn khuya

Ăn quá nhiều trước khi đi ngủ khiến dạ dày phải liên tục tiết dịch và co bóp, từ đó dễ gây trào ngược dạ dày thực quản.

Nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày vào ban đêm

Trào ngược dạ dày vào ban đêm do thói quen ăn khuya

2.5. Tiết ít nước bọt khi ngủ

Khi ngủ, cơ thể chúng ta sẽ tiết ít lượng Bicarbonat HCO3- thường để trung hòa acid dịch vị acid từ dạ dày trào ngược lên. Điều này khiến các triệu chứng trào ngược trở nên nghiêm trọng hơn ban ngày.

3. Trào ngược dạ dày vào ban đêm có nguy hiểm không?

Theo một số báo cáo thì trào ngược dạ dày vào ban đêm làm tăng 30% nguy cơ ung thư thực quản so với trào ngược dạ dày vào ban ngày. Bên cạnh đó, trào ngược dạ dày vào ban đêm nguy hiểm hơn rất nhiều so với ban ngày bởi nó khó kiểm soát hơn rất nhiều:

– Trào ngược dạ dày vào ban đêm gây khó thở, ho dai dẳng: Khi acid trong dạ dày dư thừa sẽ trào ngược lê làm co thắt dây thanh quản, cổ họng bị kích thích và gây ra những cơn ho.

– Trào ngược vào ban đêm có thể gây ngưng thở: Hiện tượng co thắt dây thanh quản sẽ khiến đường thở bị tắc nghẽn, khí oxy không kịp vào phổi, gây khó thở thậm chí là những cơn ngưng thở cho người bệnh khi đang ngủ.

– Người bệnh bị mất ngủ dẫn đến mệt mỏi và suy nhược, gầy sút cân nghiêm trọng.

– Trào ngược dạ dày về đêm nếu không được điều trị dứt điểm có thể gây ra hẹp thực quản, barrett thực quản….

4. Khắc phục các triệu chứng trào ngược vào ban đêm như thế nào?

4.1. Nằm nghiêng bên trái khi ngủ

Dạ dày vốn có cấu tạo giống như chữ J, khi nằm thẳng sẽ tạo thuận lợi giúp acid dịch vị dễ dàng trào ngược lên thực quản. Chính vì vậy, nằm nghiêng sang trái là tư thế giúp dạ dày thấp hơn thực quản, từ đó giảm tình trạng trào ngược vào ban đêm. Tư thế này cũng giúp dịch vị và thức ăn chưa tiêu hóa hết cố định trong dạ dày.

Khắc phục các triệu chứng trào ngược vào ban đêm như thế nào?

Nằm nghiêng bên trái khi ngủ giúp hạn chế dịch acid trào ngược từ thực quản lên dạ dày

Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Oxford năm 2016 cho thấy, nằm nghiêng bên trái có thể làm giảm tiếp xúc axit trong thực quản 71%.

4.2. Kê gối cao lên

Dạ dày và thực quản nằm vị trí ngang bằng nhau nên để hạn chế dịch vị acid trào ngược từ dạ dày lên thực quản người bệnh cần nâng cao gối hoặc kê cao đầu giường lên khoảng 8 cm. Khi nâng phần đầu cao hơn so với phần thân có thể giúp nâng thực quản lên cao hơn dạ dày.

4.3. Mặc quần áo thoải mái

Quần áo bó sát vùng bụng, thắt lưng, ngực sẽ vô tình gây áp lực lên dạ dày khiến trình trạng trào ngược dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát và lựa chọn chất liệu mềm mịn khi ngủ sẽ giúp người bệnh hạn chế phần nào cơn trào ngược dạ dày vào ban đêm.

4.4. Hạn chế uống cà phê, nước có ga

Caffeine trong cà phê có thể làm giãn cơ vòng thực quản dưới, tăng nguy cơ trào ngược axit từ dạ dày. Trong khi đó, nước có ga chứa khí carbon dioxide có thể gây ợ hơi thường xuyên, làm tăng lượng axit từ dạ dày trào lên thực quản, khiến các triệu chứng bệnh thêm trầm trọng.

Khắc phục các triệu chứng trào ngược vào ban đêm như thế nào?

Để tránh trào ngược dạ dày vào ban đêm, người bệnh cần hạn chế đồ uống có ga

4.5. Hạn chế đồ ăn chua

Các loại quả như cam, quýt tuy có tính axit cao, chứa các hợp chất như axit ascorbic có thể gây khó tiêu, kích ứng niêm mạc thực quản. Chúng có thể khiến chứng ợ nóng trở nên tồi tệ hơn. Vì thế, hạn chế uống nước cam quýt trước khi ngủ giúp giảm đáng kể tình trạng trào ngược dạ dày vào ban đêm.

4.6.Không ăn nhiều chất béo vào bữa tối

Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo, muối mật được giải phóng vào đường tiêu hóa, gây kích ứng thực quản. Chất béo cũng kích thích giải phóng hormone cholecystokinin (CCK) trong máu, làm giãn cơ vòng thực quản dưới, tạo điều kiện cho dịch vị trong dạ dày trở lại thực quản.

Một số nghiên cứu cho thấy, đa số người bệnh trào ngược dạ dày thực quản dễ gặp các triệu chứng khi ăn nhiều chất béo. Nếu loại bỏ các thực phẩm này, tỷ lệ ợ nóng do trào ngược giảm từ 93% xuống 44%. Người bệnh có thể thay thế thực phẩm chiên rán trong thực đơn bữa tối bằng axit béo omega-3 từ cá, chất béo không bão hòa đơn từ dầu ô liu hoặc quả bơ.

4.7. Không nên ăn trong vòng 3 giờ trước khi đi ngủ

Thói quen ăn đêm sẽ tạo áp lực lên dạ dày, khiến dư thừa acid và trào ngược lên thực quản về đêm. Do đó, bạn không nên ăn vào khoảng thời gian từ 2- 3 giờ trước khi đi ngủ để hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.

4.8. Tránh uống rượu

Bên cạnh tác hại gây tổn thương niêm mạc thực quản, rượu làm tăng axit trong dạ dày, giãn cơ vòng thực quản dưới, khiến khả năng đào thải axit của thực quản suy giảm. Hạn chế uống rượu trước khi ngủ có thể giảm các đợt trào ngược.

4.9. Ngừng hút thuốc lá

Hút thuốc lá sẽ làm giảm sản xuất nước bọt giàu bicarbonate, hạn chế quá trình thanh thải axit trong thực quản, từ đó khiến tình trạng trào ngược dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.

Khắc phục các triệu chứng trào ngược vào ban đêm như thế nào?

Hút thuốc lá sẽ khiến tình trạng trào ngược dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn

4.10. Đi bộ nhẹ nhàng sau khi ăn

Sau bữa tối khoảng 1 giờ, người bệnh nên đi bộ nhẹ nhàng, giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn hiệu quả hơn, giảm tăng tiết acid dư thừa. Bên cạnh đó, đi bộ nhẹ nhàng trước khi ngủ cũng giúp người bệnh ngủ sâu giấc hơn.

4.11. Hạn chế căng thẳng, stress

Căng thẳng, stress là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày thực quản gây mất ngủ về đêm.

Do đó, bạn hãy luôn giữ cho mình một tinh thần thoải mái, có thể áp dụng một số phương pháp như ngồi thiền, nghe nhạc, vẽ tranh… giúp cơ thể ở trạng thái thoải mái, thư giãn.

4.12. Duy trì cân nặng hợp lý

Mỡ thừa vùng bụng do béo phì sẽ tạo áp lực vùng ổ bụng và niêm mạc dạ dày, phá vỡ kết nối dạ dày – thực quản bằng cách hình thành khối thoát vị gián đoạn, làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày. Do đó, bạn nên duy trì cân nặng ở mức cho phép, tránh thừa cân.

Khắc phục các triệu chứng trào ngược vào ban đêm như thế nào?

Duy trì cân nặng hợp lý, tránh thừa cân sẽ giúp giảm tình trạng trào ngược dạ dày hiệu quả

5. Điều trị trào ngược dạ dày thực quản vào ban đêm

Để điều trị trào ngược axit dạ dày vào ban đêm, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn một số thuốc trị trào ngược dạ dày sau đây:

– Thuốc kháng histamin H2: Là nhóm thuốc giúp giảm tiết axit dạ dày, gồm cimetidin, famotidin, ranitidin,… Đây là nhóm thuốc thường dùng để trị đau dạ dày, viêm loét dạ dày và trào ngược axit dạ dày.

– Thuốc kháng axit: Giúp làm trung hòa pH dịch vị. Các thuốc kháng axit thường chứa thành phần nhôm, magie,… được dùng sau bữa ăn từ 1 – 3 giờ hoặc trước khi ngủ.

– Thuốc ức chế bơm proton (PPIs): Là nhóm thuốc điều trị các bệnh về dạ dày phổ biến nhất hiện nay, với các loại thuốc như omeprazol, lansoprazol,… Thuốc có tác dụng giảm tiết axit dạ dày nhờ vào cơ chế ức chế thụ thể tạo ra axit trong dạ dày.

**Lưu ý: Các nhóm thuốc điều trị trào ngược dạ dày vào ban đêm đều tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ nhất định. Vì vậy, người bệnh cần tuần thủ dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và thông báo ngay với bác sĩ khi có những triệu chứng bất thường.

Để được tư vấn về dịch vụ khám và điều trị trào ngược dạ dày cũng như đặt lịch khám cùng chuyên gia tiêu hóa tuyến trung ương, khách hàng vui lòng liên hệ Hotline: 1900.888.656

CT Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc

122 Nguyễn Tất Thành, Phường Liên Bảo, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc

Website: https://benhvienvinhphuc.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/122nguyentatthanh

Ảnh poup
Đăng ký ngay

    Chúng tôi cam kết không chia sẻ thông tin cá nhân của bạn cho bên thứ 3

    Giờ làm việc

    1900 888 656
    Đặt lịch khám