Ngày hội sức khỏe - Chăm sóc & tư vấn miễn phí

Khám đại tràng ở khoa nào? Lưu ý QUAN TRỌNG cần biết trước khi đi khám

Hoa Nguyễn Thị
128

Khám dạ dày ở khoa nào là từ khóa được tìm kiếm nhiều hiện nay bởi tỷ lệ mắc bệnh đại tràng đang có xu hướng càng ngày càng tăng trong cộng đồng. Bài viết dưới đây của CT Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc sẽ giải giúp đáp băn khoăn trên và chia sẻ một số lưu ý quan trọng trước khi đi khám đại tràng.

1. Khám đại tràng ở khoa nào?

Khi biết được khám đại tràng ở khoa nào sẽ giúp người bệnh chủ động tìm hiểu thông tin về địa chỉ khám đại tràng ở đâu tốt nhất, quy trình khám, bác sĩ khám đại tràng giỏi chuyên môn… Việc này sẽ giúp người bệnh tiết kiệm thời gian và công sức di chuyển khi đi khám. Vậy, khám đại tràng ở khoa nào?

Khám lâm sàng với bác sĩ tiêu hóa

Đại tràng là cơ quan thuộc hệ tiêu hóa do vậy nếu muốn khám đại tràng thì người bệnh cần tới chuyên khoa tiêu hóa

Đại tràng là cơ quan thuộc hệ tiêu hóa do vậy nếu muốn khám đại tràng thì người bệnh cần tới chuyên khoa tiêu hóa. Tuy nhiên, không phải bệnh viện nào cũng có khoa tiêu hóa riêng biệt. Một số bệnh viện không có khoa tiêu hóa thì bệnh nhân sẽ khám dạ dày ở khoa nội tổng hợp, khoa ngoại tổng hợp…

Khoa Nội Tiêu hóa là chuyên khoa thuộc nội khoa, thực hiện điều trị các bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa gồm: các bệnh liên quan tới ống tiêu hóa (thực quản, dạ dày, tá tràng, ruột non, đại trực tràng, hậu môn) và các tạng tiêu hóa (gan, mật, tụy, tuyến nước bọt).

2. 6 bệnh lý thường gặp ở đại tràng

Đại tràng tham gia vào quá trình tiêu hóa, hấp thụ, chuyển hóa thức ăn và cả quá trình đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Chính vì đảm nhận nhiều chức năng nên đại tràng cũng thường xuyên gặp phải một số bệnh lý như:

Táo bón

Táo bón là tình trạng phân bị vón cục, cứng, khiến việc đi đại tiện gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân thường do việc ăn uống không đủ chất xơ, uống ít nước, thói quen sinh hoạt không lành mạnh, ít vận động, nhịn đi vệ sinh,… khiến việc chuyển động của ruột bị chậm.

Táo bón lâu ngày không được cải thiện sẽ dần hình thành những bệnh lý nghiêm trọng khác tại đại tràng.

Tiêu chảy

Là tình trạng người bệnh liên tục bị đi ngoài phân lỏng, nguyên nhân có thể do thức ăn hoặc do môi trường. Bệnh kéo dài vài ngày sau đó giảm dần và sẽ tự hết. Tuy nhiên, nhiều trường hợp tiêu chảy dài ngày khiến người bệnh bị mất nước, suy kiệt sức khỏe. Lúc này cần tới các cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là tình trạng chức năng của đại tràng bị ảnh hưởng, khiến người bệnh luôn có cảm giác khó chịu ở đại tràng. Bệnh còn được gọi với những cái tên như viêm đại tràng co thắt, bệnh đại tràng chức năng, viêm đại tràng mạn tính.

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích thường gặp ở những người làm việc trong môi trường căng thẳng, mệt mỏi, hay lo âu, thói quen sinh hoạt không điều độ

Bệnh thường gặp ở những người làm việc trong môi trường căng thẳng, mệt mỏi, hay lo âu, thói quen sinh hoạt không điều độ, ăn uống không đúng giờ.

Biểu hiện của viêm đại tràng co thắt mạn tính bao gồm: Đại tiện nhiều lần trong ngày, tiêu chảy/táo bón bất thường; cảm giác chướng bụng, đầy hơi; đau bụng âm ỉ ở bụng dưới hoặc dọc khung đại tràng; chán ăn, ăn không ngon miệng; mệt mỏi, ngủ không ngon giấc…

Viêm đại trực tràng

Viêm đại trực tràng là tình trạng đại trực tràng bị vi khuẩn tấn công, gây viêm nhiễm. Các tổn thương có thể khu trú tại một vài điểm hoặc lan rộng khắp niêm mạc đại tràng với nhiều mức độ khác nhau.

Polyp đại trực tràng

Polyp đại tràng hình thành do sự tăng sinh phát triển và phát triền quá mức của các tế bào, dẫn tới hình thành các khối u tồn tại trong lòng đại tràng. Thực tế, phần lớn các khối u lành tính, tuy nhiên chúng cũng có thể biến đổi thành ác tính nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách.

Nguyên nhân chính gây polyp đại trực tràng liên quan đến yếu tố gia đình hoặc chế độ ăn nhiều chất béo, thịt đỏ, ăn ít chất xơ… Ngoài ra nguy cơ mắc bệnh còn gặp ở những người hút thuốc lá hay béo phì.

Ung thư đại trực tràng

Đây là bệnh lý nghiêm trọng nhất ở đại trực tràng, có thể gặp ở bất cứ vị trí nào của đại tràng như: đại tràng sigma, đại tràng xuống, đại tràng ngang, đại tràng lên và manh tràng.

Hình ảnh ung thư đại tràng - Khám đại tràng ở khoa nào?

Nguyên nhân gây ung thư đại tràng bao gồm: Polyp đại tràng, các bệnh đại tràng mãn tính..

Nguyên nhân gây ung thư đại tràng bao gồm: Polyp đại tràng, các bệnh đại tràng mãn tính, chế độ ăn uống ít chất bã, nhiều mỡ, đạm động vật.

Ung thư đại tràng là một trong những loại ung thư đường tiêu hóa có tiên lượng tốt trong trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, rất nhiều người bệnh đã chữa khỏi nhờ hóa trị và xạ trị. Tuy nhiên, nếu ở giai đoạn muộn thì việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.

3. Khi nào nên tới bệnh viện khám đại tràng?

Với những thông tin ở trên thì băn khoăn khám đại tràng ở khoa nào đã được giải đáp. Tuy nhiên, khi nào nên tới bệnh viện khám đại tràng thì không phải ai cũng nắm được.

Bệnh nhân nên khám đại tràng sớm khi xuất hiện các triệu chứng sau hoặc thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao:

– Xuất hiện bất thường về tiêu hóa như: Thường xuyên đau bụng vùng dưới rốn; thay đổi thói quen đại tiện, tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài; đi ngoài ra máu; phân không thành khuôn, nhỏ dẹt hơn bình thường…

– Dấu hiệu toàn thân: Thiếu máu, mệt mỏi, giảm cân đột ngột không rõ nguyên nhân…

– Sờ thấy khối u ở vùng bụng dưới

– Kết quả chụp X-quang, CT hoặc MRI xuất hiện các bất thường, cần nội soi đại tràng để đánh giá chính xác tình trạng bệnh.

– Người trên 50 tuổi: Đây là nhóm tuổi có nguy cơ mắc ung thư đại tràng cao, nên đi nội soi tầm soát ung thư.

–  Có tiền sử mắc polyp đại tràng, ung thư đại tràng, ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung đã chữa khỏi… thực hiện khám và nội soi định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.

– Có tiền sử gia đình có người thân bị đa polyp đại tràng, ung thư đại tràng.

4. Quy trình khám đại tràng như thế nào?

Sau khi đã năm được khám đại tràng ở khoa nào, người bệnh cần tìm hiểu kỹ về quy trình khám nội soi đại tràng để chủ động hơn về mặt thời gian cũng như tâm lý. Cụ thể như sau:

Bước 1: Làm thủ tục đăng ký khám

Người bệnh mang theo giấy tờ (sổ khám bệnh, chứng minh thư, thẻ bảo hiểm y tế, giấy chuyển viện) đến khoa tiêu hóa của cơ sở y tế đã lựa chọn để khám đại tràng. Người bệnh làm thủ tục đăng ký khám theo hướng dẫn của các nhân viên y tế.

Bước 2: Khám lâm sàng

Sau khi tới khoa tiêu hóa và làm thủ tục, bệnh nhân sẽ tới gặp bác sĩ. Tại đây bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân một số câu hỏi để chẩn đoán sơ bộ, như: Vị trí đau, tiền sử bệnh lý, đang sử dụng loại thuốc gì không, các triệu chứng gây khó chịu, thói quen sinh hoạt, nghề nghiệp…

Khám đại tràng ở khoa nào?

Người bệnh cần thông báo cho bác sĩ tiền sử dị ứng với các loại thuốc tê, gây mê, giảm đau; các loại thuốc đang sử dụng gần đây để bác sĩ cân nhắc và điều chỉnh

Tiếp đó, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện thêm 1 số xét nghiệm, siêu âm giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác hơn.

Bước 4: Khám cận lâm sàng

Khám cận lâm sàng qua thực hiện các xét nghiệm và kỹ thuật hình ảnh hiện đại như nội soi, chụp X-quang, xét nghiệm phân,…

Bước 5: Nhận kết quả

Bệnh nhân nhận kết quả sau khi khám dạ dày. Trường hợp có lấy mẫu sinh thiết tế bào để chẩn đoán ung thư thì kết quả thường có trong vòng 1 tuần.

Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả khám cận lâm sàng để chẩn đoán tình trạng bệnh, đưa ra phác đồ điều trị cho người bệnh.

Như vậy, ngoài khám lâm sàng, bệnh nhân có thể cần thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng khác để giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác nhất. Bên cạnh đó, để quá trình khám đại tràng diễn ra thuận lợi và an toàn, người bệnh cũng cần nắm rõ một số lưu ý trước khi nội soi dưới đây.

5. Những lưu ý trước khi đi khám đại tràng

5.1. Khám đại tràng ở khoa nào – lưu ý lựa chọn địa chỉ uy tín

Nội soi đại tràng được đánh giá là thủ thuật an toàn, tuy nhiên không loại trừ khả năng xảy ra các rủi ro nhất định trong và sau khi thực hiện thủ thuật. Do đó, việc làm quan trong đầu tiên khi chuẩn bị nội soi đại tràng là tìm hiểu kỹ lưỡng về địa chỉ y tế uy tín cho dịch vụ này.

5.2. Thay đổi chế độ ăn uống trước khi khám đại tràng

– 3 – 4 ngày trước khi khám đại tràng: Người bệnh nên ăn thực phẩm ít xơ, dễ tiêu hóa như bánh mì, rau củ, trái cây không hạt, cơm, thịt nạc, thịt gà, cá, trứng…; tránh thực phẩm giàu chất xơ thô, quả có hạt, hạch cứng, thức ăn giàu chất béo, ngũ cốc, như: măng, dưa muối, kim chi, dưa hấu, thanh long, ổi, lạc, đậu,…

– Ngừng sử dụng đồ uống chứa cồn và chất kích thích, phải ngưng hút ít nhất 5 ngày trước khi nội soi.

– 1 – 2 ngày trước khi khám đại tràng: Nên ăn các thức ăn lỏng, mềm như cháo và soup; không ăn thực phẩm giàu chất béo, khó tiêu. Người bệnh nên uống nhiều nước trong thời điểm này nhưng chỉ nên uống nước trắng, không sử dụng nước có màu, nước ngọt có ga, trà, cafe….

5.3. Làm sạch ruột trước khi khám đại tràng

Làm sạch ruột là việc làm quan trọng hàng đầu cần chuẩn bị trước khi nội soi đại tràng hoặc thực hiện các thủ thuật khác như chụp CT/MRI. Bởi khi đại tràng của người bệnh sạch phân hoàn toàn, việc quan sát của bác sĩ sẽ dễ dàng và chính xác hơn.

Thuốc xổ fortrans

Làm sạch đại tràng tốt trước khi nội soi giúp việc quan sát của bác sĩ sẽ dễ dàng và chính xác hơn

Lưu ý, sau khi uống thuốc xổ nội soi đại tràng, bệnh nhân phải nhịn ăn hoàn toàn. Nếu thấy đói, bạn có thể uống nước đường. Người bệnh sẽ đi ngoài liên tục cho đến khi ra nước trong, có nghĩa đại tràng đã sạch, đủ điều kiện nội soi.

Nếu người bệnh vẫn chưa làm sạch đại tràng thì cần phải tháo thụt trong 30-60 phút trước khi bắt đầu nội soi.

6. Khám đại tràng ở khoa nào tại CT Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc

Nếu có nhu cầu khám đại tràng tại Bệnh viện quốc tế Vĩnh Phúc, khách hàng sẽ được khám tại chuyên khoa Tiêu hóa.

Khoa tiêu hóa của bệnh viện được trang bị hệ thống máy nội soi hiện đại, được nhập khẩu từ Nhật Bản, tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến, giúp tầm soát chính xác các bệnh lý tại đại tràng. Ngoài ra, khoa cũng sở hữu đội ngũ bác sĩ tiêu hóa giỏi chuyên môn, được đào tạo chuyên sâu trong và ngoài nước về tiêu hóa, có thể thăm khám và thực hiện thành thục các thủ thuật như nội soi, cắt polyp, sinh thiết tế bào, cầm máu…

Do đó, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm khi khám đại tràng tại CT Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc. Để được tư vấn về dịch vụ nội soi đại tràng, giải đáp các thắc mắc cũng như đặt lịch khám cùng chuyên gia tiêu hóa hàng đầu, khách hàng vui lòng liên hệ Hotline: 0969.566.115.

CT Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc

122 Nguyễn Tất Thành, Phường Liên Bảo, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc

Website: https://benhvienvinhphuc.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/122nguyentatthanh

 

Ảnh poup
Đăng ký ngay

    Chúng tôi cam kết không chia sẻ thông tin cá nhân của bạn cho bên thứ 3

    Giờ làm việc

    1900 888 656
    Đặt lịch khám