Ngày hội sức khỏe - Chăm sóc & tư vấn miễn phí

Đau bụng đi ngoài liên tục do đâu? Cách xử trí an toàn và hiệu quả

Hoa Nguyễn Thị
36

Tình trạng đau bụng đi ngoài liên tục xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm trùng tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm, rối loạn chức năng ruột hoặc một số bệnh lý nghiêm trọng… Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp để kiểm soát triệu chứng.

1. Nguyên nhân đau bụng đi ngoài liên tục do đâu?

Nếu bạn đang bị đau bụng đi ngoài liên tục thì điều quan trọng là phải xác định chính xác nguyên nhân, từ đó có biện pháp điều trị tại nhà phù hợp và hiệu quả.

Một số nguyên nhân có thể gây đau bụng đi ngoài liên tục gồm:

1.1 Ngộ độc thực phẩm

Đau bụng đi ngoài liên tục là triệu chứng điển hình của ngộ độc thực phẩm, xảy ra trong thời gian ngắn và có thể biến mất vài giờ đến vài ngày sau đó. Tình trạng ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bệnh nhân ăn uống phải các đồ ôi thiu, không đảm bảo vệ sinh, bị nhiễm vi khuẩn, virus, vi nấm gây bệnh hoặc có độc tố mạnh.

Nguyên nhân đau bụng đi ngoài liên tục do đâu?

Đau bụng đi ngoài liên tục là triệu chứng điển hình của ngộ độc thực phẩm

Một số trường hợp ngộ độc thực phẩm có thể kể đến như:

– Thức ăn bị ôi thiu, nấm mốc, lên men lâu ngày.

– Thực phẩm còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.

– Thức ăn đường phố, bị nhiễm vi khuẩn, virus hoặc độc tố các vi khuẩn như Salmonella, Staphylococcus, Clostridium botulinum…

– Thực phẩm chứa chất phụ gia, chất bảo quản với liều lượng cao quá mức an toàn…

Biện pháp tốt nhất để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm là lựa chọn đồ ăn, thức uống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, người bệnh nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày, ăn đồ mềm lỏng, dễ tiêu hóa để dạ dày hoạt động tốt hơn.

1.2. Đau bụng đi ngoài liên tục do viêm dạ dày ruột

Đau bụng đi ngoài liên tục có thể xảy ra do viêm dạ dày ruột, đây là tình trạng nhiễm trùng dạ dày và ruột do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Triệu chứng đau bụng, đi ngoài thường xuất hiện sau khi người bệnh bị nhiễm vi khuẩn, virus khoảng vài giờ đến vài ngày.

Nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng viêm dạ dày ruột bao gồm:

– Sử dụng thức ăn, đồ uống có nhiễm vi khuẩn, virus

– Bị lây nhiễm mầm bệnh từ người bệnh khác

Người bệnh có thể áp dụng các phương pháp chăm sóc tại nhà để giảm bớt khó chịu như: uống nhiều nước, nghỉ ngơi, dùng thuốc không kê đơn… Trường hợp bệnh kéo dài dai dẳng, người bệnh cần đi khám bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa để có phương án điều trị kịp thời.

1.3. Ăn quá nhiều, khó tiêu gây đau bụng đi ngoài liên tục

Ăn quá nhiều các thực phẩm dầu mỡ có thể gây khó tiêu, đau bụng và tiêu chảy do hệ thống tiêu hóa phải chịu áp lực lớn. Để phòng ngừa tình trạng này, mọi người cần lưu ý:

– Kiểm soát khẩu phần ăn hàng ngày, đảm bảo cân bằng đủ các nhóm chất

– Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, chất khoáng

– Ăn chậm, nhai kỹ, không nằm ngay sau khi ăn

– Hạn chế thức ăn, đồ uống có tiền sử dị ứng

1.4. Hội chứng ruột kích thích

Đau bụng đi ngoài liên tục có thể là dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích. Bệnh thường gây ra các triệu chứng như: đau bụng quanh rốn hoặc đau dọc khung đại tràng, tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài, gây khó chịu cho người bệnh.

Nguyên nhân đau bụng đi ngoài liên tục do đâu?

Đau bụng đi ngoài liên tục có thể là dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích có thể được kiểm soát bằng cách:

-Tạo thói quen ăn uống lành mạnh, hợp lý: Tăng cường chất xơ hòa tan thể giúp làm giảm triệu chứng chung của hội chứng ruột kích thích; uống ít nhất là 2 lít nước/ngày; bổ sung sữa chua để cung cấp lợi khuẩn tốt cho đường ruột.

– Giảm căng thẳng, stress

– Tập hít thở sâu hoặc các bài thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, thiền…

– Điều trị nội khoa theo đơn bác sĩ tư vấn

1.5. Bệnh viêm ruột gây đau bụng đi ngoài liên tục

Bệnh viêm ruột (IBD) là nhóm các tình trạng bệnh có tổn thương đặc trưng tại ruột, gồm bệnh Crohn và viêm loét đại tràng. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

– Đau bụng kéo dài

– Tiêu chảy kéo dài

– Phân lẫn máu

– Sụt cân nhanh chóng

– Viêm khớp

– Tổn thương mắt

Bệnh viêm ruột mạn tính có thể gây tổn thương đường tiêu hóa nghiêm trọng, do đó người bệnh cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời để tránh các biến chứng.

1.6. Đau bụng đi ngoai liên tục do căng thẳng

Căng thẳng quá mức có thể gây kích thích nhu động ruột, dẫn đến đau bụng đi ngoài liên tục và kép dài. Đây cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích.

Người bệnh có thể kiểm soát tình trạng này bằng cách ngồi thiền, tập yoga, nghe nhạc, vẽ tranh… Khi thấy tình trạng căng thẳng kéo dài, người bệnh nên gặp bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý trị liệu để được thăm khám, điều trị tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

1.7. Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc điều trị có thể gây kích ứng dạ dày, dẫn đến đau bụng đi ngoài kéo dài như: Thuốc kháng axit có chứa magie, thuốc kháng sinh, thuốc hóa trị, một số loại thuốc điều trị tiểu đường…

Triệu chứng đau bụng tiêu chảy thường biến mất sau khi người bệnh ngưng dùng thuốc. Nếu dấu hiệu vẫn kéo dài sau khi ngừng thuốc, người bệnh cần đi khám để được chẩn đoán chính xác tình trạng và có biện pháp kiểm soát phù hợp.

1.8. Uống nhiều rượu có thể gây đau bụng tiêu chảy

Uống rượu sẽ làm tăng tốc độ co bóp đại tràng, giảm khả năng hấp thu nước tại đại tràng, ảnh hưởng đến hệ vi sinh cơ lợi tại đường ruột, từ đó dẫn đến đau bụng, tiêu chảy, nôn ói.

Nguyên nhân đau bụng đi ngoài liên tục do đâu?

Uống nhiều rượu quá mức có thể gây đau bụng, tiêu chảy

Giải pháp tốt nhất là từ bỏ thói quen uống rượu để bảo vệ sức khỏe tiêu hóa..

1.9. Mang thai

Nội tiết tố thay đổi, thói quen ăn uống trong giai đoạn mang thai cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa, trong đó có tình trạng đau bụng tiêu chảy. Nếu triệu chứng kéo dài nhiều ngày hoặc tình trạng kèm theo sốt, tiêu phân máu, đau bụng thì mẹ bầu cần đi khám bác sĩ chuyên khoa sớm.

2. Biến chứng của đau bụng đi ngoài liên tục

Nếu bạn thường xuyên đau bụng đi ngoài liên tục kèm theeo nhiều triệu chứng khác mà không điều trị tận gốc có thể sẽ dẫn tới biến chứng nguy hiểm như:

2.1. Đau bụng tiêu chảy gây mất nước

Đau bụng đi ngoài liên tục sẽ khiến lượng nước và khoáng chất trong cơ thể bị hao hụt. Trong khi đó, nước chiếm đến 75% khối lượng cơ thể, do vậy khi cơ thể thiếu nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.

Có thể nhận biết cơ thể mất nước qua các biểu hiện như: khát nước, khô da, da nhăn nheo, miệng khô, huyết áp giảm, đứng không vững,… Để có thể cải thiện tình trạng này, người bệnh cần uống nhiều nước hơn, tăng cường bổ sung nước hoa quả.

2.2. Mất cân bằng điện giải do đau bụng tiêu chảy

Chất điện giải có vai trò quan trọng đối với cơ thể. Tình trạng tiêu chảy kéo dài khiến cơ thể bị thiếu hụt một lượng lớn các chất điện giải như: magie, natri, kali, canxi, cacbonat, clorua,… Lúc này, các cơ quan trong cơ thể sẽ hoạt động kém hiệu quả, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh.

Biến chứng của đau bụng đi ngoài liên tục

Tiêu chảy kéo dài khiến cơ thể bị thiếu hụt một lượng lớn các chất điện giải như: magie, natri, kali…

2.3. Chức năng não bộ bị ảnh hưởng

Trong thai kỳ, nếu người mẹ gặp phải tình trạng tiêu chảy thì chức năng não bộ của thai nhi cũng sẽ bị ảnh hưởng. Vì thế, phụ nữ khi mang thai cần chú ý chăm sóc sức khỏe toàn diện, kể các sức khỏe đường ruột. 

2.4. Suy dinh dưỡng

Tiêu chảy kéo dài sẽ gây ra tình trạng suy dinh dưỡng. Nguyên nhân là do tiêu chảy gây ức chế và làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng trong thức ăn. Vì thế, khi bị tiêu chảy, người bệnh cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn như: thịt gà, thịt lợn, khoai tây, cà rốt, cá, sữa chua, dầu thực vật.

3. Điều trị đau bụng đi ngoài liên tục thế nào?

Tình trạng đau bụng đi ngoài liên tục có thể được kiểm soát thông qua các phương pháp điều trị sau:

3.1. Điều trị nội khoa

– Thuốc kháng sinh, điều trị nhiễm trùng.

– Thuốc chống trầm cảm giúp giảm căng thẳng và lo lắng.

– Thuốc chống co thắt, giảm đau.

– Thuốc điều trị triệu chứng: Lợi khuẩn đường ruột, thuốc cầm tiêu chảy…

**Lưu ý: Các loại thuốc tây thường có nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Người bệnh cần thận trọng khi sử dụng. Đặc biệt là đối với người già, trẻ bị đau bụng đi ngoài. Bên cạnh đó, không tự ý sử dụng khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ xấu có thể xảy ra.

3.2. Chăm sóc tại nhà

– Uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây để tránh mất nước.

– Tránh uống rượu, đồ uống có chứa caffeine.

– Chia nhỏ bữa ăn, ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, ít chất xơ khi nhu động ruột ổn định hơn.

Bị đau bụng đi ngoài liên tục nên ăn gì?

Người bệnh nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, ít chất xơ khi nhu động ruột ổn định hơn

– Tránh ăn đồ cay nóng, nhiều chất béo.

– Uống trà thảo dược như bạc hà, gừng, việt quất, hoa cúc…

– Cân bằng cảm xúc bằng cách tập thiền, yoga…

4. Đau bụng đi ngoài liên tục khi nào nên đi khám?

Người bệnh cần đi khám nếu triệu chứng đau bụng tiêu chảy kéo dài nhiều ngày, cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn trong vòng 24 giờ hoặc đi kèm với các dấu hiệu nguy hiểm như:

– Buồn nôn hoặc nôn thường xuyên

– Đau bụng dữ dội, kéo dài

– Bụng gồng cứng

– Sốt kéo dài từ 38,5 độ C trở lên

– Phân lẫn máu hoặc như bã cà phê

– Khát nước, khô miệng

– Rối loạn tri giác

– Vàng da hoặc mắt

Tiêu chảy đặc biệt nguy hiểm hơn khi xảy ra ở trẻ sơ sinh, người già và những người hệ miễn dịch yếu, do đó cần đi khám ngay để điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.

5. Cách phòng ngừa đau bụng đi ngoài liên tục

Không phải tất cả các trường hợp đau bụng tiêu chảy đều có thể phòng ngừa được, nhưng chúng ta cần tuân thủ các nguyên tắc sau để hạn chế tối đa nguy cơ mắc tiêu chảy:

– Ăn chín, uống sôi, lựa chọn thực phẩm tươi sạch, rõ nguồn gốc xuất xứ

– Không ăn thực phẩm đã hết hạn, nấm mốc…

– Sử dụng nguồn nước sạch để chế biến thức ăn

Cách phòng ngừa đau bụng đi ngoài liên tục

Lựa chọn thực phẩm tươi sạch, rõ nguồn gốc xuất xứ để phòng ngừa đau bụng tiêu chảy

– Rửa tay thường xuyên trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để ngăn ngừa mầm bệnh lây qua đường tiêu hóa

– Chế biến và bảo quản thực phẩm đúng cách, hợp vệ sinh

– Hạn chế sử dụng thực phẩm tái sống, thức ăn chế biến đường phố không đảm bảo vệ sinh, thức ăn đường phố…

6. Chế độ ăn uống khi bị đau bụng đi ngoài liên tục

Dưới đây là chế độ ăn uống lành mạnh dành cho người bệnh bị tiêu chảy, đau bụng:

6.1. Khi bị đau bụng tiêu chảy nên ăn gì?

– Người bệnh có thể áp dụng chế độ ăn uống BRAT bao gồm: chuối, gạo trắng, bánh mì. Đây là các thực phẩm ít chất xơ, sẽ không làm triệu chứng tiêu chảy, đau bụng trở nên nghiêm trọng hơn.

– Bổ sung thêm các loại thức ăn như: ngũ cốc, bột yến mạch, nước ép trái cây ít đường, khoai tây, thịt gà, thịt bò nạc, thịt thăn lợn.

– Bổ sung đủ nước, bao gồm nước điện giải, nước dừa, nước trái cây…

6.2. Khi bị đau bụng tiêu chảy nên kiêng gì?

Các loại thực phẩm, đồ uống nên tránh khi bị tiêu chảy đau bụng bao gồm:

– Sữa và các sản phẩm từ sữa

– Thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ

– Thức ăn chua cay

– Thực phẩm chế biến sẵn, chứa chất phụ gia

– Rau sống, thực phẩm tái sống

– Rượu bia

– Cà phê, soda, đồ uống có chứa caffeine hoặc có gas.

Những thông tin trong bài viết trên hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong trường hợp bị đau bụng đi ngoài liên tục.

Để được tư vấn về dịch vụ khám và điều trị bệnh lý tiêu hóa cũng như đặt lịch khám cùng chuyên gia tiêu hóa tuyến Trung ương, khách hàng vui lòng liên hệ Hotline: 1900.888.656

CT Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc

122 Nguyễn Tất Thành, Phường Liên Bảo, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc

Website: https://benhvienvinhphuc.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/ctbenhvienquoctevinhphuc

Ảnh poup
Đăng ký ngay

    Chúng tôi cam kết không chia sẻ thông tin cá nhân của bạn cho bên thứ 3

    Giờ làm việc

    1900 888 656
    Đặt lịch khám