Ngày hội sức khỏe - Chăm sóc & tư vấn miễn phí

Quy trình nội soi tiêu hóa: Các bước thực hiện, lưu ý trước và sau nội soi?

Hoa Nguyễn Thị
274

Nội soi tiêu hóa là phương pháp có độ chính xác cao, giúp bác sĩ chẩn đoán và điều trị hiệu quả các bệnh lý về tiêu hóa. Tuy nhiên, quy trình nội soi tiêu hóa được thực hiện như thế nào, người bệnh cần lưu ý gì trước – sau khi nội soi thì không phải ai cũng nắm được. Các bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa của CT Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc sẽ giải đáp thông tin cho bạn qua bài viết dưới đây.

1. Hiểu về nội soi tiêu hóa?

Nội soi tiêu hóa là thủ thuật trong đó bác sĩ sẽ sử dụng một ống nội soi mềm, mỏng, được gắn camera phần đầu để đưa vào bên trong cơ thể theo đường miệng, mũi, giúp quan sát hệ tiêu hóa gồm thực quản, dạ dày, tá tràng, đại tràng. Nhờ nội soi tiêu hóa mà các bác sĩ có thể phát hiện các tổn thương của ống tiêu hóa một cách chính xác nhất.

2. Đối tượng cần thực hiện nội soi tiêu hoá

Chỉ định nội soi tiêu hóa rất rộng, các bệnh nhân nghi ngờ đường tiêu hóa bất thường đều có thể được chỉ định thực hiện thủ thuật này.

2.1. Nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng (nội soi tiêu hóa đường trên)

Được chỉ định trong các trường hợp:

– Nóng rát, đau tức thượng vị, buồn nôn và nôn sau khi ăn;

Nóng rát thượng vị cần nội soi tiêu hóa

Nếu bạn thường xuyên nóng rát, đau tức thượng vị thì cần nội soi tiêu hóa sớm

– Sụt cân nhanh mà không rõ nguyên nhân;

– Nôn ra máu, đại tiện phân đen;

– Ợ hơi, ợ chua;

– Bệnh nhân cần tầm soát ung thư;

– Điều trị các bệnh lý như cắt polyp, lấy dị vật, ung thư dạ dày giai đoạn  sớm…

2.2. Nội soi đại tràng (nội soi tiêu hóa đường dưới)

Được chỉ định trong trường hợp:

– Thường xuyên đau bụng; táo bón, tiêu chảy kéo dài;

Thường xuyên táo bón cần nội soi tiêu hóa sớm

Nếu thường xuyên táo bón hoặc tiêu chảy khéo dài, rất có thể hệ tiêu hóa của bạn đang bất ổn

– Sụt cân nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân;

– Thiếu máu, đại tiện ra máu không rõ nguyên nhân;

– Người bệnh cần tầm soát ung thư đại tràng;

– Theo dõi bệnh lý viêm loét đại tràng;

– Chỉ định cho bệnh nhân cần điều trị can thiệp và theo dõi sau điều trị.

3. Quy trình nội soi tiêu hóa thực hiện như thế nào?

Thông thường quy trình nội soi tiêu hóa sẽ bao gồm các bước sau:

Bước 1: Thăm khám với bác sĩ chuyên khoa

Bước đầu tiên trong quy trình nội soi tiêu hóa, bác sĩ sẽ kiểm tra tiền sử nội khoa, ngoại khoa của người bệnh, loại thuốc đang sử dụng (nếu có). Nếu bệnh nhân đủ điều kiện, bác sĩ sẽ chỉ định nội soi.

Bước 2: Bệnh nhân được yêu cầu ký vào giấy chấp thuận nội soi tiêu hóa

Trước khi thực hiện nội soi, bệnh nhân sẽ được yêu cầu ký giấy chấp thuận để xác nhận đã hiểu rõ những rủi ro có thể xảy ra khi nội cũng như đồng ý thực hiện thủ thuật.

Bệnh nhân nên trao đổi mọi thắc mắc về thủ thuật với bác sĩ để được giải đáp chi tiết trước khi thực hiện. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ thông báo về quy trình và các biến chứng có thể xảy với bệnh nhân khi nội soi.

Bước 3: Chuẩn bị cho bệnh nhân trước khi nội soi tiêu hóa

Để quy trình nội soi tiêu hóa diễn ra an toàn và chính xác, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn chi tiết các việc cần chuẩn bị trước khi nội soi, bao gồm:

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống:

Nhịn ăn tối thiểu 6 – 8 tiếng trước khi nội soi để tránh bị sặc, trào ngược hoặc nôn trong quá trình thực hiện thủ thuật. Không uống sữa, các loại nước có màu như: cà phê, nước cam, nước ép dưa hấu,… tránh ảnh hưởng đến khả năng quan sát của bác sĩ. 

Không uống sữa tươi trước khi thực hiện quy trình nội soi tiêu hóa

Để đảm bảo kết quả chính xác, khách hàng không nên uống sữa trước khi thực hiện quy trình nội soi tiêu hóa

Sau nội soi, người bệnh có thể ăn uống bình thường mà không cần kiêng khem quá nhiều.

  • Thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết:

+ Xét nghiệm chức năng đông máu, tổng phân tích tế bào máu ngoại vi: Đảm bảo chức năng đông máu tốt trong trường hợp cần can thiệp như cắt polyp, hoặc  thực hiện test HP, sinh thiết tế bào.

+ Xét nghiệm viêm gan B, viêm gan C, bệnh HIV… để tránh lây nhiễm chéo, đảm bảo thực hiện khử khuẩn đúng loại sau nội soi.

Cần test viêm gan B trước khi nội soi tiêu hóa

Để đảm bảo an toàn cho quy trình nội soi tiêu hóa, người bệnh cần thực hiện một số xét nghiệm trong đó có test viêm gan B

+ Xét nghiệm chức năng gan thận: Nhằm đảm bảo chức năng gan thận đạt tiêu chuẩn để nội soi gây mê.

+ Đo điện tim, chụp X-quang tim phổi: Đảm bảo chức năng tim phổi hoạt động tốt, tránh 1 số chống chỉ định trong nội soi.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể được chỉ định một số xét nghiệm, chẩn đoán khác tùy tình trạng sức khỏe.

– Ngưng sử dụng thuốc trước khi tiến hành quy trình nội soi tiêu hóa: Bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ loại thuốc đang sử dụng để bác sĩ xem xét loại nào nên ngừng, đảm bảo quá trình nội soi thuận lợi.

Bước 4: Tiến hành gây mê (áp dụng cho nội soi tiêu hóa gây mê)

Với những bệnh nhân lựa chọn nội soi tiêu hóa gây mê (nội soi tiêu hóa không đau), các bác sĩ gây mê hồi sức sẽ truyền một lượng thuốc mê vừa đủ qua đường tĩnh mạch.

Nội soi gây mê giúp bệnh nhân hạn chế cảm giác sợ hãi trước khi tiến hành nội soi. Phương pháp này có ưu điểm là bệnh nhân “ngủ” khi nội soi nên tránh được hành động giãy giụa, giật dây soi gây tổn thương đường tiêu hóa.

Bước 5: Tiến hành nội soi đường tiêu hóa

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hết các bước trong quy trình nội soi tiêu hóa, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện nội soi:

– Bệnh nhân được hướng dẫn nằm nghiêng sang bên trái để nội soi. Tư thế nằm nghiêng trái sẽ giúp hạn chế được tình trạng trào ngược, để quá trình nội soi tiêu hóa diễn ra thuận lợi.

– Các thiết bị theo dõi huyết áp, nhịp tim được gắn lên người bệnh, đảm bảo an toàn trong suốt quy trình nội soi tiêu hóa.

Quy trinh nội soi tiêu hóa

Quy trình nội soi tiêu hóa tại phòng khám tuân thủ chặt chẽ theo quy định của Bộ Y tế

– Với nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng: Bác sĩ sẽ đưa ống nội soi qua đường miệng, xuống thực quản, dạ dày và tá tràng. Camera gắn trên đầu ống nội soi sẽ thu lại hình ảnh trong ống tiêu hóa và hiển thị trên màn hình tivi. Căn cứ vào hình ảnh nội soi quan sát được, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán bệnh.

Còn với nội soi đại tràng, bác sĩ sẽ đưa ống nội soi vào đại tràng từ hậu môn rồi bơm hơi vào để đại tràng phồng lên, giúp việc quan sát trở nên dễ dàng hơn.

– Trong quá trình nội soi, bác sĩ cũng có thể lấy mẫu sinh thiết để xét nghiệm mô bệnh học, tiến hành cắt polyp, lấy dị vật,…

Bước 6: Hồi sức sau nội soi tiêu hóa

Đây là bước cuối cùng trong quy trình nội soi tiêu hóa. 

Đối với bệnh nhân thực hiện quy trình nội soi tiêu hóa gây mê, sẽ cần nghỉ ngơi khoảng 10 – 30 phút cho thuốc mê hết tác dụng. Người bệnh không nên tự ý điều khiển phương tiện tham gia giao thông thời điểm này mà cần có người nhà đi cùng để hỗ trợ.

Sau khi có kết quả nội soi tiêu hóa, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán về tình trạng bệnh và tư vấn phác đồ điều trị. Nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện thêm các xét nghiệm để có biện pháp can thiệp phù hợp.

4. Thời gian nội soi tiêu hóa kéo dài bao lâu?

Quy trình nội soi tiêu hóa thường kéo dài khoảng 15 – 30 phút hoặc có thể lâu hơn tùy tình trạng cụ thể của từng người bệnh. Nếu bác sĩ cần test vi khuẩn HP, cắt polyp, nong thực quản, lấy dị vật thì thời gian nội soi tiêu hóa sẽ lâu hơn.

5. Những điều cần lưu ý trước khi thực hiện quy trình nội soi tiêu hóa

5.1. Đối với nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng

Bệnh nhân chỉ cần nhịn ăn trước khi soi ít nhất 6 – 8 giờ, có thể uống nước trắng với lượng ít.

5.2. Đối với nội soi đại tràng

Lòng đại tràng phải sạch phân để bác sĩ quan sát rõ. Do đó, người bệnh không nên ăn nhiều chất xơ và rau trong vài ngày trước khi nội soi.

Rau củ quả giàu chất xơ

Người bệnh hạn chế ăn nhiều rau và chất xơ trong một vài người trước khi nội soi đại tràng

Bệnh nhân uống thuốc làm sạch ruột vào khoảng 7 – 9 giờ tối và không ăn gì sau khi đã uống thuốc. Không uống thuốc tiểu đường trước khi nội soi. Mỗi bệnh nhân đáp ứng với thuốc làm sạch ruột khác nhau, thông thường người bệnh sẽ ngoài phân lỏng 10-15 lần.

6. Những điều cần lưu ý sau khi nội soi tiêu hóa

6.1. Đối với nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng

Sau nội soi tiêu hóa, bệnh nhân có thể gặp cảm giác khó chịu như: buồn nôn, đau nhẹ cổ họng, khó nuốt…  Đây là những triệu chứng bình thường và sẽ dần biến mất mà không cần điều trị.

Với trường hợp gây mê, người bệnh cần khoảng 1h để tỉnh táo và phải có người nhà đi cùng.

Lưu ý: Nếu sau 72 giờ thực hiện nội soi tiêu hóa mà người bệnh xuất hiện các triệu chứng như đau bụng dữ dội, sốt, đau tức ngực, ớn lạnh,… thì cần đến bệnh viện để được xử trí kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.

6.2. Đối với nội soi đại tràng

– Bệnh nhân có thể gặp một số vấn đề sau khi soi đại tràng như: đau bụng, cảm giác mót rặn, chướng hơi… Đây là triệu chứng bình thường và biến mất nhanh ngay sau đó.

Trong trường hợp bệnh nhân thấy đau nhiều hay rất khó chịu, cần báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Triệu chứng đau bụng sau khi nội soi tiêu hóa

Nếu người bệnh đau quặn bụng sau nội soi tiêu hóa thì cần tới bệnh viện ngay lập tức

7. CT Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc – địa chỉ nội soi tiêu hóa uy tín tại Vĩnh Phúc

Là địa chỉ uy tín tại Vĩnh Phúc về nội soi tiêu hóa, CT Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc sở hữu đội ngũ bác sĩ tiêu hóa, giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, được đào tạo chuyên sâu về tiêu hóa, đảm bảo đưa ra chẩn đoán bệnh chính xác cũng như tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả.

Ngoài ra, phòng khám còn sở hữu nhiều ưu điểm về dịch vụ nội soi tiêu hóa như:

– Hệ thống máy nội soi hiện đại nhập khẩu từ Nhật Bản. Đây là thiết bị nội soi ứng dụng công nghệ xử lý hình ảnh cao cấp, cho phép phóng đại hình ảnh lên đến hàng trăm lần, giúp phát hiện chính xác những tổn thương dù là nhỏ nhất mà máy nội soi thường không thể làm được.

Nội soi tiêu hóa thực hiện qua đường miệng

Với phương pháp nội soi qua đường miệng không gây mê, bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo trong suốt quá trình nội soi

– Tất cả thiết bị, dụng cụ trong quy trình nội soi tiêu hóa trước khi được sử dụng đều được xử lý vô khuẩn theo quy trình chặt chẽ, tránh lây nhiễm chéo, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người bệnh.

– Sau nội soi người bệnh được chăm sóc chu đáo bởi đội ngũ nhân viên y tế được đào tạo chuyên nghiệp của Bệnh Viện Quốc Tế Vĩnh Phúc.

– Phòng khám có hỗ trợ ăn nhẹ sau khi nội soi, đảm bảo sức khỏe cho người bệnh.

– Chi phí nội soi hợp lý, có áp dụng BHYT.

Hiện tại, chúng tôi cung cấp dịch vụ nội soi tiêu hóa thường và nội soi tiêu hóa gây mê (không đau), đáp ứng mọi nhu cầu thăm khám các bệnh lý tiêu hóa của người dân.

Liên hệ ngay hôm nay để được tư vấn về quy trình nội soi tiêu hóa và đặt lịch khám cùng chuyên gia tiêu hóa tuyến Trung ương qua Hotline: 0969.566.115

CT Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc

122 Nguyễn Tất Thành, Phường Liên Bảo, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc

Email: phongkhamvinhphuc1@gmail.com

Ảnh poup
Đăng ký ngay

    Chúng tôi cam kết không chia sẻ thông tin cá nhân của bạn cho bên thứ 3

    Giờ làm việc

    1900 888 656
    Đặt lịch khám