Ngày hội sức khỏe - Chăm sóc & tư vấn miễn phí

[GIẢI  ĐÁP] Vi khuẩn HP có lây không? HP lây qua đường nào?

Hoa Nguyễn Thị
98

Vi khuẩn HP được biết tới là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý về đường tiêu hóa, đặc biệt là viêm loét dạ dày tá tràng. Vậy vi khuẩn HP có lây không và con đường lây nhiễm của HP như thế nào? Mời bạn đọc cùng theo dõi những thông tin trong bài viết dưới đây để có câu trả lời.

1. Vi khuẩn HP có lây không?

Với băn khoăn của nhiều người là vi khuẩn HP có lây không thì câu trả lời là CÓ.

Vi khuẩn HP dạ dày hoàn toàn có thể lây lan từ người mang nhiễm HP sang người lành. Thậm chí, tốc độ lây nhiễm của chúng còn vô cùng nhanh chóng. Chính vì thế, chúng ta không nên chủ quan mà cần tìm hiểu kỹ các con đường lây nhiễm HP dạ dày có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

2. Tỷ lệ lây nhiễm của vi khuẩn HP dạ dày

Vi khuẩn HP là một trong những chủng vi khuẩn dễ lây nhiễm nhất qua tiếp xúc trực tiếp lẫn gián tiếp. Theo số liệu thống kê, có tới 2/3 dân số thế giới nhiễm khuẩn HP, trong đó khoảng 10% tiến triển thành viêm loét dạ dày – tá tràng. Số liệu này đã cho thấy tốc độ lây nhiễm của khuẩn HP vô cùng nhanh chóng.

Theo nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, vi khuẩn HP có thể cư trú tại nhiều bộ phận trong cơ thể con người, tuy nhiên dạ dày, ruột non, tá tràng là nơi gây bệnh chủ yếu của chúng. Tại các cơ quan này, chúng sẽ bám vào niêm mạc, sinh sản, phát triển và gây bệnh. Khi vi khuẩn hoạt động càng mạnh thì nguy cơ gây bệnh lý và lây nhiễm càng cao.

Vi khuẩn HP có lây không?

Vi khuẩn HP là một trong những chủng vi khuẩn dễ lây nhiễm nhất qua tiếp xúc trực tiếp lẫn gián tiếp

HP có trong nước bọt, dịch tiêu hóa và phân tán ra ngoài môi trường, từ đó gây lây nhiễm cho người tiếp xúc. Ngoài ra, vi khuẩn HP cũng được đào thải ra ngoài môi trường qua phân, dó đó nếu không xử lý đúng cách chất thải này có thể là nguồn lây nhiễm lớn cho cộng đồng.

Trong môi trường tự nhiên, vi khuẩn HP ở dạng xoắn chỉ tồn tại được một vài giờ nhưng chúng có thể sống trong nước đến 1 năm nếu ở dạng cầu.

3. Các con đường lây nhiễm của vi khuẩn HP dạ dày

Với thắc mắc vi khuẩn HP lây qua đường nào thì câu trả lời là chúng lây theo 3 con đường chính như sau:

3.1. Lây nhiễm qua đường miệng

Vi khuẩn HP tồn tại trên mạc dạ dày, trong nước bọt, khoang miệng và mảng bám trên răng của người nhiễm bệnh. Đường lây truyền chủ yếu của chúng là qua tiếp xúc nước bọt hoặc dịch tiết tiêu hóa.

Khuẩn HP lây từ người bệnh sang người lành khi ăn uống chung

Khuẩn HP lây từ người bệnh sang người lành khi ăn uống chung

Khuẩn HP lây từ người bệnh sang người lành khi dùng chung vật dụng vệ sinh răng miệng, bát, đũa, hôn trực tiếp, chấm chung gia vị trong bữa ăn… Do đó, nếu trong gia đình có người nhiễm HP thì những thành viên còn lại có nguy cơ lây nhiễm rất cao.

Trẻ em cũng là đối tượng có nguy cơ cao nhiếm vi khuẩn HP bởi người lớn thường có thói quen hôn hít, mớm thức ăn cho trẻ.

3.2. Lây nhiễm qua đường phân

HP có thể lây nhiễm qua đường phân là câu trả lời cho câu hỏi vi khuẩn HP lây qua đường nào.

Phân người bệnh cũng chứa vi khuẩn HP. Do đó nếu nguồn chất thải này không được xử lý đúng cách, thải ra sông, hồ, ao thì có thể gây nhiễm khuẩn nguồn nước. Từ đó, khiến vi khuẩn HP có thể lây lan rộng trong cộng đồng.

Bên cạnh đó, thực phẩm có thể nhiễm khuẩn nếu tiếp xúc với các con vật trung gian (như ruồi, gián, chuột…) hoặc do không rửa tay sau khi đi vệ sinh. Những thực phẩm này nếu không được làm sạch, nấu chín sẽ khiến người ăn phải nhiễm vi khuẩn HP.

3.3. Đường lây nhiễm khác của HP

Đây là con đường lây nhiễm thứ 3 của vi khuẩn HP, giải đáp cho thắc mắc HP lây qua đường nào?

Vi khuẩn HP có thể lây nhiễm chéo do dùng chung các thiết bị y tế như: dây nội soi dạ dày, soi tai mũi họng, dụng cụ nha khoa…

Các dụng cụ này được sử dụng cho người nhiễm vi khuẩn HP và không được vệ sinh đúng cách có thể làm lây HP cho người lành

Các dụng cụ này được sử dụng cho người nhiễm vi khuẩn HP và không được vệ sinh đúng cách có thể làm lây HP cho người lành

Nếu các dụng cụ này được sử dụng cho người nhiễm vi khuẩn HP và không được vệ sinh đúng cách, chúng có thể lây truyền HP cho những người thực hiện sau đó. Chính vì vậy, việc vệ sinh tiệt trùng các thiết bị, dụng cụ y tế sau mỗi lần sử dụng là việc cần thực hiện nghiêm ngặt nhằm ngăn ngừa lây nhiễm HP dạ dày.

4. Đối tượng nào có nguy cơ cao nhiễm vi khuẩn HP?

Bất kỳ ai cũng có nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP dạ dày và người nhiễm bệnh có thể lây cho những người có tiếp xúc gần với họ. Những đối tượng có nguy cơ cao nhiễm khuẩn HP dạ dày có thể kể đến như:

– Người có thói quen ăn đồ tái, sống, không được nấu chín kỹ.

– Người thường xuyên ăn uống hàng quán vỉa hè.

– Người có thành viên trong gia đình nhiễm vi khuẩn HP.

– Trẻ nhỏ cũng là đối tượng có nguy cơ nhiễm khuẩn cao do thói quen hôn môi, nhai mớm thức ăn của người thân.

Khi được chẩn đoán nhiễm khuẩn HP, người bệnh cần tiến hành điều trị càng sớm càng tốt để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh sang người khác, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm do HP gây ra.

5. Biện pháp phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn HP dạ dày

Sau khi biết được thông tin vi khuẩn HP có lây không cũng như vi khuẩn HP lây theo đường nào thì chúng ta có thể thực hiện các  biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HP sau đây:

– Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay đúng cách bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

– Thường xuyên vệ sinh nhà cửa và môi trường xung quanh sạch sẽ.

– Lựa chọn nguồn nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt.

– Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, ăn chín uống sôi, sử dụng thực phẩm có xuất xứ rõ ràng, không sử dụng các thực phẩm ôi thiu, ẩm mốc…

– Thiết lập lối sống điều độ, tập luyện thể dục mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

– Nâng cao ý thức phòng tránh lây nhiễm HP. Nếu trong gia đình có người nhiễm bệnh thì không dùng chung vật dụng sinh hoạt cá nhân (bàn chải đánh răng, cốc…), bát, đũa, thìa với người bệnh,…

– Lựa chọn cơ sở y tế uy tín để nội soi dạ dày tá tràng, nội soi tai mũi họng, khám nha khoa. Cơ sở y tế cần đảm bảo khu vực nội soi sạch sẽ, dụng cụ được khử khuẩn theo đúng quy định của Bộ Y tế, giúp ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP cũng như các bệnh truyền nhiễm khác.

6. Giải đáp một số thắc mắc về con đường lây nhiễm của vi khuẩn HP

6.1. Vi khuẩn HP có lây qua đường tình dục không?

Vi khuẩn HP không lây nhiễm qua đường tình dục, đường máu. Tuy nhiên, vi khuẩn Hp tồn tại trong trong dịch vị dạ dày, nước bọt, khoang miệng nên quan hệ tình dục bằng miệng, các cử chỉ thân mật ôm hôn hoàn toàn có khả năng lây nhiễm HP với tỷ lệ nhất định.

Vi khuẩn HP có lây qua đường tình dục không?

Vi khuẩn HP không lây nhiễm qua đường tình dục nhưng các cử chỉ thân mật ôm hôn hoàn toàn có khả năng lây nhiễm HP với tỷ lệ nhất định

Ngoài ra, theo các dữ liệu nghiên cứu trước đây cho thấy hoạt động quan hệ tình dục ở những người đồng tính nam (quan hệ bằng đường miệng – hậu môn) hoặc quan hệ tình dục bằng miệng qua hậu môn hay âm đạo ở những người có vi khuẩn HP thì khả năng lây nhiễm cho bạn tình là có thể.

6.2. Khuẩn HP có lây truyền từ mẹ sang con trong không?

Theo nghiên cứu thì thai nhi sẽ không bị nhiễm khuẩn HP trong quá trình mẹ mang thai. HP chỉ lây truyền qua những tiếp xúc có liên quan đến đường tiêu hóa.

Tuy nhiên, sau khi em bé chào đời thì nguy cơ lây nhiễm HP từ người mẹ hoặc người thân xung quanh là rất lớn. Các hành động như thơm môi, mặt trẻ, mớm thức ăn,.. hoặc môi trường sống của trẻ kém vệ sinh có thể tạo điều kiện để khuẩn HP xâm nhập và tấn công dạ dày của trẻ.

6.3. Hôn nhau có lây vi khuẩn HP không?

Theo các con đường lây nhiễm của vi khuẩn HP đã nêu trên, thì vi khuẩn HP có thể lây nhiễm qua đường miệng thông qua hoạt động tiếp xúc nước bọt như hôn nhưng nguy cơ thấp.

Khi hôn, lượng nước bọt của cả hai người sẽ được tiết ra và trao đổi cho nhau qua đường miệng, do đó nếu một người bị nhiễm vi khuẩn HP thì có thể lây nhiễm cho đối phương. Tuy nhiên khả năng truyền nhiễm vi khuẩn HP khi hôn là không cao.

Để phòng tránh vi khuẩn HP cũng như các loại virus, vi khuẩn tồn tại trong khoang miệng bạn cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách mỗi ngày.

6.4. Vi khuẩn HP có lây cho trẻ em không?

Ở Việt Nam, trẻ em là đối tượng nguy cơ cao nhiễm vi khuẩn HP cao. Thậm chí, có những trẻ bị nhiễm HP khi chỉ mới 2 tuổi. Đây là trường hợp trẻ bị nhiễm khuẩn HP từ người mẹ qua đường mớm thức ăn bón cho con.

Vi khuẩn HP có lây cho trẻ em không?

Nếu cha mẹ nhiễm HP thì việc ôm hôn trẻ sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm HP cho trẻ

Trẻ chỉ cần tiếp xúc với nguồn bệnh sẽ rất dễ bị nhiễm HP, có thể đến từ những vấn đề vệ sinh như: ăn thực phẩm không được làm sạch hay nấu chín kỹ; uống nước bị nhiễm khuẩn; thói quen không rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; tiếp xúc nước bọt qua việc ôm hôn, dùng chung bàn chải đánh răng, cốc uống nước…

Những thông tin trong bài viết trên đã giải đáp thắc mắc vi khuẩn HP có lây không cũng như chỉ rõ các con đường lây nhiễm của vi khuẩn HP và cách phòng tránh. Hy vọng sẽ hữu ích cho bạn đọc để nắm được biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm loại vi khuẩn này, đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Để được giải đáp các thắc mắc khác về vi khuẩn HP, test HP dạ dày, điều trị HP dạ dày cũng như đặt lịch khám cùng chuyên gia tiêu hóa hàng đầu tại CT Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc, khách hàng vui lòng liên hệ Hotline: 0969.566.115.

CT Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc

122 Nguyễn Tất Thành, Phường Liên Bảo, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc

Website: https://benhvienvinhphuc.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/phongkham.benhvienquoctevinhphuc

 

Ảnh poup
Đăng ký ngay

    Chúng tôi cam kết không chia sẻ thông tin cá nhân của bạn cho bên thứ 3

    Giờ làm việc

    1900 888 656
    Đặt lịch khám