Ngày hội sức khỏe - Chăm sóc & tư vấn miễn phí

Nội soi ruột non: Phương pháp “vàng” tầm soát bệnh lý ở ruột non

Hoa Nguyễn Thị
201

Nội soi ruột non là một trong những phương pháp được chỉ định cho bệnh nhân có dấu hiệu tổn thương hoặc gặp bệnh lý liên quan đến ruột non. Để hiểu rõ hơn về phương pháp này, mời bạn tham khảo những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây, được chia sẻ từ bác sĩ khoa Nội soi tiêu hóa của CT Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc.

1. Ruột non là gì?

Ruột non là một bộ phận của hệ tiêu hóa, nối giữa ruột già và dạ dày, có chiều dài trung bình từ 5 – 9m. Đây là bộ phận dài nhất trong cơ thể, gồm ba phần: tá tràng, hỗng tràng, hồi tràng.

Ruột non là cơ quan nào?

Ruột non là một bộ phận của hệ tiêu hóa, nối giữa ruột già và dạ dày

Nhiệm vụ hằng ngày của ruột non là tiêu hóa và hấp thu lượng lớn thức ăn. Phần lớn chất dinh dưỡng sẽ được hấp thu ở ruột non. Theo tính toán, lượng dịch hằng ngày tại ruột non giao động từ 8 – 9 lít, bao gồm cả dịch tiêu hóa và dịch thức ăn. Khoảng 7,5 lít dịch sẽ được ruột non hấp thu, phần còn lại chuyển xuống ruột già.

2. Tầm quan trọng của nội soi ruột non

Theo đánh giá của các chuyên gia, nội soi ruột non hiện là giải pháp hiệu quả nhất để kiểm tra và phát hiện các dấu hiệu bất thường tại ruột non, cũng như giúp tầm soát ung thư ruột non một cách chính xác. 

Chính vì vậy, ngay cả khi cơ thể không có các dấu hiệu bất thường, bạn cũng nên thực hiện nội soi định kỳ 6 tháng/lần để bảo vệ và theo dõi tình trạng sức khỏe của mình một cách tối ưu nhất.

3. Các phương pháp nội soi ruột non

3.1.Nội soi ruột non bằng viên nang

Nội soi ruột non bằng viên nang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không can thiệp, được thực hiện bởi viên nang nội soi gắn camera nhỏ, có thể ghi lại 3 hình/giây trong vòng 11 giờ. Viên nang nội soi có kích thước nhỏ 11mm x 24mm và camera có góc quay rộng lên đến 150 độ. Hình ảnh ruột non thu được từ camera rất rõ nét với kích thước 102,400 pixels (320×320).

Nội soi ruột non bằng viên nang

Hình ảnh viên nang nội soi có gắn camera bên trong

Nội soi ruột non bằng viên nang thường được chỉ định để kiểm tra, xác định vị trí chảy máu ẩn và theo dõi khối u trong ruột non. Người bệnh sẽ uống viên nang và nó sẽ di chuyển qua thực quản, dạ dày xuống ruột non đến ruột già.

3.1.1.Chỉ định và chống chỉ định của nội soi ruột non bằng viên nang

** Các trường hợp được chỉ định nội soi viên nang gồm:

– Chẩn đoán, đánh giá tình trạng khối u tại ruột non;

– Xác định vị trí xuất huyết tiêu hóa;

– Chẩn đoán các bệnh lý ruột non gồm: khối u, viêm loét, nguyên nhân và vị trí chảy máu,…

** Chống chỉ định nội soi viên nang cho những trường hợp sau:

– Bị hẹp hoặc tắc ống tiêu hóa;

– Đang bị hoặc có tiền sử bị chảy máu dạ dày;

– Bị bệnh động kinh;

– Đang dùng máy khử rung, máy trợ tim và thiết bị y tế khác, do các thiết bị này có thể gây nhiễu tín hiệu của camera trong viên nang;

– Phụ nữ đang mang thai và trẻ em dưới 10 tuổi.

3.1.2. Ưu điểm và nhược điểm của nội soi viên nang

**Ưu điểm:

– Không gây cảm giác khó chịu, đau đớn;

– Người bệnh có thể ăn uống, sinh hoạt và làm việc bình thường sau khi uống viên nang nội soi;

– Hình ảnh 3D thu được từ camera rõ nét, không chỉ quan sát ruột non mà còn toàn bộ thực quản, dạ dày, đại trực tràng;

– Không sử dụng chất gây tê hoặc gây mê nên không lo ngại biến chứng khi nội soi;

– Giảm nguy cơ lây nhiễm chéo;

Hình ảnh hệ tiêu hóa qua nội soi bằng ruột non

Hình ảnh 3D thu được từ camera của viên nang rất rõ nét

** Nhược điểm:

– Do viên nang lưu thông thụ động một chiều trong ống tiêu hóa nhờ nhu động ruột nên hạn chế khả năng quan sát một số vùng của dạ dày và đại tràng. Chính vì vậy, phương pháp này chỉ áp dụng trong chẩn đoán bệnh lý ruột non.

– Chất lượng hình ảnh thu được từ viên nang nội soi kém hơn so với nội soi ống mềm. 

– Khả năng di chuyển của viên nang phụ thuộc vào sự co bóp của ruột. Nếu viên nang di chuyển nhanh sẽ bỏ sót các vị trí bất thường, nếu di chuyển quá chậm có thể bị hết pin khi chưa ghi hình đầy đủ.

– Viên nang có thể bị kẹt do bệnh lý gây hẹp ống tiêu hóa ngoài dự đoán như viêm ruột, khối u. Khi đó, bác sĩ sẽ phải phẫu thuật để lấy máy ra, đồng thời xử trí vị trí bất thường đó.

– Viên nang nội soi không có khả năng sinh thiết như nội soi bằng ống mềm nên phương pháp này không thu được bằng chứng về giải phẫu bệnh học.

– Viên nang không thể xử lý được các tổn thương trong ống tiêu hóa mà cần thực hiện nội soi tiêu chuẩn hoặc phẫu thuật để điều trị các tổn thương này.

– Viên nang nội soi chỉ sử dụng một lần, chi phí cao so với các phương pháp nội soi khác.

Tham khảo: Nội soi đường ruột

3.1.3.Quy trình thực hiện nội soi ruột non bằng viên nang

– Người bệnh được hướng dẫn nuốt một viên nang có kích thước như một viên thuốc con nhộng. Camera được gắn trên thiết bị sẽ phát sáng, ghi lại hình ảnh đường ruột và truyền vô tuyến qua da.

– Viên nang từ miệng xuống thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và hậu môn và kéo dài từ 8 – 10 giờ. Sau đó, viên nang sẽ được đào thải qua đại tiện. Thời gian nội soi viên nang dao động khoảng 11 – 12 giờ tùy thuộc vào hoạt động đào thải của người bệnh.

– Hình ảnh viên nang thu được sẽ lưu lại và gửi trực tiếp đến phần mềm chuyên dụng của bác sĩ. Trong thời gian viên nang tồn tại trong cơ thể, người bệnh vẫn sinh hoạt bình thường nhưng cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

3.1.4. Lưu ý khi thực hiện nội soi ruột non bằng viên nang

– Nội soi ruột non bằng viên nang được đánh giá là rất an toàn, tỷ lệ tai biến rất thấp (dưới 1%). Tuy nhiên, nếu có triệu chứng đau bụng hoặc buồn nôn, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ.

– Người bệnh phải đeo dây đai gắn máy ghi dữ liệu trong 12 giờ sau khi uống viên nang. Sau 4 tiếng uống viên nang, người bệnh có thể ăn nhẹ. Tránh ăn kẹo cao su trong quá trình nội soi.

– Viên nang cần được kiểm tra đèn tín hiệu của bộ thu, đèn báo nhận dữ liệu và pin trước khi nuốt vào cơ thể để đảm bảo hoạt động ổn định, tránh ảnh hưởng kết quả thăm khám.

– Viên nang sẽ xuống ruột non sau khoảng 8 giờ từ khi được nuốt, khi đó người bệnh có thể ăn uống bình thường. 4 giờ tiếp theo, viên nang được đào thải khỏi cơ thể, hoàn thành quá trình nội soi.

3.2. Nội soi ruột non bóng đơn

3.2.1.Nội soi ruột non bóng đơn là gì?

Nội soi bóng đơn là kỹ thuật nội soi ruột non cải tiến được ứng dụng trong y khoa từ năm 2007. Nó có cấu tạo gồm một bóng duy nhất gắn vào đầu overtube. Thiết bị có thể đi từ miệng xuống ruột non với độ sâu lên tới 80cm nên có thể thực hiện nội soi từ hậu môn qua đại tràng đến phần cuối của hỗng tràng.

Nội soi ruột non bóng đơn

Nội soi bóng đơn giúp quan sát toàn bộ ruột và niêm mạc ruột non dễ dàng hơn so với các phương pháp nội soi thông thường

 

Nội soi bóng đơn giúp quan sát toàn bộ ruột và niêm mạc ruột non dễ dàng hơn so với các phương pháp nội soi thông thường. Đặc biệt, kỹ thuật này không chỉ quan sát được tổn thương tại các góc khó nhận biết của ruột non mà còn có thể can thiệp khi phát hiện tổn thương đó.

3.2.2. Chỉ định và chống chỉ định nội soi bóng đơn?

** Chỉ định nội soi ruột non bằng bóng đơn trong các trường hợp:

– Sinh thiết tổn thương được phát hiện tại ruột non thông qua nội soi viên nang;

– Xuất huyết tiêu hóa nghi ngờ tổn thương ruột non;

– Chẩn đoán khối u, Crohn ruột non;

Crohn ruột non

Nội soi ruột non bóng đơn có thể giúp chẩn đoán khối u, Crohn ruột non

– Kiểm tra nguyên nhân tắc ruột, lấy dị vật ở ruột non;

– Chẩn đoán và điều trị tổn thương làm hẹp ruột non;

** Các trường hợp chống chỉ định nội soi ruột non bóng đơn bao gồm:

– Nghi ngờ thủng tạng rỗng; phình, tách động mạch chủ; hội chứng mạch vành cấp;

– Người bệnh suy hô hấp, suy tim, tăng huyết áp chưa kiểm soát được;

– Người rối loạn tâm thần không hợp tác;

– Chống chỉ định tương đối cho người tụt huyết áp tâm thu dưới 90mmHg.

3.2.3. Ưu điểm và nhược điểm của nội soi bóng đơn

**Ưu điểm:

– Phạm vi quan sát rộng: Nội soi bóng đơn có thể tiếp cận từ miệng xuống gần toàn bộ ruột non. Bác sĩ có thể soi ngược dòng từ dưới lên qua đại tràng đến ruột non.

– Bác sĩ có thể đánh dấu vị trí của tổn thương, sinh thiết, cắt polyp, chích cầm máu,…trong quá trình nội soi. Đây là điểm vượt trội của nội soi bóng đơn so với nội soi viên nang.

– Máy soi tiến vào ruột một cách chủ động và hiệu quả nhờ khả năng bơm căng và xả xẹp của bóng đơn giúp kéo rút ruột lại từng đoạn.

**Nhược điểm:

Quá trình nội soi thường tốn nhiều thời gian. Người bệnh cần phải gây mê toàn thân trong suốt quá trình thực hiện.

3.2.4. Quy trình thực hiện nội soi ruột non bằng bóng đơn

– Người bệnh nằm nghiêng trái, chân phải co, chân trái duỗi và gây mê theo chỉ định của bác sĩ. Tiếp theo, người bệnh sẽ ngậm canuyn, máy nội soi và bóng sẽ được qua đường miệng.

– Khi máy soi xuống tới hang vị, kỹ thuật viên sẽ luồn overtube  theo đúng quy chuẩn. Máy soi tiếp tục đi xuống dạ dày, tá tràng và ruột non. Bác sĩ ra y lệnh chụp ảnh tổn thương và thực hiện các thủ thuật cần thiết.

– Nội soi bóng đơn ngược dòng được thực hiện qua đường hậu môn. Máy soi sẽ đi qua đại tràng, van hồi manh tràng đến ruột non để quan sát. Dù thực hiện nội soi bóng đơn qua đường miệng hay đường hậu môn đều cho phép khảo sát toàn bộ niêm mạc ruột non.

3.2.5. Lưu ý khi thực hiện nội soi bóng đơn

– Một tuần trước khi nội soi, người bệnh không uống thuốc chứa chất sắt. Người bệnh đái tháo đường sẽ được kiểm soát bằng insulin theo chỉ định của bác sĩ.

– Người bệnh không nên ăn những thực phẩm cứng, rắn, khó tiêu hóa 1 ngày trước khi nội soi, nên ăn thực phẩm mềm và uống nhiều nước lọc. Hai giờ trước khi nội soi bóng đơn, người bệnh không ăn uống bất cứ thứ gì.

Thực phẩm chiến rán gây đầy bụng

Người bệnh không nên ăn những thực phẩm gây đầy bụng, khó tiêu trước khi nội soi

– Người bệnh cần làm sạch ống tiêu hóa nếu nội soi qua đường hậu môn. 

– Sau khi nội soi, người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng khó chịu ở cổ họng, tức bụng. Tuy nhiên, đây triệu chứng bình thường và sẽ biến mất sau đó nên bạn không cần lo lắng. Nếu xuất hiện triệu chứng bất thường như chảy máu, mạch chậm… bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.

3.3. Nội soi ruột non bóng kép

3.3.1. Nội soi ruột non bằng bóng kép là gì?

Nội soi ruột non bằng bóng đôi là kỹ thuật được phát minh bởi GS Hirononi Yamamoto vào năm 2001. Kỹ thuật này dựa trên nguyên lý sử dụng hai bóng được gắn trên đầu ống soi và overtube có thể được bơm hơi và làm xẹp bởi hệ thống bơm có điều khiển. 

Từ khi ra đời đến nay, kỹ thuật này được phát triển hoàn thiện và có nhiều ứng dụng trên lâm sàng trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý ở ruột non.

3.3.2. Chỉ định và chống chỉ định nội soi bóng kép trong trường hợp nào?

** Nội soi bóng kép được chỉ định trong trường hợp:

– Sinh thiết tổn thương ở ruột non sau khi tiến hành nội soi bằng viên nang phát hiện được;

– Chảy máu nghi ngờ tổn thương ruột non;

– Chẩn đoán và điều trị các tổn thương làm hẹp ruột non;

– Chẩn đoán khối u ruột non;

– Bệnh Crohn ruột non;

– Lấy dị vật ở ruột non;

– Kiểm tra nguyên nhân gây tắc ruột;

– Soi đại tràng các trường hợp khó.

Nội soi ruột non bóng kép

Nội soi ruột non bóng kép được chỉ định để kiểm tra nguyên nhân gây tắc ruột

** Chống chỉ định nội soi ruột non bóng kép

– Nghi ngờ hội chứng mạch vành cấp;

– Tăng huyết áp chưa kiểm soát

– Nghi ngờ thủng tạng rỗng;

– Nghi ngờ phình, tách động mạch chủ;

– Bệnh nhân suy hô hấp;

– Bệnh nhân suy tim nặng;

– Bệnh nhân rối loạn tâm thần không hợp tác;

– Chống chỉ định tương đối: tụt huyết áp HA tâm thu < 90mm Hg;

3.3.3. Quy trình thực hiện nội soi ruột non bóng kép

– Bệnh nhân được gắn mắc monitor theo dõi, gây mê theo chỉ định của bác sĩ.

– Nội soi bóng kép qua miệng, bệnh nhân nằm tư thế nghiêng trái, chân trên co, chân dưới duỗi, ngậm canyul.

– Bác sĩ đưa máy soi và bóng có bôi trơn qua đường miệng, khi máy soi vào tới hang vị y, điều dưỡng tá luồn overtube với kỹ thuật đẩy kéo dựa trên nguyên lý: bóng ở phần đầu giữ chặt vào thành ống tiêu hóa giúp máy soi đi vào sâu hơn mà không bị cuộn máy, bóng thứ hai giúp máy không bị kéo ra ngoài khi thao tác overtube quan sát niêm mạc dạ dày hành tá tràng và tá tràng, ruột non. Bác sĩ ra y lệnh chụp ảnh tổn thương, hoặc sinh thiết nếu cần.

– Nội soi bóng kép qua đường hậu môn, bác sĩ sẽ đưa máy qua đại tràng qua van hồi manh tràng đến vị trí ruột non, quan sát tổn thương ở niêm mạc ruột non.

– Nội soi ruột non bằng bóng kép qua đường miệng và đường hậu môn đều cho phép khảo sát toàn bộ niêm mạc ruột non.

3.3.4. Lưu ý khi thực hiện nội soi bóng đơn

– Bệnh nhân trên 60 tuổi, nghi ngờ có bệnh lý tim – phổi mạn tính cần làm điện tâm đồ và X-quang tim phổi;

– Thực hiện nội soi bóng kép qua đường miệng bệnh nhân cần nhịn ăn;

– Chuẩn bị nội soi bóng kép qua đường hậu môn bệnh nhân cần được thụt tháo, hoặc uống thuốc làm sạch đại tràng.

Nội soi ruột non là giải pháp hữu hiệu giúp tầm soát và xử trí các tổn thương, bệnh lý tại ruột non. Trên thực tế, cơ quan này ít gặp các bất thường hơn so với dạ dày và đại tràng. Tuy nhiên bạn vẫn nên tiến hành nội soi định kỳ để đảm bảo bộ phận này hoạt động trơn tru và khỏe mạnh.

Để được tư vấn về dịch vụ nội soi ruột non nói riêng cũng như nội soi tiêu hóa nói chung và đặt lịch khám cùng chuyên gia tiêu hóa tuyến trung ương, khách hàng vui lòng liên hệ Hotline: 0969.566.115

CT Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc

122 Nguyễn Tất Thành, Phường Liên Bảo, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc

Website: https://benhvienvinhphuc.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/122nguyentatthanh

Email: phongkhamvinhphuc1@gmail.com.

Ảnh poup
Đăng ký ngay

    Chúng tôi cam kết không chia sẻ thông tin cá nhân của bạn cho bên thứ 3

    Giờ làm việc

    1900 888 656
    Đặt lịch khám